SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non 25-36 tháng tuổi

Tải về

HoaTieu.vn xin giới thiệu đến thầy cô giáo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non 25-36 tháng tuổi có hiệu quả ứng dụng cao, gồm 26 trang word, tập trung vào việc khắc phục những hạn chế trong phương pháp giáo dục hiện tại, đặc biệt là sự thiếu linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi. Điểm đặc biệt của sáng kiến là việc tăng cường sự quan tâm đến cá nhân từng trẻ, tạo môi trường học tập hấp dẫn và khuyến khích sự tương tác, giao tiếp của trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Sau đây là nội dung chi tiết.

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 25-36 tháng tuổi

SKKN xây dựng lớp học hạnh phúc mầm non
SKKN xây dựng lớp học hạnh phúc mầm non cho trẻ 25-36 tháng tuổi

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên báo cáo: Một số biện pháp xây dựng và tổ chức lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non lứa tuổi 25-36 tháng tuổi.

2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục 03/mầm non

3. Thời gian áp dụng:

Từ ngày 22 tháng 8 năm 2022 đến 15 tháng 04 năm 2023

4. Tác giả:

Họ và tên: ...........

Năm sinh: ...........

Nơi thường trú: TT ........... – ........... – ...........

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Mầm non

Chức vụ: Giáo viên

Nơi làm việc: Trường Mầm non thị trấn ...........

Địa chỉ liên hệ: ........... -TT ........... – ........... – ...........

Điện thoại: ...........

Tỷ lệ đóng góp: 100%

5. Đơn vị áp dụng:

Tên đơn vị: Trường mầm non thị trấn ........... và một số trường khác trong huyện.

Địa chỉ: Thị trấn ........... – ........... – ...........

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

Mầm non bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tình cảm, trí tuệ và thẩm mĩ cho trẻ. Nhà văn Agatha Christie đã từng nói “Một trong những điều may mắn nhất có thể xảy ra trong cuộc đời là có một tuổi thơ hạnh phúc”. Bởi vì hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời này mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình, có thể nói một đứa trẻ hạnh phúc sẽ tạo nên một xã hội hạnh phúc.

Trong năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Trường học Hạnh phúc” trong toàn ngành giáo dục. Đây là một phong trào mới tạo thêm động lực cho các trường mầm non trong toàn tỉnh có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức trồng người của mình. “Lớp học hạnh phúc” là nơi mang lại sự thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong việc dạy và học cho cả cô và trẻ; hơn thế nữa trường, lớp mầm non là nơi mà cả cô và trẻ đều có cảm giác “muốn đến”. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những cảm nhận khác nhau của mỗi cá nhân. Hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Và giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng phải nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và trường học trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có cảm giác vui vẻ vì đạt được ý nguyện. Theo tôi nghĩ muốn có trường mầm non hạnh phúc thì bản thân các giáo viên cũng cần xây dựng cho mình một lớp học hạnh phúc.

Lớp học hạnh phúc là “Lớp học được xây dựng từ trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta sẽ nhận được quả ngọt từ sự yêu thương đó”. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến vì “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui , sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng mà trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó trẻ được học những gì có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và trải nghiệm.

Chính vì vậy tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ của tôi luôn được hạnh phúc khi tới lớp, lớp học của tôi tràn ngập tiếng cười tạo cho trẻ một tâm thế tốt khi ở lớp, nơi tràn ngập tình yêu thương, tôn trọng trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng của mình, hứng thú thể hiện rõ hơn năng lực của bản thân. Đồng thời làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ và hạnh phúc khi trao gửi con cho các cô. Vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đề tài Một số biện pháp xây dựng và tổ chức lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non lứa tuổi 25-36 tháng tuổi để góp phần nhỏ bé mang lại tuổi thơ hạnh phúc cho thế hệ tương lai.

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

1.1. Thuận lợi

- Luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và sự quan tâm, tạo mọi điều kiện về mọi mặt của ban giám hiệu nhà trường.

- Đa số trẻ trong lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi.

- Trường có cảnh quan, khuôn viên, khu vực nhà trường rộng rãi thoáng mát, có đồ chơi ngoài trời đa dạng phong phú.

- Giáo viên có trình độ chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp. Giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

1.2. Khó khăn

- Giáo viên hạn chế trong cách lựa chọn phong phú các địa điểm và tổ

chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, chưa dành nhiều thời

gian cho việc tìm hiểu về cá nhân, sở thích và khả năng riêng của từng trẻ.

- Trang trí môi trường trong và ngoài lớp học còn chưa thực sự nổi bật, cuốn hút trẻ. Bên cạnh đó giáo viên chưa mạnh dạn trao đổi với Ban Giám hiệu về những phương pháp giáo dục mới và những khó khăn khi gặp phải khi thực hiện.

- Vì ở lứa tuổi nhỏ, trẻ đến lớp chưa có thói quen nề nếp nên hay quấy khóc, chưa biết thể hiện chính xác theo nhu cầu của bản thân.

- Khả năng nói phát âm của trẻ, ngôn ngữ đang phát triển, trẻ nhỏ hay ốm, thời gian nghỉ ốm dài ngày, nên cần nhiều thời gian chăm sóc trẻ.

- Đa số trẻ là con gia đình nông thôn điều kiện gia đình còn khó khăn lên sự quan tâm đến trẻ còn hạn chế.

- Mặt khác trẻ ít được va chạm, giao tiếp nên trẻ trở lên nhút nhát và thiếu tự tin khi trao đổi hay trò chuyện với những người xung quanh cũng như tham gia vào các hoạt động với bạn bè.

* Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến:

TT

Nội dung khảo sát

Kết quả trước khi thực hiện đề tài

Tốt

%

Khá

%

TB

%

1

Trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

6

22

10

37

11

41

2

Trẻ mạnh dạn, gần gũi tự tin, tích cực

7

26

8

30

12

44

3

Trẻ thân thiện, đoàn kết với bạn.

9

33

10

37

8

30

4

Trẻ chủ động phối hợp với bạn, với cô giáo.

5

19

10

37

12

44

5

Trẻ bộc lộ tâm tư, nguyện vọng và ý tưởng của bản thân.

2

7

11

41

14

52

* Từ những thuận lợi và khó khăn đó tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp xây dựng và tổ chức lớp hạnh phúc cho trẻ mầm non lứa tuổi 25- 36 tháng tuổi.

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

2.1. Giải pháp 1: Thay đổi trong tư duy, nhận thức của chính giáo viên.

Với phương châm “Cô hạnh phúc, trẻ khỏe ngoan”. Vì vậy để có một lớp học hạnh phúc trước tiên tôi phải bàn bạc trao đổi với giáo viên cùng lớp để thống nhất xây dựng nội quy cũng như các hoạt động trong lớp bởi: Một lớp học hạnh phúc phải có sự yêu thương, yêu thương bắt đầu từ sự chia sẻ với người khác mà không phải là sự ích kỉ đơn phương thực hiện.

Một lớp học hạnh phúc khi bản thân giáo viên phải là người hạnh phúc trước. Để có những lớp học hạnh phúc hay trường học hạnh phúc thì tư duy nhận thức của người giáo viên phải thay đổi. Từ đó khuyến khích động viên nhau cùng thay đổi. Qua thông điệp “Cho đi rồi mình sẽ được nhận lại”, “Trao yêu thương sẽ nhận thấy yêu thương”, trao cho các con niềm vui mình sẽ nhận lại được gấp bội, được trẻ quấn quýt trò chuyện yêu thương mình thì giáo viên sẽ cảm thấy háo hức khi đến trường, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Để làm được điều đó chúng tôi những giáo viên trong lớp đã đưa ra một nguyên tắc chung là: Khi đến lớp luôn sẵn sàng với một tâm thế thoải mái, vui tươi, mọi nỗi niềm riêng, mọi sự lo âu, mệt mỏi, áp lực đều phải gác lại để không làm ảnh hưởng đến công việc, để nụ cười luôn nở trên môi trước khi tới lớp. Chính vì nguyên tắc đó mà khi tới lớp chúng tôi luôn vui vẻ, niềm nở với trẻ, với phụ huynh, với đồng nghiệp tạo một môi trường lớp học thân thiện vui vẻ và hạnh phúc.

>> Xem tiếp trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập > Sáng kiến kinh nghiệm của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 74
SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non 25-36 tháng tuổi
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng