Nghi thức cúng Rằm tháng 7

Cúng Rằm tháng 7 hàng năm là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên trong ngày Rằm tháng 7 nhiều gia đình còn thực hiện lễ cúng cô hồn. Vậy thứ tự cúng Rằm tháng 7 được thực hiện như thế nào. Sau đây là nghi thức cúng Rằm tháng 7 theo đúng phong tục truyền thống, Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

1. Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 năm 2022 vào ngày thứ Sáu, ngày 12 tháng 8 năm 2022 Dương lịch

Rằm tháng 7 (15/07 Âm lịch): là (1) ngày xá tội vong nhân, là (2) ngày lễ Vu Lan (lễ báo hiếu), là (3) ngày Tết Trung nguyên.

  • Rằm tháng 7 là Ngày xá tội vong nhân

Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng 7 là xá tội vong nhân: là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa Ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch), phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Tuy vậy, có nhiều nhà kinh doanh cho rằng, tháng 7 âm lịch cũng là tháng bắt đầu mua hàng để tích trữ bán trong dịp tết Nguyên đán.

  • Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan (lễ báo hiếu)

Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông).

  • Rằm tháng 7 là ngày tết Trung Nguyên (văn hóa Trung Hoa):

Trong văn hóa Trung Hoa, ngày rằm tháng bảy âm lịch thuộc Tiết Trung Nguyên và được gọi là Ngày Ma (hồn người chết) và tháng thứ bảy nói chung được coi là Tháng Ma (鬼月, Quỷ nguyệt), trong đó những con ma và linh hồn, bao gồm cả của tổ tiên đã qua đời, đến từ các cõi âm. Cùng với lễ Thanh Minh (vào mùa xuân) và Trùng cửu (vào mùa thu), con cháu còn sống tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên đã qua đời của họ, trong Lễ hội hồn ma, người chết được cho là về thăm những người sống.

Vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng và địa ngục và cõi người sống mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố.

Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy thường được cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.

Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn" , "cúng thí thực" (tặng thức ăn).

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm.

Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu , cốc gạo trộn lẫn với muối ... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Rằm tháng 7 là ngày gì

2. Thứ tự cúng Rằm tháng 7

Cúng gia tiên

  • Các bước cúng rằm tháng 7 cho gia tiên khu vực trong nhà.
  • Chuẩn bị mâm cúng lễ gia tiên và bài cúng với nội dung trên
  • Bày biện lễ vật và mâm cúng trước bàn thờ gia tiên
  • Thắp nhang và đèn cầy để chuẩn bị cúng mời các vị gia tiên
  • Đọc rõ ràng trong nội dung bài cúng gia tiên ngày rằm tháng 7
  • Khấn vái để mời gia tiên hưởng lễ vật và báo cáo ngày rằm
  • Sau khi cháy hết nhang thì mang lễ vật đi hóa vàng và tạ ơn.

Cúng chúng sinh

  • Các bước cúng rằm tháng 7 cho chúng sinh khu vực trước nhà như sau:
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật như ở phần trên với mâm cúng chúng sinh đầy đủ
  • Chuẩn bị cái bàn cao và sạch có khăn chải bàn càng tốt
  • Chủ nhà phải mang lễ vật ra trước cửa, ngoài sân.
  • Sắp xếp lễ vạt lên bàn cho ngăn nắp
  • Thắp nhang đèn để chuẩn bị làm lễ cúng
  • Lấy bài cúng cho chúng sinh đọc rõ ràng và rành mạch
  • Khấn vái và chờ đợi nhang cháy hết
  • Sau khi nhang đèn cháy thì tạ lễ mang lễ vật khô đi hóa vàng.
  • Mang lễ vật như vẩy cháo, rắc gạo, muối ngoài sân xung quanh nhà để gửi tới các chúng sinh.

3. Nghi thức làm lễ cúng Rằm tháng 7

Cúng cô hồn Rằm tháng 7

Thời gian: Có thể cúng từ ngày 2/7 đến 15/7 (âm lịch).

Lễ cúng cô hồn gồm:

- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Văn khấn cúng cô hồn: Bạn có thể đọc bài văn khấn cô hồn hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.

Cúng gia tiên Rằm tháng 7

Tùy theo các gia đình mà mâm lễ cúng gia tiên có thể là chay hoặc mặn nhưng đa số người dân sẽ làm cỗ mặn. Và cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể cúng các món ăn khác nhau để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.

Bên cạnh các món ăn mặn thì bạn có thể chuẩn bị hương hoa, trà quả, nến, vàng mã cùng những đồ vật dành cho người cõi âm được làm tượng trưng bằng giấy như quần áo, giày dép...

Cúng Phật ngày Rằm tháng 7

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người. Vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 1.423
0 Bình luận
Sắp xếp theo