Không cúng cô hồn có sao không?

Cúng cô hồn trong ngày Rằm tháng 7 vẫn là phong tục truyền thống được nhiều gia đình người Việt lưu giữ cho đến ngày nay. Tuy nhiên không cúng cô hồn có sao không hay có nên cúng cô hồn hàng tháng không là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm khi gần đến ngày Rằm tháng 7.

Vào mỗi dịp Rằm tháng 7 hàng năm, chủ đề cúng Rằm tháng 7 lại được nhiều người gia đình quan tâm vì nếu cúng cô hồn sai cách thì sợ gặp phải những điều không hay mà không làm lễ cúng thì lại sợ không thành tâm. Sau đây là một số thông tin chia sẻ từ những người có kinh nghiệm về vấn đề có nên cúng cô hồn không, mời các bạn cùng tham khảo.

Không cúng cô hồn Rằm tháng Bảy có được không?

Lâu nay nhiều gia đình do còn lúng túng, chưa hiểu hết về các nghi lễ cúng Rằm tháng Bảy, trong đó có nghi lễ cúng cô hồn nên còn băn khoăn về việc có bắt buộc phải cúng cô hồn vào dịp Rằm tháng Bảy hay không.

Trả lời về vấn đề này, sư thầy Thích Diệu Nhã (chùa Linh sơn Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết: Trước hết phải khẳng định, việc cúng cô hồn hay vong linh là tùy vào cái tâm và việc làm phúc của mỗi gia chủ, hoàn toàn không có việc bắt buộc phải cúng cô hồn hay các vong linh vào mỗi dịp Rằm tháng Bảy hàng năm. Nếu gia đình nào biết cách làm lễ cúng này thì sẽ rất có lợi cho gia chủ đó. Còn nếu không biết cách làm thì có thể đăng ký nhờ nhà chùa sắm lễ vật hoặc tự mang lễ vật đến cúng cùng nhà chùa. Việc cúng lễ cô hồn có hai hình thức: Một là tại nhà, hai là tại chùa.

Cũng theo sư thầy Thích Diệu Nhã, nếu gia chủ nào không biết cách làm tại nhà cũng không nhờ nhà chùa thì không nên làm lễ cúng này vì nếu không biết cách tiễn các cô hồn, vong linh về cõi âm, các vong linh sẽ quanh quẩn trên cõi trần quấy đảo gia chủ.

Lễ vật cúng cô hồn

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa) Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời, không cúng trong nhà.

Lễ vật cúng cô hồn

Lễ cúng cô hồn được thực hiện thế nào?

Để thực hiện lễ cúng cô hồn, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.

Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng… Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.623
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm