SKKN phát huy năng lực đọc hiểu thơ Đường luật cho học sinh lớp 8

Tải về

SKKN phát huy năng lực đọc hiểu thơ Đường luật 8

Việc phát huy năng lực đọc hiểu thơ Đường luật cho học sinh lớp 8 là một yêu cầu quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học Cơ sở, nhằm giúp học sinh cảm thụ sâu sắc vẻ đẹp nghệ thuật và giá trị tư tưởng của thể thơ cổ điển này. Sáng kiến kinh nghiệm phát huy năng lực đọc hiểu thơ Đường luật 8 tập trung vào các phương pháp giảng dạy hiệu quả, sáng tạo, giúp học sinh tiếp cận thơ Đường luật một cách chủ động, hứng thú và có chiều sâu. Thông qua các hoạt động đọc hiểu tích cực, học sinh không chỉ nắm được đặc trưng thể loại mà còn phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng phân tích và cảm thụ văn học – những năng lực thiết yếu trong môn Ngữ văn.

Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu văn bản thơ Đường luật cho học sinh lớp 8

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN

(Đính kèm theo đơn yêu cầu công nhận sáng kiến số:01/SKKN-....)

Tên sáng kiến: “Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu văn bản thơ Đường luật cho học sinh lớp 8 (Chương trình GDPT 2018)”

PHẦN MỘT: THỰC TRẠNG

Chương trình GDPT 2018 là chương trình giáo dục tiếp cân theo hướng phát triển năng lực người học. Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà chú trọng nhiều hơn đến việc tiến hành các biện pháp, cách thức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả nhằm khơi dậy khả năng tìm kiếm, giải quyết vấn đề của người học, giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học gắn liền với cuộc sống để giải quyết các tình huống.

Bên cạnh đó, do đặc thù bộ môn, học sinh tiếp cận kiến thức văn học phải gắn liền với khả năng cảm thụ văn học. Để làm được điều đó, chúng ta phải hình thành và nâng cao ở học sinh năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại nói chung và văn bản thơ (thơ Đường luật) nói riêng. Trong thực tế, việc dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường từ phía người dạy lẫn người học đều có những mặt tích cực. Nhưng, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khác. Dễ thấy nhất là về phía người học vẫn còn tình trạng học thụ động, thiếu sáng tạo vì hoàn toàn chưa hình thành tốt năng lực đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại. Hoặc học sinh không biết tự học vì để hổng kiến thức căn bản của bộ môn, hay là học tập thiếu sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò dẫn đến học sinh bị hạn chế các kỹ năng đọc hiểu cần thiết.

Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, học sinh được tiếp cận thể loại thơ với các tiểu loại khác nhau như: thơ lục bát; thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; thơ bốn chữ, năm chữ; thơ sáu, chữ bảy chữ; thơ tự do; thơ Đường luật… cùng nhiều văn bản thơ hấp dẫn, lí thú mang tính thẩm mĩ, tính giáo dục cao. Để phát triển được năng lực đọc hiểu văn bản thơ (thơ Đường luật) cho học sinh, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, khéo léo hợp lí các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Trong đó việc xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu theo đặc trưng thể loại từ đọc hiểu hình thức, đọc hiểu nội dung đến liên hệ, so sánh, kết nối là vô cùng quan trọng.

Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học phát huy năng lực đọc hiểu văn bản thơ Đường luật cho học sinh lớp 8:

* Thuận lợi

- Về giáo viên, phần lớn giáo viên có năng lực chuyên môn và có trình độ nghiệp vụ sư phạm khá vững vàng, luôn nhiệt tình hăng say tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

- Hiện nay, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT, cũng như các nhà trường đã rất quan tâm đầu tư đến cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy. Điều này tạo điều kiện lớn cho giáo viên và học sinh trong quá trình học tập và giảng dạy.

- Học sinh vào lớp 8 đã có 2 năm thực hiện chương trình GDPT 2018. Ở các lớp đầu cấp, các em bước đầu đã được thầy cô hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong đó có các văn bản thơ phù hợp với lứa tuổi. Điều này rất thuận lợi khi các em tiếp cận đọc hiểu các văn bản theo thể loại.

- Nhìn chung học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập, có ý thức tự học ở nhà.

* Khó khăn

- Khả năng tiếp thu của HS không đồng đều.

- Một số HS chưa chăm chỉ, chưa hứng thú với đọc hiểu các văn bản. Cũng như học sinh còn chưa có ý thức nghiêm túc trong việc soạn bài, chuẩn bị bài.

- Một số gia đình chưa quan tâm đúng mực đến việc học của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường.

- HS lớp 8 bắt đầu thay đổi tâm sinh lí, một số HS tỏ rõ thái độ lười học, ngại học, ngại tìm tòi, khám phá tri thức mới.

- Một bộ phận học sinh vẫn tồn tại thái độ học tập thụ động, lười suy nghĩ, ngại tiếp nhận cái mới. Những học sinh này quen làm theo những công thức khuôn mẫu có sẵn, thích được gợi ý và định hướng. Đối với những học sinh này, khi tiếp cận một tác phẩm văn học thường có nhu cầu được giáo viên gợi dẫn, định hướng tìm hiểu, và cho đó là lối đi duy nhất dẫn tới thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Chính điều này đã hạn chế khả năng cảm nhận, thấu hiểu, tưởng tượng và tư duy của học sinh, hình thành nên thói quen đọc, học tập và lao động một cách máy móc. Thường những học sinh này không có hứng thú với việc đọc hiểu các văn bản văn học. Có thể họ sẽ không tâm huyết và hào hứng đối với công việc đó, ngược lại thực hiện việc đọc một cách chiếu lệ, hời hợt trong tâm thế bắt buộc.

- Từ những biểu hiện trên, một thực trạng đang diễn ra là vốn kiến thức về đặc trưng thể loại của HS còn mỏng. HS chưa tự tin, học sinh còn lúng túng hoang mang khi đứng trước một tác phẩm mới mẻ.

Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu

văn bản thơ Đường luật cho học sinh lớp 8 (Chương trình GDPT 2018)”.

PHẦN HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÁT HUY NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ ĐƯỜNG LUẬT CHO HỌC SINH LỚP 8

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm đọc và đọc hiểu

Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ dạng thức chữ viết sang dạng lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). M.R. Lơ vôp - Cẩm nang dạy học tiếng Nga.

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để lĩnh hội tri thức và bồi dưỡng tâm hồn. Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.

Đọc – hiểu là năng lực mang tính cá thể, bên cạnh sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh thì cơ sở chủ yếu vẫn là sự nỗ lực, ý thức luyện rèn của mỗi người. Tự chiếm lĩnh văn bản với sự hướng dẫn, tổ chức của thầy cô giáo là hoạt động quan trọng và cần thiết, để từ đó học sinh có nền tảng kỹ năng để tự đọc – hiểu các tác phẩm văn chương phong phú của thời đại, bởi nếu không tự đọc mà để người khác đọc hộ, giảng giải cho thì sẽ không bao giờ biết tự khám phá và cảm nhận được tác phẩm.

1.1.2 Yêu cầu khi đọc hiểu văn bản thơ Đường luật

Khi đọc văn bản văn học, dù với bất cứ mục đích cụ thể nào, người đọc đều thực hiện việc tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật; giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả, với những người đã đọc trước; bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học. Muốn tiếp nhận đúng các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản văn học thì người đọc phải trải qua quá trình đọc – hiểu, từ hiểu ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng, đến hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả, hình thành thái độ, sự đánh giá đối với văn bản, biết thưởng thức các giá trị của văn bản.

Muốn hình thành kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học, người đọc chẳng những phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học, mà còn phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy ngẫm, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học. Năng khiếu bẩm sinh tuy là cần thiết và đáng quý, song có học cách đọc hiểu văn bản văn học thì năng khiếu ấy mới phát huy tác dụng đầy đủ.

Khi đọc một văn bản, người đọc hiểu ở mức độ trưởng thành là phải thấy được:

Thể loại của văn bản, nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của cấu trúc văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; thấy được tư tưởng, ý đồ, mục đích của tác giả gửi gắm trong tác phẩm;

Đối với văn bản là tác phẩm văn học: cảm nhận được giá trị đặc sắc của các hình tượng, yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.

Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của người đọc. Đọc hiểu tác phẩm văn chương là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động.

Khi đọc hiểu thơ Đường luật cần chú ý phương pháp tiếp cận thể loại:

* Một trong những đặc điểm của thơ Đường luật là tính hàm súc (ý tại ngôn ngoại). Với số tiếng hạn chế mà bài thơ vẫn thể hiện, diễn dạt được tối đa ý đồ thầm kín của tác giả. Vì vậy đọc hiểu thơ Đường luật cần lưu ý:

- Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong bài thơ: Các nhà thơ thường xây dựng nhiều mối quan hệ: xưa – nay, vô cùng – hữu hạn, tĩnh – động, tâm – cảnh, không gian – thời gian, tình – cảnh...

- Mối quan hệ giữa không gian và thời gian: Trong thơ Đường, việc sử dụng không gian thường được kết hợp với việc mô tả thời gian, tạo ra một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về cuộc sống. Thông qua việc miêu tả các cảnh đẹp tự nhiên, như sông, núi, hoặc hoa cỏ,… thơ sẽ đưa ra một cái nhìn về sự thay đổi và phát triển của thời gian. Không gian được thời gian hóa làm cho nó thêm mênh mông, vời vợi…

* Để khám phá được giá trị, ý nghĩa của thơ Đường luật, GV và HS cần lưu ý những yếu tố trong bảng sau:

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT

1

Đề tài

2

Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật/ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

3

Nghệ thuật đối

4

Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi

5

Nhân vật trữ tình (Người bộc lộ cảm xúc)

6

Đối tượng trữ tình (Đối tượng để bộc lộ cảm xúc)

7

Tư tưởng/ thông điệp của bài thơ

........................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục SKNN của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 32
SKKN phát huy năng lực đọc hiểu thơ Đường luật cho học sinh lớp 8
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng