Top 3 mẫu Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu 2024 chuẩn nhất theo văn khấn cổ truyền
Top 3 mẫu Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu 2024 đầy đủ, chuẩn nhất - Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam. Tết Trung Thu 15/8 là ngày tết trông trăng với các hoạt động treo đèn lồng, rước đèn, ngắm trăng và làm bánh như bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên. Vào dịp Tết Trung thu, mỗi gia đình lại là chuẩn bị lễ cúng thần linh và tổ tiên nhân ngày Rằm tháng 8. Sau đây là bài Văn khấn cúng Rằm Trung thu chuẩn nhất.
Rằm tháng 8 – tết Trung Thu còn được gọi là tết Trông Trăng. Cúng rằm Trung thu thể hiện phong tục tốt đẹp của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn của các gia đình người Việt thông qua những mâm cỗ cúng đầy đủ và đẹp mắt.
Văn khấn cúng Rằm tháng 8
- 1. Trung thu 2024 vào thứ mấy?
- 2. Mâm cỗ cúng Trung Thu gồm những gì?
- 3. Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu theo văn khấn cổ truyền Việt Nam số 1
- 4. Văn khấn ngày Rằm tháng 8 cúng Thổ Công, thần linh số 2
- 5. Bài cúng rằm tháng 8 số 3
- 6. Văn khấn Rằm tháng Tám cúng gia tiên
- 7. Cúng Rằm Tháng 8 Năm 2023 Giờ Nào Đẹp?
- 8. Ý nghĩa Tết Trung Thu
1. Trung thu 2024 vào thứ mấy?
Theo truyền thống từ xa xưa, trung thu được diễn ra vào ngày rằm tháng Tám Âm lịch hằng năm (hay ngày 15 tháng 8). Năm 2023 này, Tết trung thu sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 29 tháng 9 Dương lịch.
Tết Trung thu 2023 vào thứ Sáu ngày ngày 29/09/2023
2. Mâm cỗ cúng Trung Thu gồm những gì?
Lễ vật trong mâm cỗ Trung Thu, mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu bao giờ cũng phải có:
- Bánh nướng, bánh dẻo,
- Cốm, chuối, na, hồng, bưởi,…
- Và tất nhiên phảị có hương, hoa, đèn, nến.
Nhân dịp Tết Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng… để tỏ lòng biết ơn quí trọng.
3. Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu theo văn khấn cổ truyền Việt Nam số 1
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:..........................
Ngụ tại:………………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ.................., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
4. Văn khấn ngày Rằm tháng 8 cúng Thổ Công, thần linh số 2
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
5. Bài cúng rằm tháng 8 số 3
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
6. Văn khấn Rằm tháng Tám cúng gia tiên
Tham khảo chi tiết tại:
7. Cúng Rằm Tháng 8 Năm 2023 Giờ Nào Đẹp?
Chọn giờ đẹp để cúng Rằm tháng 8 sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, phước lành trong năm. Dưới đây là các khung giờ đẹp:
- Giờ Mão (5 giờ - 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.
- Giờ Tỵ (9 giờ - 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.
- Giờ Mùi (13 giờ - 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.
8. Ý nghĩa Tết Trung Thu
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục Việt, vào ngày 15/8 âm lịch, người lớn trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ (gồm có nhiều bánh trái) để dâng lên tổ tiên để bày tỏ sự thành kính đối với những người thân đã khuất trong gia đình. Đồng thời đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, trò chuyện và ăn uống bên nhau. Cũng vì lẽ đó, Tết Trung thu còn gọi là Tết Đoàn Viên.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Các em thiếu nhi có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
Trung Thu được coi là một ngày hội lớn, đặc biệt với người Á Đông nói chung và đồng bào các dân tộc (đặc biệt là dân tộc thiểu số) ở Việt Nam nói riêng. Cùng với Tết Âm lịch, Tết Thanh minh, rằm tháng 7 thì rằm tháng 8 Tết Trung thu được coi là những ngày lễ lớn trong năm. Nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cúng và ăn lễ rất lớn trên khắp mọi miền đất nước.
Trên đây là Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu 2024 chuẩn nhất cùng cách chuẩn bị mâm cỗ cúng trung thu sao cho đẹp mắt và đầy đủ, thể hiện lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên nhân ngày Tết ý nghĩa này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn hóa
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật trẻ em 2016 Bảng A khối Tiểu học
Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 năm 2021 với chủ đề Đại dịch COVID-19
Lời dẫn chương trình đêm Giáng sinh tại giáo xứ 2024
Bài viết về ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 2024
Cách ăn chay Lễ Tro 2024
Top 14 bài bài phát biểu trong lễ xin dâu 2024 hay nhất