Cúng Rằm tháng 7 2023 ngày nào tốt?

Cúng rằm tháng 7 năm 2023 ngày nào đẹp? Rằm tháng 7 2023 vào ngày nào dương lịch? Tháng 7 âm năm 2023 là tháng 8 dương. Rằm tháng 7 2023 năm nay sẽ rơi vào ngày 30/8/2023 tức thứ 4 trong tuần. Vậy cúng Rằm tháng 7 trước có được không hay cúng Rằm tháng 7 ngày nào đẹp? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm bởi không phải ai cũng có điều kiện làm lễ cúng rằm tháng 7 vào giữa tuần được. Sau đây là danh sách ngày đẹp cúng Rằm tháng 7, ngày tốt cúng Rằm tháng 7 để các bạn nắm được thắp hương rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt nhất nhé.

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ lớn trong năm được nhiều gia đình người Việt coi trọng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ danh sách các ngày đẹp cúng Rằm tháng 7 để các gia đình lựa chọn tiến hành làm lễ cúng ngày Rằm tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu sao cho trang trọng và thành kính nhất.

1. Thắp hương Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo Lịch Vạn niên năm 2023, ngày 12 tháng 7 tức ngày 27 tháng 8 dương lịch là ngày Đinh Tỵ; tức Can Chi tương đồng (Hỏa), là ngày cát, khởi công tạo tác mọi việc đều tốt. Các gia chủ có thể cân nhắc ngày này để làm lễ cúng Rằm tháng 7 vì ngày này rơi vào ngày chủ nhật, rất thuận lợi để chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng 7 được tươm tất hơn.

Thắp hương Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Đối với lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh, gia tiên, người ta thường không quá cầu kỳ việc tổ chức vào giờ nào bởi các lễ cúng này thành tâm là chủ yếu, miễn không để quá rằm là được.

Ngày hoàng đạo cúng Rằm tháng 7 2023

Ngày đẹp cúng Rằm tháng 7 năm 2023Giờ đẹp cúng Rằm tháng 7 năm 2022
Mùng 2/7 âm lịch (tức ngày 17/8/2023 dương)

Nhâm Dần (3h-5h); Quý Mão (5h-7h); Ất Tị (9h-11h); Mậu Thân (15h-17h); Canh Tuất (19h-21h); Tân Hợi (21h-23h)

Mùng 5/7 âm lịch (tức ngày 20/8/2023 dương)

Mậu Dần (3h-5h); Canh Thìn (7h-9h); Tân Tị (9h-11h); Giáp Thân (15h-17h); Ất Dậu (17h-19h); Đinh Hợi (21h-23h)

Mùng 7/7 âm lịch (tức ngày 22/8/2023 dương)

Canh Tý (23h-1h); Tân Sửu (1h-3h); Quý Mão (5h-7h); Bính Ngọ (11h-13h); Mậu Thân (15h-17h); Kỷ Dậu (17h-19h)

Ngày 8/7 âm lịch (tức ngày 23/8/2023 dương)

Giáp Dần (3h-5h); Ất Mão (5h-7h); Đinh Tị (9h-11h); Canh Thân (15h-17h); Nhâm Tuất (19h-21h); Quý Hợi (21h-23h)

Ngày 11/7 âm lịch (tức ngày 26/8/2023 dương)

Canh Dần (3h-5h); Nhâm Thìn (7h-9h); Quý Tị (9h-11h); Bính Thân (15h-17h); Đinh Dậu (17h-19h); Kỷ Hợi (21h-23h)

Ngày 12/7 âm lịch (tức ngày 27/8/2023 dương)

Tân Sửu (1h-3h); Giáp Thìn (7h-9h); Bính Ngọ (11h-13h); Đinh Mùi (13h-15h); Canh Tuất (19h-21h); Tân Hợi (21h-23h)

Ngày 14/7 âm lịch (tức ngày 29/8/2023 dương)

Bính Dần (3h-5h); Đinh Mão (5h-7h); Kỷ Tị (9h-11h); Nhâm Thân (15h-17h); Giáp Tuất (19h-21h); Ất Hợi (21h-23h)

2. Cúng Rằm tháng 7 bắt đầu từ ngày nào?

Rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào? Tháng 7 Âm lịch có 29 ngày và ngày Rằm tháng 7 chính là ngày 15/7 Âm lịch.

Rất nhiều người có cùng thắc mắc là nên cúng rằm tháng bảy vào ngày nào mới được, ngày 14 hay là ngày 15. Theo đúng những gì được biết thì cửa địa ngục được mở ra đến ngày 14, lúc các vong hồn được tha tội và được trở về trần gian nên bạn sẽ bố thí cho họ bằng việc cúng đồ ăn.

Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.

Lí do cúng Rằm tháng 7 trước ngày 15

Cúng Rằm tháng 7 từ 2-14 mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước, và thói quen này hình thành từ đời này sang đời khác.

Cúng cô hồn Rằm tháng 7

Theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian của người Việt. Ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” nên nhiều nhà có mâm cơm cúng ngay trước nhà. Để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian. Là “cúng cô hồn, “cúng thí thực” (tặng thức ăn).

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm cơm cúng. Cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn). Ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng)

3. Cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp?

Cúng Rằm tháng 7 sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 âm lịch mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Bạn có thể chọn ngày bất kỳ theo sắp xếp thời gian của mình cho hợp lý miễn sao cũng trước ngày 15 âm lịch mà được.

Tuy nhiên sau đây là một số ngày đẹp trong tháng 7 âm lịch Hoatieu xin sẻ để các bạn tham khảo thêm:

  • Ngày 17/8 (tức ngày 2/7 âm lịch)
  • Ngày 20/8 (tức ngày 5/7 âm lịch)
  • Ngày 22/8 (tức ngày 7/7 âm lịch)
  • Ngày 23/8 (tức ngày 8/7 âm lịch)
  • Ngày 26/8 (tức ngày 11/7 âm lịch)
  • Ngày 27/8 (tức ngày 12/7 âm lịch)
  • Ngày 29/8 (tức ngày 14/7 âm lịch)

4. Cúng Rằm tháng 7 buổi sáng hay buổi tối

Theo người xưa truyền đạt lại, vong hồn sống trong địa ngục nên khi gặp ánh sáng sẽ rất yếu nên nếu cúng cô hồn vào ban ngày thì vong hồn sẽ không thích ứng được. Do đó, khi bạn cúng chúng sinh thì bạn nên cúng vào chiều tối, với mâm cúng tổ tiên và thần linh thì bạn có thể cúng vào ban ngày, vào buổi trưa thì càng tốt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 13.913
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hoàng Kim Anh - Trùm Đất
    Hoàng Kim Anh - Trùm Đất

    Xem lại lịch đi

    Thích Phản hồi 08/08/22
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Bạn thấy không đúng ở đâu vậy bạn?

      Thích Phản hồi 09/08/22