SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điểm nổi bật của sáng kiến là tính ứng dụng cao, cung cấp cho giáo viên những kinh nghiệm để tích hợp STEM vào giảng dạy môn Toán thông qua các hoạt động thực hành và ứng dụng. Qua đó giúp học sinh phát huy tính chủ động trong học tập, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Sáng kiến: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo định hướng STEM môn Toán lớp 3
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo định hướng STEM môn Toán lớp 3

Phần I. MỞ ĐẦU:

1. Mục đích của sáng kiến.

Mục tiêu chung của chương trình giáo dục 2018 nhằm giúp học sinh hoàn thiện về phẩm chất, năng lực của người học. Mục tiêu chung của chương trình đã chỉ rõ: Thông qua hoạt động dạy học giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Để đạt được mục tiêu giáo dục trong bối cảnh mới, việc đổi mới phương pháp dạy học có vai trò quyết định. Đổi mới phương pháp dạy học được xem là chìa khoá cho sự thành công của công tác dạy học nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học và nâng cao chất lượng dạy học.

Từ thực tiễn dạy học tại trường Tiểu học Tri Phương trong những năm qua tôi nhận thấy các em chưa hình thành thói quen tự chủ, tự học trong học tập. Đa số học sinh còn thụ động trong học tập, không có hứng thú học tập, việc tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập cần có sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của giáo viên. Các em thường bắt chước làm theo những bài tập mẫu, những hoạt động học tập theo khuôn mẫu của sách giáo khoa hoặc hướng dẫn của giáo viên. Các em chưa chủ động trong học tập trước ở nhà, trong tìm hiểu kiến thức mới hay nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề nâng cao, mở rộng.

Qua thời gian tìm hiểu và được tập huấn về STEM tôi nhận thấy:

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra.

Giáo dục theo mô hình STEM không đồng nghĩa với việc đào tạo học sinh trở thành những nhà toán học hay kỹ sư mà là phát triển các kỹ năng cần có cho học sinh để học sinh có thể làm việc và phát triển trong thế giới công nghiệp hiện đại

ngày nay. Mô hình STEM phải đảm bảo tích hợp, lồng ghép hài hòa giữa 04

nhóm kỹ năng: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán học.

Ngoài những kỹ năng trên, mô hình giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thời đại công nghiệp 4.0 như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp, v.v.

Mô hình giáo dục STEM là một mô hình dạy học mở. Ở đó giúp các em được tích cực hoá hoạt động học tập của mình. Các em được trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện cùng bạn để tạo ra sản phẩm học tập. Từ đó giúp các em có hứng thú hơn trong học tập, tự do khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề sáng tạo. Với mô hình giáo dục STEM sẽ giúp các em:

+ Đảm bảo giáo dục toàn diện

Giáo dục truyền thống tập trung vào các môn học thông thường như Toán, Khoa học… Nhưng giáo dục STEM thì tập trung vào tích luỹ kiến thức về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cho học sinh một cách tích hợp. Do đó, các em có thể thấy được mối liên quan giữa các môn học STEM là gì, cũng như cách ứng dụng các kiến thức này vào giải quyết vấn đề thực tế.

+ Xây dựng hứng thú cho trẻ về các môn học STEM

Giáo dục STEM hướng tới sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong đời sống. Vì thế, học sinh khi được tự hoạt động và trải nghiệm thì các em mới biết được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống. Từ đó, các em sẽ có hứng thú và nhớ được lâu hơn các kiến thức đã học.

+ Giáo dục STEM giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Để hoàn thành được dự án, học sinh phải hợp tác với nhau, chủ động tìm kiếm và nghiên cứu kiến thức. Các hoạt động này sẽ giúp cho trẻ em làm quen với nghiên cứu khoa học.

+ Kết nối trường học với cộng đồng

Để giáo dục STEM đạt hiệu quả, việc đầu tiên đó chính là trường học phải liên kết với các cơ sở khác xung quanh. Ví dụ ở đây là các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp, đại học tại địa phương. Việc này sẽ khai thác tối đa các nguồn lực về

con người, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học STEM. Các hoạt động này sẽ giúp tăng tính liên kết giữa các tổ chức lại với nhau.

+ Giúp trẻ em định hướng được nghề nghiệp

Trong quá trình học STEM, học sinh sẽ được trải nghiệm và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình này sẽ giúp các em đánh giá được sự phù hợp về năng khiếu, sở thích của mình đối với từng lĩnh vực. Sau đó, học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Việc thực hiện tốt giáo dục STEM sẽ giúp thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, từ đó đáp ứng được nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Từ những lý do trên, trong năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành áp dụng vào thực tiễn dạy học và thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến:

- Sáng kiến với các giải pháp mà cá nhân tôi trình bày khác so với giải pháp trong quá trình dạy là: HS sử dụng những vật liệu thông dụng tái chế và làm ra các sản phẩm để vận dụng vào bài học như: móc reo quần áo, cốc nhựa 1 lần, cốc ăn mì tôm, khúc gỗ, .. làm ra cân thăng bằng; hay bìa vở, tấm bìa trong suốt làm ra dụng cụ tìm một phần mấy, giấy thủ công làm ra các bức tranh có sử dụng hình vuông, chữ nhật hình tròn và một phần mấy, bìa cát tông, ống hút làm ra mô hình đồng hồ để học giờ…..

- Tôi lồng ghép làm sản phẩm STEM vào một phần trong bài học toán là phần luyện tập hoặc phần ứng dụng. Khi đó học sinh nắm chắc kiến thức và ứng dụng bài học vào làm sản phẩm, học mà chơi, chơi mà học.

- Sáng kiến được áp dụng lần đầu tại nhà trường vào đầu năm học 2023- 2024 đến hết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh tích cực chủ động trong hoạt động học, thích tìm tòi,

nghiên cứu để hoàn thành sản phẩm của mình. Luôn đam mê nghiên cứu để sản phẩm có ứng dụng tốt nhất.

3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng:

- Học sinh không chỉ lớp 3D tôi trực tiếp dạy mà lan tỏa sang các lớp trong khối như 3C, 3B, 3A,.. Học sinh luôn hào hứng, thích thú hơn trong học tập, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn toán thành những sản phẩm học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Ứng dụng STEM trong toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó mà còn làm thay đổi hình thức hoạt động học của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Ứng dụng STEM trong học tập giúp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng ứng dụng STEM trong học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Từ đó giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động thực hành làm sản phẩm.

- Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển năng lực toán học, khoa học, công nghệ, .. và phát triển phẩm chất nhân ái, tự tin trong giao tiếp, biết tìm kiếm sự hỗ trợ để hoàn thành dự án của mình.

Phần 2: NỘI DUNG

Chương I. Khái quát thực trạng vấn đề mà sáng kiến tập trung giải quyết.

1. Thuận lợi

* Nhà trường + Luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt những mục tiêu chương trình GDPT 2018 đề ra. Nhà trường đã trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo điều kiện cho giáo viên được học, tập tham gia tập huấn để nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.

* Giáo viên: + Đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ và sự đoàn kết cao, luôn quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trong công tác dạy học và giáo dục học sinh.

* Học sinh: + Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.

* Phụ huynh: + Được sự quan tâm của phụ huynh luôn hỗ trợ và phối hợp tích cực với giáo viên trong việc học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh. Phụ huynh luôn hỗ trợ, tạo điều kiện tốt cho các em tham gia vào các hoạt động học tập để học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo của mình.

2. Những khó khăn:

*Tài liệu: - Tài liệu nghiên cứu về các phương pháp dạy học hiện đại của chúng tôi chưa nhiều, mất khá nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị của một bài dạy Stem nên nhiều giáo viên còn e ngại khi sử dụng phương pháp mới.

*Giáo viên: - Nhiều giáo viên còn hạn chế về năng lực sử dụng CNTT, ứng dụng CNTT vào dạy học, kinh nghiệm sử dụng các phương pháp mới chưa có nhiều...

*Về học sinh: + Đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em rất dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên và sự tập trung chú ý còn hạn chế. Các em hiếu động, thích tìm hiểu cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em cũng rất chóng chán. Năng lực nhận thức của một số học sinh còn nhiều hạn chế, khả năng tư duy, suy luận

chưa cao, chưa có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động khác. Một

số học sinh còn thụ động, rụt rè, nhút nhát, chưa tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động, chưa phối hợp cùng bạn, trong các hoạt động nhóm.

* Để có số liệu đánh giá đúng thực trạng và có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của biện pháp thực hiện, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh.

3. Nội dung khảo sát:

+ Khảo sát về mức độ hứng thú, tập trung trong học tập của học sinh.

+ Khảo sát về những phẩm chất, năng lực của học sinh trong học tập.

+ Khảo sát về chất lượng học tập môn Toán.

4. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3D, lớp 3C trường TH Tri Phương

- Đánh giá kết quả khảo sát:

+ Về hứng thú, tập trung học tập với 3 mức độ: Có hứng thú; Bình thường và Không hứng thú.

+ Về chất lượng học tập môn Toán với 3 mức độ: Xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.

+ Về những phẩm chất, năng lực với 3 mức độ: Tốt, Đạt và Cần cố gắng.

.............

SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 gồm tổng cộng 36 trang word, định dạng font chữ Times New Roman. Bạn đọc tải file về máy để xem đầy nội dung.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Sáng kiến kinh nghiệm của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 186
SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng