Cách đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 2024
Vàng mã cúng Rằm tháng 7
Cúng Rằm tháng 7 là phong tục truyền thống lâu đời của nhiều gia đình người Việt. Lễ cúng Rằm tháng 7 thường được thực hiện từ mùng 2 đến 15 tháng 7 âm lịch. Trong ngày Rằm tháng 7 các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thịnh soạn để dâng lên tổ tiên cùng với các lễ vàng mã. Vậy cách hóa vàng ngày Rằm tháng 7 được thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Tục lệ đốt vàng mã cho người âm từ lâu đã là truyền thống của nhiều gia đình người Việt trong các dịp lễ tết, Rằm tháng 7 âm lịch. Trong ngày Rằm tháng 7, ngoài mâm cúng rằm tháng 7 dâng lên tổ tiên, chư Phật, các vị thần linh thì sắm vàng mã Rằm tháng 7 cũng là lễ vật được nhiều gia đình chú ý với mong muốn thể hiện sự quan tâm đến những người đã khuất. Vậy vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7 như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm được. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết cách chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng 7 cũng như cách hóa vàng mã Rằm tháng 7 đúng theo phong tục truyền thống.
1. Vàng mã cúng gia tiên Rằm tháng 7
Với mâm cúng gia tiên thì ông bà ta thường dùng tiền vàng mã, tiền âm phủ và các vật dụng được làm bằng giấy giống y chang so với đồ thật như quần áo, xe cộ, giày dép, mũ áo,… để gửi cho ông bà tổ tiên đã mất.
Người xưa quan niệm rằng, khi cúng gia chủ nên đốt nhiều tiền âm phủ một chút để người âm có thể mua được những món đồ mà học cần. Tuy nhiên, Mỗi thứ chỉ sắm vừa đủ không nên sắm nhiều vì nghĩ rằng đốt càng nhiều thì càng thể hiện sự hiếu thảo, ông bà tổ tiên dưới âm phủ càng được sống sung túc. Ý nghĩ và mong muốn thì tốt những việc đốt quá nhiều vàng mã lại không tốt còn gây lãng phí và không có tác dụng gì cho người cõi âm.
2. Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7
Nhiều người quan niệm ‘’trần sao âm vậy’’ nên thường mua sắm đồ cúng quá nhiều gây lãng phí. Điều này là không nên, nhất là khi xã hội ngày càng văn minh thì những hủ lậu cũng cần xóa bỏ, chỉ nên giữ lại những nét truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại.
Vậy cần sắm đồ lễ rằm tháng 7 thế nào cho đủ?
Vàng mã để cúng gia tiên cần có: lễ tiền vàng, tiền âm phủ, bộ quần áo mã, giày dép, mũ hài… Tất cả ghi tên những người đã khuất trong gia đình lên từng bộ mã để không bị nhầm lẫn. Khi ghi thông tin, không dùng từ “chết’’ mà chỉ ghi là ‘’đại nạn’’ vào năm nào thật rõ ràng.
Vàng mã để cúng chúng sinh gồm: thếp tiền vàng, tiền âm phủ, tiền chúng sinh (tiền trinh), quần áo, giày dép đủ màu sắc, kích cỡ. Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ và tiền chúng sinh (tiền trinh).
Chúng ta nên nhớ rằng việc thắp hương, khấn vái hay hóa vàng là thể hiện nét đẹp văn hóa, truyền thống ghi nhớ công đức của tổ tiên nhưng nó không phải là thước đo của lòng hiếu thảo. Công đức không thể hiện ở việc đốt ít hay nhiều vàng mã mà nó thể hiện ở tấm lòng. ‘’Tâm không tốt phong thủy vô ích’’, đôi khi chỉ cần ghi nhớ những món ăn, thức quả mà khi ông bà còn sống vẫn thích ăn để đem cúng, nói vài lời thương nhớ tới người thân đã mất mỗi dịp lễ, tết hay giỗ chạp đã là hiếu thảo rồi.
Với mâm cúng chúng sinh gia chủ thực hiện mâm cúng ngoài sân hoặc trước hiên nhà để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa.
3. Cách đốt vàng mã khi cúng rằm tháng 7
- Sau khi cúng lễ rằm tháng 7 xong, đến phần hóa vàng. Mang phần tiền và đồ lễ gia tiên để hóa trước cho khỏi nhầm lẫn, sau đó đến những đồ cúng chúng sinh.
- Mọi việc nên làm trước 11h30 trưa ngày 15/7 Âm lịch hoặc chọn giờ và ngày cúng hợp với tuổi của gia chủ. Tuyệt đối không cúng và hóa vàng sau ngày 15/7 Âm lịch vì khi đó cửa địa phủ đã đóng lại, cúng lễ cũng vô ích.
- Một số nơi còn đặt vài ba cây mía ở khu đốt vàng mã để người âm dùng làm đòn gánh mang hàng hóa đi theo.
- Khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, đốt đến đồ của ai thì đọc tên người đó lên. Tuyệt đối không gom lại một đống lẫn lộn rồi đốt, như vậy sẽ không thành tâm.
- Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng.
- Khi đốt vàng mã, gia chủ nên đốt chậm rãi, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không nên vội, không nên đốt nhanh một lần cho vào lửa rồi để đấy, thể hiện sự không thành tâm.
- Khi hóa vàng, gia chủ nên chọn ở sân trước nhà sạch sẽ để thực hiện. Nhang tàn gần hết mới được hóa vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
- Không được dội thẳng nước vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết.
Lưu ý:
Gia chủ không được dùng “cây khấn” vào vàng mã đang đốt, ông bà ta quan niệm rằng như thế sẽ nát hết phần tro.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024