Nên làm gì vào Rằm tháng 7?

Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn trong năm của người Việt. Trong tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn. Theo quan niệm dân gian nhiều người vẫn coi trọng những điều kiêng kỵ và nên làm trong tháng 7 âm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn một số điều nên làm trong ngày Rằm tháng 7 để cầu mong được bình an, hạnh phúc trong cuộc sống.

1. Rằm tháng 7 là ngày gì

Rằm tháng 7 (15/07 Âm lịch): là (1) ngày xá tội vong nhân , là (2) ngày lễ Vu Lan ( lễ báo hiếu) , là (3) ngày Tết Trung nguyên .

Theo tín ngưỡng dân gian , rằm tháng 7 là xá tội vong nhân: là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa Ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan. Lễ hội Vu Lan không chỉ nhắc nhở con cháu đối với việc báo hiếu ông bà, cha mẹ mà còn hướng về cội nguồn để tỏ lòng thành biết ơn và báo ơn. Đó cũng là ngày Xá tội vong nhân, nhà nhà thành kính cầu xin xá tội vong nhân cho mọi linh hồn ông bà cha mẹ tổ tiên, cho những linh hồn cô đơn không nơi nương tựa được hưởng an vui nơi chín suối, và cầu bình an hạnh phúc cho mọi người...

 Rằm tháng 7 là ngày gì

2. Làm gì trong ngày Rằm tháng 7

- Nên sắp xếp thời gian đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.

- Nên hạn chế sát sinh các con vật. Đặc biệt không ăn thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, cá chép trong tháng 7 âm này.

- Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

- Theo đức tin tôn giáo nào thì nên chăm chỉ trì tụng, đọc kinh kệ.

- Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

- Nên tránh xa các cuộc xung đột.

- Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

- Nên đi chùa chiền, nhà thờ cầu xin sức khỏe, cầu bình an, cầu siêu…

- Sau ngày 17 âm và vào đầu tháng 8 âm lịch, nên dùng hỗn hợp ngũ vị hương được nấu từ 5 loại hương thơm của Hồi khô, quế khô, xả, hương nhu, mùi thơm (hoặc lá bưởi) kết hợp rượu ngâm gừng ( ngâm ít nhất 5 ngày) để thanh tẩy hoàn toàn trong căn nhà của mình. Cách làm này có tác dụng cân bằng sinh khí trong nhà.

3. Tháng 7 kiêng gì

- Không gội đầu đêm sau 23h

- Không treo chuông gió ở đầu giường hay trong không gian phòng ngủ.

- Người yếu bóng vía, trẻ nhỏ không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng 7 âm lịch, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

- Không cúng chúng sinh trong nhà, cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc không thì đăng ký cúng ở đình, chùa. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã. Sau khi cúng chúng sinh xong, khi bước vào cửa chính nam đi qua lửa 7 lần, nữ đi qua lửa 9 lần mới được đi vào nhà.

- Không ăn vụng đồ cúng.

- Không phơi quần áo vào ban đêm.

- Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau vì đó là điềm xấu.

- Không nên bơi lội vào ban đêm.

- Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược.

- Không nên đến gần cây đa, cây si trước nhà, nơi góc tường xó tối.

- Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường.

- Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, qua nghĩa trang không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau.

- Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, không gõ mâm gõ nồi thành tràng dài.

- Không chụp ảnh tại đình chùa, miếu mạo trong tháng 7 âm.

- Vợ chồng muốn cầu tự tránh khoảng thời gian từ 12/7 âm đến 18/7 âm.

- Không khởi công, động thổ, cất nóc, nhập trạch về nhà mới hay khai trương công ty cửa hàng.

- Không mua các phương tiện như xe máy, ô tô dùng để đi trong khoảng từ 12/7 âm đến 18/7 âm.

- Không mua bán nhà cửa, đất đai dùng để ở trong khoảng ngày từ 12/7 âm đến 18/7 âm.

- Những người có tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi luôn phải cẩn trọng trong tháng 7 âm lịch âm lịch vì đây là tháng Thân. Năm nay là năm Kỷ Hợi nên càng cần chú ý hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 375
0 Bình luận
Sắp xếp theo