Sáng kiến kinh nghiệm môn tin học THPT
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tin 11
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn tin học với đề tài rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong lập trình pascal cho học sinh lớp 11 sẽ là tài liệu tham khảo hiệu quả để làm sáng kiến kinh nghiệm dạy môn tin học cho giáo viên. Sau đây là chi tiết nội dung mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 11, mời các bạn cùng tham khảo.
MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU
2. TÊN SÁNG KIẾN
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
4. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG TẠO RA SÁNG KIẾN
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
7.1.1. Mục đích nghiên cứu
7.1.2. Bản chất đối tượng nghiên cứu
7.1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
7.1.4. Phương pháp nghiên cứu
7.1.5. Giới hạn về không gian của phương pháp nghiên cứu
7.2. Phần nội dung 3
7.2.1. Cơ sở lý luận 3
7.2.2. Cơ sở thực tiễn
7.2.3. Nội dung cụ thể
I. Lặp
II. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh FOR – DO
1. Cú pháp và hoạt động của câu lệnh For – do
2. Một số ví dụ
III. Lặp với số lần chưa biết trước
1. Cú pháp và hoạt động của lệnh lặp với số lần chưa biết trước
a. Câu lệnh While – do
b. Câu lệnh lặp repeat_until
2. Một số ví dụ
IV. Bài tập áp dụng
7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
10. LỢI ÍCH THU ĐƯỢC
11. DANH SÁCH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu của một trương trình là “việc điều khiển”, cụ thể là các cấu trúc điều khiển, cũng là thành tố kết hợp đồng thời giữa dữ liệu và tác vụ. Cấu trúc điều khiển là một trong các đặc trưng cơ bản của phương pháp lập trình cấu trúc. Trong đó người ta sử dụng ba cấu trúc điều khiển để tạo nên logic của chương trình. Mọi vấn đề về logic đều được giải quyết bằng cách sử dụng linh hoạt ba cấu trúc điều khiển là:
- Cấu trúc tuần tự
- Cấu trúc rẽ nhánh
- Cấu trúc lặp
Trong chương trình tin học lớp 11, các em học sinh đã được làm quen với lập trình có cấu trúc trong đó có cấu trúc lặp nhưng trong quá trình học tập và rèn luyện học sinh vẫn gặp phải một số khó khăn trong lập trình, chưa biết cách tối ưu hóa thuật toán, thậm chí còn mắc sai lầm khi lập trình giải các bài toán có sử dụng cấu trúc lặp. Vì những lý do trên tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức khái quát hơn về cấu trúc lặp và rèn luyện kỹ năng lập trình cho học sinh thông qua một số bài toán cụ thể.
2. TÊN SÁNG KIẾN
“Rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong lập trình Pascal cho học sinh lớp 11”
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ tên: Nguyễn Thị Nụ
4. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG TẠO RA SÁNG KIẾN
- Họ tên: Nguyễn Thị Nụ
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tin Học
- Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Lạc 2 – Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong lập trình Pascal giảng dạy môn Tin học lớp 11 và bồi dưỡng học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi các cấp môn Tin học.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
Từ ngày 01/08/2019
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
7.1.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học sinh giỏi môn Tin học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách có hiệu quả.
Góp phần gây hứng thú học tập môn Tin học cho học sinh tham gia thi chọn học sinh giỏi, tránh việc học thụ động, học vẹt. Giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách khoa học, củng cố và khắc sâu kiến thức.
Qua đề tài này tôi mong muốn cung cấp cho học sinh một những vấn đề mà các em đang gặp phải về kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong khi lập trình giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng lập trình.
7.1.2. Bản chất đối tượng nghiên cứu
Đưa ra hệ thống lý thuyết về cấu trúc lặp và ứng dụng cấu trúc lặp giải các bài tập trong ngôn ngữ lập trình Pascal giúp học sinh lĩnh hội tri thức, giúp các em tích cực, chủ động tích lũy kiến thức. Qua đó, học sinh phát triển được tư duy logic thông qua hệ thống bài tập giúp các em rèn luyện được tính tự giác, tính kỉ luật, thói quen tự học đó là những đức tính rèn luyện tốt của học sinh.
7.1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Cấu trúc lặp trong lập trình
- Phạm vi: Các vấn đề về cấu trúc lặp trong chương trình tin học lập trình trên ngôn ngữ Pascal.
7.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp
Nghiên cứu lí luận chung.
Khảo sát điều tra thực tế dạy học.
Tổng hợp đúc rút kinh nghiệm.
Cách thực hiện
Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ môn. Liên hệ thực tế trong nhà trường, áp dụng và đúc rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy. Thông qua việc giảng dạy trực tiếp học sinh lớp 11 và học sinh tham gia thi chọn học sinh giỏi môn Tin học khối 10 tại trường THPT Yên Lạc 2 năm học 2019 -2020.
7.1.5. Giới hạn về không gian của phương pháp nghiên cứu
Đề tài được đề cập với đồng nghiệp và thực nghiệm sư phạm qua các em học sinh lớp 11A2 và các em học sinh tham gia dự kì thi chọn học sinh giỏi môn Tin học lớp 10 năm học 2019-2020
7.1.6. Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã nghiên cứu đề tài này trong suốt quá trình giảng dạy và thực nghiệm đề tài này trong năm học 2019-2020.
7.2. Phần nội dung
7.2.1. Cơ sở lý luận
Cấu trúc lặp là là một trong ba cấu trúc cơ bản trong lập trình có cấu trúc. Tuy nhiên trước một bài toán lập trình tin học có các thao tác lặp đi lặp lại nhiều học sinh thường lúng túng, không biết nên lựa chọn và sử dụng câu lệnh lặp nào cho phù hợp với yêu cầu bài toán và tối ưu hóa thuật toán? Một số học sinh khá, giỏi có thể sử dụng cấu trúc lặp để mô tả nhưng đa số chưa biết tối ưu hóa thuật toán để giảm số lần lặp và điều đó gây tâm lý chán nản cho các em. Với tình hình ấy để giúp học sinh có kĩ năng tốt hơn trong việc sử dụng cấu trúc lặp để mô tả thuật toán, thì người giáo viên cần tăng cường rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp từ các các bài toán cơ bản quen thuộc mà các em đã biết, khai thác các yếu tố đặc trưng của một số bài toán cơ bản để tìm thuật toán cho các bài toán mới, dựa vào đặc điểm cụ thể của từng bài toán để tối ưu hóa thuật toán. Việc rèn luyện kĩ năng lập trình cho học sinh từ những bài toán cơ bản để xây dựng thuật toán cho các bài toán tương tự hoặc các bài toán mở rộng từ các bài toán cơ bản đó là một quá trình giúp học sinh rèn luyện kỹ năng lập trình.
7.2.2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Yên lạc 2 là ngôi trường ở vùng nông thôn nằm dưới chân đê dải sông Hồng nên đa số học sinh chưa có cơ hội, điều kiện tiếp xúc với công nghệ và máy tính. Vì vậy, tin học là một môn học tương đối lạ lẫm và khó đối với học sinh trường tôi. Đặc biệt là chương trình tin học 11, với các em học lập trình còn khó hơn học toán, lí, hóa, .. vì điều kiện cơ sở vật chất của trường còn nhiều khó khăn, học sinh chỉ học chính khóa trên lớp về nhà lại không có máy tính để thực hành. Điều này dẫn đến ý thức tự giác của học sinh chưa cao, đặc biệt là các em học để thi học sinh giỏi lại càng khó. Với đội tuyển học sinh giỏi 10, hầu hết các em đều chưa có bất kì kiến thức cơ bản nào liên quan đến lập trình, gia đình chưa có máy tính để các em thực hành. Vì vậy giáo viên dạy đội tuyển phải bắt đầu rèn luyện cho các em từ những câu lệnh cơ bản nhất. Cơ sở trên đã giúp tôi áp dụng đề tài rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong lập trình Pascal giảng dạy cho học sinh khối 11 và áp dụng cho học sinh tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Tin học 10 tại trường THPT Yên Lạc 2.
7.2.3. Nội dung cụ thể
Tất cả các nội dung, các ví dụ, bài tập trong đề tài này được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Pascal
I. Lặp
Xét 2 bài toán sau đây:
Bài toán 1: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng
S = 1+2+3+…+100
Bài toán 2: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng
S = 1+2+3+..+n+… cho đến khi S > 105
Với cả 2 bài toán trên, dễ thấy cách để tính tổng S có nhiều điểm tương tự:
· Xuất phát, S được gán giá trị 0;
· Tiếp theo công vào tổng S một giá trị i với i = 1,2,3,4,5,….
Việc cộng này được lặp lại một số lần.
Đối với bài toán 1, số lần lặp là 100 và việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi thực hiện cồn việc 100 lần.
Đối với bài toán 2, số lần lặp chưa biết trước nhưng việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi điều kiện S > 105 được thỏa mãn.
Nói chung, ta thấy trong một số thuật toán có những thao tác phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Cấu trúc lặp mô tả thao tác lặp được phân biệt 2 loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước.
Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc lặp.
.......................................................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung của mẫu sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 11.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Sáng kiến kinh nghiệm môn tin học THPT
10,1 MB 01/07/2020 4:54:28 CHTham khảo thêm
Quy chế xét đề nghị công nhận sáng kiến trong ngành Kiểm sát
Mẫu quyết định công nhận sáng kiến
Mẫu xác nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học với cá nhân đề nghị tặng danh hiệu
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2024
Mẫu tóm tắt sáng kiến
Mẫu đề nghị công nhận sáng kiến dành cho cá nhân
Mẫu đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Văn hóa giao thông là gì? Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông
Bài dự thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2024
Tài liệu lý thuyết thi giáo viên dạy giỏi
Đáp án Tìm hiểu pháp luật trực tuyến về an toàn giao thông Bình Định 2024
Lịch thi, thể lệ thi VioEdu năm 2024-2025
Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2023