Mâm cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì 2024?
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu được các nghệ sĩ tổ chức đều đặn hàng năm. Vậy giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu? Mâm cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì? Cách cúng tổ nghề sân khấu ra sao? Văn khấn cúng tổ nghề sân khấu như thế nào? Để giải đáp được những câu hỏi này, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.
Lễ vật và văn khấn cúng tổ nghề sân khấu 2024
- 1. Ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của ngày cúng giỗ tổ ngành sân khấu
- 2. Thời gian diễn ra cúng giỗ tổ nghề sân khấu
- 3. Mâm cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì?
- 4. Lễ vật cúng tổ nghề sân khấu
- 5. Cách cúng tổ nghề makeup
- 6. Cách cúng tổ nghề sân khấu của nghệ sĩ Việt
- 7. Cách cúng tổ nghề sân khấu theo phong tục tập quán
- 8. Văn khấn cúng tổ nghề sân khấu
- 9. Ông tổ nghề sân khấu là ai?
1. Ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của ngày cúng giỗ tổ ngành sân khấu
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu hay còn gọi giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày thực hiện nghĩ lễ cúng giỗ, tỏ lòng biết ơn những người có công sáng tạo, xây dựng và phát triển nên loại hình nghệ thuật sân khấu.
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu là một dịp trọng đại mà bất kì ai làm trong nghề sân khấu cũng luôn hướng về, dù cho dịp đó công việc có bận rộn đến cỡ nào đi chăng nữa. Bởi trong tâm thức họ luôn tâm niệm, nếu không bày tỏ lòng thành kính đối với tổ nghề thì công việc sẽ không được thuận lợi, sẽ không gặp được nhiều may mắn, lận đận trong nghề. Vô tình chung tất cả những điều tâm linh này lại rất trùng hợp trong cuộc sống đời thực, cho nên vào ngày này mọi người đều dành ra thời gian, sắm sửa lễ vật thật chu toàn và tới dâng hương ở trước bàn thờ tổ nghề sân khấu.
Bên cạnh đó, giỗ tổ ngành cũng là dịp mà các nghệ sĩ thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những vị trưởng bối đi trước bằng hành động thăm hỏi, động viên khi tới thăm nhà. Có lẽ vì thế mà cho đến ngày hôm nay, ý nghĩa của ngày giỗ tổ ngành sân khấu theo cách gọi mới đã có thêm ý nghĩa nhân văn, trở nên gần gũi và ấm áp hơn.
2. Thời gian diễn ra cúng giỗ tổ nghề sân khấu
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam.
Lễ cúng giỗ tổ nghề sân khấu được diễn ra trong suốt 3 ngày. Đó là ngày mùng 10, ngày 11 và ngày 12/8 theo âm lịch. Ngày giỗ chính là 12/8 âm hàng năm.
Tuy vậy đối với một số ngành nghề, sẽ có sự sai lệch đôi chút về ngày cúng tổ nghề.
- Ví dụ như giỗ tổ nghề trang điểm nếu tổ chức lễ cúng lớn sẽ diễn ra trong 3 ngày là 11, 12, 13 tháng 8 âm lịch. Và ngày 12/8 cũng là ngày làm lễ chính.
Đối với những người chỉ làm lễ cúng giỗ tổ nghề sân khấu nhỏ thì chỉ cần tổ chức lễ cúng vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm là được.
3. Mâm cúng tổ nghề sân khấu gồm những gì?
Trên bàn thờ tổ nghiệp sân khấu các nghệ sĩ thường chuẩn bị lễ vật chủ yếu là:
- Heo quay, gà luộc và xôi.
- Trái cây: quả quýt, quả mãng cầu, quả thanh long, quả nhãn hồng. Đặt biệt, có một số lễ vật thường kị không cúng tổ đó là quả táo, quả bom, quả cam lê, bánh kem, hoa lay ơn đỏ, hoa lay ơn trắng và bánh trung thu.
Thông thường, anh chị em nghệ sĩ chuẩn bị heo quay. Điều này không chỉ mang ý nghĩa biết ơn đến tổ nghiệp luôn phù hộ công việc luôn được suôn sẻ. Ngoài ra, sau khi cúng xong, ban tổ chức có thể dùng heo quay để đãi tiệc giỗ cho khách tham dự.
Đối với giỗ tổ nghề makeup, mâm cúng sẽ có đôi phần khác biệt trong 3 ngày cúng, để tìm hiểu rõ hơn, bạn đọc tham khảo nội dung phần tiếp theo.
4. Lễ vật cúng tổ nghề sân khấu
Cúng tổ nghề sân khấu tại nhà
Dù cúng tổ nghề sân khấu tại nhà hay nhà thờ tổ nghiệp, chỗ làm việc, lễ vật cúng tổ nghề sân khấu cũng thường có:
- 1 mâm ngũ quả.
- 1 lọ hoa tươi.
- 1 ván xôi
- 1 con heo sữa quay.
- 1 con gà luộc.
- 5 đĩa xôi.
- 5 bát cháo trắng hoặc 5 đĩa bánh chay.
- 5 bát chè.
- Muối.
- Gạo.
- Nước.
- Trầu cau.
- Nhang, đèn.
- Tiền vàng.
5. Cách cúng tổ nghề makeup
Đối với cúng giỗ tổ nghề làm đẹp, makeup 3 ngày 11, 12, 13 tháng 8 thì lưu ý cách cúng như sau:
- Ngày 11 là ngày cúng chay
- Ngày 12 là ngày cúng heo quay
- Ngày 13 là ngày cúng gà
Tham khảo chi tiết ngày giờ và hướng dẫn cúng tổ nghề trang điểm tại bài viết:
6. Cách cúng tổ nghề sân khấu của nghệ sĩ Việt
Mỗi năm đến ngày giỗ tổ, các nghệ sĩ trong Nam, ngoài Bắc đều có những hoạt động để tôn vinh nghề và tưởng nhớ tổ nghiệp.
Các đơn vị và sân khấu thường tổ chức lễ giỗ tổ riêng nhưng thường có 3 hoạt động chính:
- Lễ dâng hương,
- Dâng hoa Tổ nghề;
- Lễ tri ân những nghệ sĩ cao tuổi, tưởng nhớ những nghệ sĩ đã qua đời và vinh doanh những nghệ sĩ đã có những đóng góp nổi bật; cuối cùng là những tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
Các nghệ sĩ khắp nơi hướng về tổ nghề. Đến với ngày giỗ tổ trang trọng, người mang hoa, người mang trái cây, người mang heo quay, người mang gà luộc dâng lên bàn thờ tổ để thể hiện lòng tôn kính đến tổ nghiệp, cầu mong tổ nghề phù hộ sự nghiệp gặp may mắn ngày càng phát triển.
7. Cách cúng tổ nghề sân khấu theo phong tục tập quán
Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ cúng tổ nghề sân khấu Việt Nam được thực hiện theo các bước sau đây:
- Trước ngày giỗ: Đây là khoảng thời gian mọi người chuẩn bị các lễ vật sao cho đầy đủ và đẹp nhất.
- Gần đến giờ làm lễ, những người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm tiến hành bài trí mâm cúng. Xôi gà được đặt ở chính giữa, phía Tây đặt bình hoa, phía đông đặt hoa quả, các lễ vật khác đặt ở giữa mâm cúng. Mâm được bày trí càng đẹp càng đem lại sự may mắn. Ngoài ra, mâm cúng thường được đặt ở ngoài trời khi cúng. Điều này sẽ giúp cho nghề sân khấu luôn hưng thịnh và gặt hái nhiều thành công.
- Đến giờ làm lễ: Lúc này người lớn tuổi nghề, người anh cả gạo cội có nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ tiến hành thắp hương, bái lạy. Tiếp theo đó là các nghệ sĩ khác lần lượt.
- Tiếp đến chủ lễ sẽ đọc văn khấn để mời tổ nghề và các vị thần đến tạ lễ. Khi đọc cần phải đọc to rõ ràng, tâm phải thành kính. Đọc xong bài khấn, chủ lễ vái tiếp 3 lần, rót 3 tuần rượu và 3 tuần nước.
- Cuối cùng khi hương tán vái 3 vái, rót tiếp 1 tuần rượu và nước, rồi đem tiền vàng đi hóa. Gạo và muối vãi ra đường cho các vong hồn thụ khoản, các lễ khác thì hạ lễ và thụ lộc.
8. Văn khấn cúng tổ nghề sân khấu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………………………………………………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
9. Ông tổ nghề sân khấu là ai?
Các tổ ngành sân khấu Việt có 3 vị hay còn gọi là tam vị thánh tổ gồm:
- Tiên Sư: Người khai sáng ra nghề sân khấu.
- Tổ Sư: Người nối tiếp và lưu truyền nghề.
- Thánh Sư: Người soạn tuồng.
Mỗi loại hình nghệ thuật lại có một vị tổ nghề sân khấu khác nhau. Cụ thể:
- Phạm Thị Trân là bà tổ nghề hát chèo Việt Nam và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam.
- Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn là các vị tổ của nghệ thuật sân khấu tuồng.
- ..............
Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại bài viết sau:
Trên đây HoaTieu.vn đã chia sẻ Mâm cúng tổ nghề sân khấu cần những gì? Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu sao cho đúng chuẩn phong tục cổ truyền. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc tham khảo để thực hiện nghĩ lễ cúng giỗ đúng chuẩn, thể hiện được tấm lòng thành của bản thân và mong cầu những điều hoan hỉ, may mắn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hoa Trịnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Văn khấn lễ Phật đản tại nhà 2023
Văn khấn tại nghĩa trang liệt sỹ 2024
Văn khấn cúng tổ nghề 2024 chuẩn nhất
Giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu 2024?
Văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà đầy đủ, chuẩn nhất
Top 3 mẫu Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu 2024 chuẩn nhất theo văn khấn cổ truyền
Bài cúng giỗ tổ nghề may
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công