Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Đồ cúng chúng sinh có ăn được không?  Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng được nhiều gia đình thực hiện trong tháng 7 âm lịch cùng với lễ cúng Rằm tháng 7. Vậy cúng cô hồn thì nên đặt ở đâu hay đồ cúng cô hồn xong thì làm gì? Có nên ăn đồ cúng cô hồn hay không? Đây đều là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Sau đây là một số thông tin về lễ cúng cô hồn 2023 sẽ giúp các bạn đọc giải đáp những câu hỏi trên đây.

Cúng cô hồn là một phong tục truyền thống lâu đời trong ngày Rằm tháng 7 của người Việt. Đây là nghi lễ cúng cho những người đã chết sống lang thang không nơi nương tựa. Chính vì vậy lễ cúng cô hồn mang ý nghĩa an ủi cho những linh hồn khốn khổ của những người đã khuất cơ nhỡ không có người thờ cúng. Đây cũng chính là ý nghĩa nhân văn cao đẹp của tục lệ cúng cô hồn.

Tuy nhiên một số bạn đọc có thắc mắc là sau khi cúng cô hồn xong thì đồ cúng để làm gì hay ăn đồ cúng cô hồn có sao không, có gặp xui xẻo gì không? Dưới đây sẽ là chia sẻ từ một số chuyên gia về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Cúng cô hồn đặt ở đâu?

Lễ cúng cô hồn bắt buộc phải làm ngoài nhà, cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, vỉa hè, ngã ba, cổng làng… tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm của người xưa làm thế sẽ rước vong vào nhà.

2. Đồ cúng chúng sinh có ăn được không?

Lý giải của nhà khoa học tâm linh Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người)

Các phẩm vật, đồ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch nói riêng và đồ cúng chúng sinh nói chung đều để ở ngoài trời lâu, nên bị nguội lạnh. Mâm cúng cô hồn thường đặt rất thấp, thậm chí đặt luôn dưới đất nên bụi bặm, rồi có khi bị côn trùng, ruồi bọ, kiến… bu vào nên không còn sạch sẽ, ăn vào sẽ không an toàn cho cơ thể. Vì thế hầu hết mọi người ngại, không dám ăn.

Với các vật phẩm cúng khác như bánh kẹo, trái cây còn vỏ, hoặc bao bì thì vẫn ăn được, nếu gia chủ không dùng thì đem cho người khác, hoặc bỏ vào thùng nước gạo, không nên vứt đi vì lãng phí.

Một số địa phương không đem đồ cúng cô hồn vào nhà, mà có tục giật đồ cúng cô hồn, tức người sống giành giật những mâm cúng - với quan niệm cho giành giật càng đông là đã “mua chuộc” được các cô hồn không đến quấy phá. Nếu không có ai giành giật thì đồ cúng sẽ được bỏ vào túi đem cho trẻ con, người nghèo, người ăn xin.

Đồ cúng chúng sinh có ăn được không

3. Lưu ý khi làm lễ cúng cô hồn Rằm tháng 7

Để việc cúng lễ cô hồn diễn ra suôn sẻ và giúp cho những cô hồn vất vưởng có thể nhận được vật phẩm thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

- Đặt lễ cúng cô hồn ở ngoài trời hoặc hàng lang trước cửa nhà hoặc nơi buôn bán, tuyệt đối không được đặt mâm cúng trong nhà.

- Các vật phẩm dùng để cúng cô hồn, sau khi cúng xong không nên dùng và không mang vào nhà.

- Sau khi cúng xong cần hóa áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy muối gạo rải ra xa 8 hướng.

- Chỉ nên cúng cô hồn vào khoảng sau 12 giờ trưa, tốt nhất là chiều tối. Bởi theo quan niệm dân gian thì từ khi mặt trời mọc cho đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau 12 giờ trưa đến tối là giờ âm khí.

- Lưu ý khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để đủ 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc và mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây nhang.

- Không nên để cho trẻ con, phụ nữ mang thai hay người già lại gần lễ cúng cô hồn vì đó là những đối tượng dễ bị cô hồn quấy rối và trêu chọc.

- Chỉ được đọc bài văn khấn cúng cô hồn khi diễn ra lễ cúng, tuyệt đối không đọc trước.

- Đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7, khi mua lễ vật thì tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên và quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

- Tuyệt đối không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho động vật tránh xa các mâm đồ cúng trong thời gian diễn ra lễ cúng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 5.519
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm