SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc mà còn phát triển cho các em khả năng đọc lưu loát, diễn cảm. Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ những kỹ năng, phương pháp dạy môn tập đọc cho học sinh lớp 5 sao cho hiệu quả và dễ hiểu cho học sinh. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

A. Phần mở đầu

I.1.Lí do chọn đề tài:

Triết học Mác – LêNin là cơ sở pháp luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt- Nó định hướng chung của phương pháp dạy học tiếng Việt , nó giúp chúng ta hiểu được đối tượng của khoa học ngôn ngữ một cách sâu sắc. Trang bị cho chúng ta phương pháp nghiên cứu đúng đắn, xem xét các quá trình dạy học Tiếng việt trong sự phát triển và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trong sự thống nhất, phát hiện những biến đổi về số lượng, dẫn đến những biến đổi chất lượng… luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về ngôn ngữ và quá trình nhận thức có ảnh hưởng quan trọng trực tiếp đối với phương pháp dạy tiếng, những luận điểm được xem như là lí thuyết quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ của việc dạy học tiếng việt nói chung vả phân môn tập đọc nói riêng.

Chính vì vậy, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người, không có ngôn ngữ thì xã hội không tồn tại. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm. Khi nghiên cứu nó phải nghiên cứu hệ thống hoạt động các chức năng. Mục đích nghiên cứu trong nhà trường phải là để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học tiếng trong nhà trường. Tất cả các giờ dạy Tiếng việt cả dạy đọc, viết, cả nghiên cứu ngữ pháp, từ ngữ… phải đi theo khuynh hướng này, nó giứp học sinh ý thức được các chức năng của ngôn ngữ, nắm vững các phương tiện, kết cấu và quy luật cũng như quy luật và hành động các chức năng của nó. Học sinh cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ là để cho mình mà cho người khác cho nên ngôn ngữ cần chính xác, rõ ràng, đúng đắn, để hiểu, để diễn đạt.

Đồng thời, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng việt.

Chính vì thế ngôn ngữ luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy. Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ ngằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư duy. Từ đây người ta rút ra những kết luận có tính chất kĩ xảo. Kiến thức ngôn ngữ phải được xem xét như là những yếu tố của phát triển tư duy- các hệ thống dạy học Tiếng việt cần đảm bào mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên tập cho học sinh khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Phương pháp dạy học dựa vào sự phát triển tương hỗ giữa lời nói và tư duy là phương pháp sai lầm và phương diện triết học của nối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.

Chúng ta thấy rằng nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- LêNin dạy rằng: “Con đường biện chứng nhận thức chân lí đi qua hai giai đoạn”. Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Đồng thời cũng chỉ ra thực tiễn cội nguồn, động lực của nhận thức. Đây là cở sở nguyên tắc trực quan trong dạy Tiếng việt và đây cũng là cơ sở làm tiền đề dựa trên nguyên tắc phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của học sinh trong quá trình dạy Tiếng việt, khi nói về sự cần thiết của học sinh nắm kiến thức ngôn nhữ một cách có ý thức. Chúng ta quên ý nghĩa của việc nhận thức các hiện tượng ngôn ngữ một cách cảm tính của học sinh. Học sinh nhận thức thế giới xung quanh một cách cảm tính, bằng mắt, bằng tai…gắn với màu sắc âm thanh cụ thể do đó nhiệm vụ đầu tiên của người thầy dạy học sinh đọc tiếng, nói chung đọc diễn cảm nói riêng trong đoạn thơ, đoạn văn…là phát triển những khả năng nhận thức cảm tính của học sinh. Khi dạy tiếng dạy đọc là phải dựa trên những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của các em. Qua các bài tập đọc cách nói, cách đọc là ấn tượng sống của trẻ em phải là cở sở thiết thực làm tiền đề cho bài học tập đọc. Thông qua các bài học, tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện… học sinh sẽ đi từ việc quan sát nghe tiếng nói trong đời sống thực tiễn, thông qua việc phân tích tổng hợp đến những khái quát hóa, những định nghĩa lí thuyết, những quy tắc và từ đó quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống động trong cách nói và cách viết là quy tắc ngôn ngữ có ý thức – Cách làm việc như vậy của học sinh với việc rèn luyện kỹ năng đọc của học sinh là tuân thủ những quy luật chung của quá trình dạy học nói chung và dạy học Tiếng việt nói riêng. Chính vì vậy, bản thân tôi qua quá trình dạy học mạnh dạn làm đề tài SKKN “Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễm cảm cho học sinh lớp 5”.

Phương pháp dạy Tiếng việt còn dựa vào một loạt yếu tố liên quan khác nhau. Nó nghiên cứu vấn đề dạy học tiếng, đứng trước hiện tượng gồm 3 yếu tố: “Tiếng việt (môn học) người học (một hiện tượng có tính chất tâm lí) và dạy học theo một phương hướng nhất định (tính chất giáo dục). Phương pháp dạy học tiếng việt phải xuất phát từ những quy luật vận động của những yếu tố đó mới có cơ sở khoa học – Chính vì thế, kĩ năng nghe, nói, đọc viết là điều kiện và phương tiện cần thiết của việc học tập của học sinh để các em nhận thức được cách rèn kĩ năng đọc diễn cảm qua những bài thơ, bài văn để người nghe hiểu được tâm tư tình cảm, rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cái ấn tượng sâu sắc tình cảm, thái độ yêu ghét… của văn chương…

Đồng hành với dạy tiếng việt ở trong nhà trường thì bản thân tôi nhận thấy cách dạy kỹ năng đọc, đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt - Nên tôi sẽ xây dựng một biện pháp “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc và phân môn kể chuyện…”

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Con đường này không có sẵn, không bằng phằng đầy hoa thơm trái ngọt mà có cả chông gai, khúc khủy gập ghềnh, với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái nhìn thấy và cái chưa nhìn thấy, cái cũ và cái mới.Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học bao hàm cả hai mặt: Đỏi hỏi người giáo viên phải đưa phương pháp dạy học phát huy mặt tích cực những ưu điểm của phương pháp truyền thống và phương pháp đổi mới. Trong dạy học đã khẳng định không có phương pháp vạn năng; đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố kinh nghiệm và sự kế thừa thể hiện khá đậm nét (thuyết trình, vấn đáp là những phương pháp rất xưa nhưng hiện tại vẫn được sử dụng trong các tiết dạy với mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên). Chính vì vậy, phương pháp đặc trưng bộ môn thường được áp dụng là định hướng quan trọng trong tiết dạy nhưng áp dụng nó cần sự biến hóa vận dụng theo điều kiện hộ trợ và năng lực của người thầy giáo. Sự năng động, sáng tạo thể hiện ở việc kết hợp giữa giáo viên tự nghiên cứu nắm chắc ý đồ sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp dạy học riêng cho đối tượng học sinh mình.

Nhằm hoàn thiện mục tiêu dạy học Tiếng việt ở tiểu học nói chung và dạy tập đọc lớp 5 nói riêng là đọc hiểu, đọc diễn cảm các văn bản trong nội dung chương trình cũng như văn bản thường gặp trong thực tế cuộc sống, sinh hoạt giúp các em ngày càng hoàn thiện hơn trong những bài tập đọc của lớp 5.

I.3. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh khối 5 trường tiểu học ..........

Đối tượng dạy học giáo viên đứng lớp khối 4, 5 trường tiểu học ..........

Đối tượng nghiên cứu: Một số kỹ năng giứp học sinh đọc diễn cảm các bài tập đọc lớp 5.

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Học sinh khối 5 tại trường tiểu học .......... qua 2 năm học được nghiên cứu qua bảng số liệu sau.

Khảo sát tình hình thực tế ở năm học …..

I.5. Phương pháp nghiên cứu:

Qua kết quả khảo sát, tôi có suy nghĩ và trăn trở nêu ra những ý kiến và đưa ra giải pháp làm thế nào để năng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh qua các giờ tập đọc và luyện đọc cho học sinh lớp 5 để từng bước nâng cao chất đọc có hiệu quả đối với các em. Qua quá trình thực tế từng tiết học qua các năm học, tôi đã tìm ra những phương pháp để tiến hành nghiên cứu đó là:

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.

- Phương pháp luyện tập theo mẫu.

- Phương pháp giao tiếp.

Đối với cấp tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng phân môn tập đọc có 2 yêu cầu cơ bản trọng tâm đó là:

- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc đúng, từ, tiếng, câu.

- Hỗ trợ học sinh cảm thụ về nhận biết cách đọc bài thơ, bài văn các thể loại.

Khi dạy tập đọc lớp 5, việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm và cảm thụ nhận biết cách đọc cách các dạng bài nó có sự ràng buộc gắn bó tương trợ đắc lực cho nhau. Nếu các em có cách nhìn nhận và cảm thụ tốt thì giúp cho việc đọc tốt. Ngược lại các em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt thì cảm thấy thú vị, say mê, hấp dẫn, thấy được vẻ đẹp của nhân vật, cảnh vật được kể, tả trong đó, thấy cái mới cái lạ và nhạc điệu, về hình ảnh. Đó là các em đã biết cảm thụ tác phẩm rồi. Chính vì vậy các em đọc thông thạo được trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, bài văn, bài thơ thì các em mới bộc lộ được cảm xúc của mình và hiểu một cách tường tận về nội dung bài văn, bài thơ mà thầy giáo truyền đạt thì các em nắm được nội dung bài học sâu hơn, kỹ hơn. Chúng ta cũng thấy được trong tiết dạy tập đọc ở lớp 5, việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 là một tất yếu – Cũng giống như phương pháp dạy học mới bây giờ sách giáo khoa đã đưa vào hoạt động chính của bài tập đọc và rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm ở một đoạn văn thơ cho học sinh là rất cần thiết. Trong giờ tập đọc, học sinh biết sử dụng kỹ năng đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả cao. Đó là cách làm đúng nhất và hay nhất của các thầy cô và học sinh cùng đồng hành để nâng cao tầm quan trọng của môn tập đọc này qua kỹ năng đọc diễn cảm cho các em lớp 5.

B. PHẦN NỘI DUNG

II.1. Cơ sở lí luận:

Chương trình mới phân môn Tiếng việt ở tiểu học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phương pháp dạy học tiếng việt là xác định và hình thành chương trình tiếng việt trong nhà trường nói chung và nói riêng cho từng lớp học. Mỗi giáo viên cần có những hiểu biết cơ bản về từng môn học cụ thể, phải xem từng phân môn là cương lĩnh dạy học của mình và luôn có ý thức trách nhiệm vì từng môn học đó. Người giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo nói riêng của từng môn học. Môn tập đọc trong phân môn tiếng việt không phải là bản sao từ chương trình tiếng việt mà nó có nhiệm vụ riêng của mình. Nó trang bị cho mỗi học sinh kỹ năng, kỹ xảo, ngôn ngữ. Các thao tác tư duy mà xã hội đòi hỏi trẻ 6 đến 11 tuổi. Vì vậy môn tập đọc cần đảm bảo cho học sinh lớp 5 những phương pháp đọc mẫu đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của ngôn ngữ nghệ thuật, giáo dục cho các em văn hóa lời nói, dạy cho các em biết truyền đạt tư tưởng, hiểu biết, tình cảm một cách đúng đắn, chính xác và biểu cảm. Chính vì thế mà người thầy giáo còn đem lại cho các em một hệ thống những kiến thức lí thuyết nhất định về ngôn ngữ đọc, đảm bảo hình thành thế giới quan duy vật, phát triển tư duy trừu tượng của học sinh và trang bị cho các em một cơ sở lí thuyết để nắm vững kỹ năng và kỹ xảo của cách phát âm khi đọc, nhấn giọng khi bộc lộ được những cảm xúc khi nội dung bài học đạt được mục tiêu yêu cầu.

II.2, Thực trạng:

a, Thuận lợi, khó khăn:

Qua quá trình dạy học ở khối 5 tôi rút ra được những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi: Đất nước ta ngày đang khởi sắc, ngành giáo dục từng ngày từng giờ đang đổi mới theo khuynh hướng đi lên con đường chủ nghĩa xã hội. Ngành giáo dục được đảng và nhà nước quan tâm xác định đúng đắn đầu tư cho giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu”, chính vì vậy mà thiết bị dạy học sách giáo khoa, tài liệu được trang bị đầy đủ. Nhờ vậy mà học sinh ngày càng ham học, thích tìm tòi khám phá văn học, khoa học tự nhiên một cách hứng thú tự giác…

* Khó khăn: Đối với học sinh trường tiểu học .......... xã Phú Xuân- Krông Năng- Đăk Lăk. Điều kiện kinh tế một số em còn khó khăn, đường sá đi lại còn khó khăn, công nghệ thông tin còn hạn chế, một số các em tiếp thu kiến thức còn chậm chỉ có thói quen ghi nhận kiến thức còn máy móc, khi đọc chỉ biết đọc chưa biết thể hiện diễn cảm qua từng câu văn, câu thơ. Để toát lên những biểu lộ tình cảm hành vi thể hiện qua ngôn từ.

3. Giải pháp, biện pháp:

a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Để tiến hành hoạt động dạy học giáo viên cần có kĩ năng đầu tiên, vô cùng quan trọng. Kĩ năng xác định mục tiêu dạy học trong giờ tập đọc vô cùng quan trọng. Ở đây chúng ta không bàn đến mức độ chương trình ở từng bài học, nó chi phối từng khâu soạn bài đến từng bước lên lớp của người thầy. Từ mục đích yêu cầu trong giáo án đến từng câu hỏi được giao cho học sinh và việc hướng dẫn học sinh, kiểm soát từng hành động học tập của các em.

Khi chuẩn bị bắt đầu một giờ lên lớp, người thầy cần xác định rõ mục tiêu của tiết học nghĩa là xác định được khi giờ học kết thúc, học sinh phải có khả năng gì. Mục tiêu này sẽ được dùng để đánh giá chất lượng giờ dạy, người thầy giáo cần xác định mục đích yêu cầu của giờ học là xác định cái đích, mẫu hình lí tưởng mà giờ học hướng tới. Vì vậy khi soạn bài người giáo viên phải hình dung rõ sản phẩm mẫu của giờ học: Một trang viết đúng chuẩn, đẹp như thế nào, một bài chính tả không mắc lỗi, chữ viết đều đẹp mà trình bày không ra sao, một bài văn, bài thơ được đọc lên với giọng điệu thế nào, một bài tập làm văn được viết cụ thể ra sao…Nếu không xác định được mục tiêu trên, chúng ta sẽ như người đi không có hướng và không biết dẫn dắt học sinh đi đâu, bằng cách nào. Trước giờ dạy những mẫu hình ngôn ngữ này chưa có ở học sinh nhưng đã được hình dung rất rõ trong bài soạn, trong ý thức của thầy giáo. Đồng thời thầy giáo phải có kĩ năng để hình thành những câu hỏi, những cảm xúc của câu văn, câu thơ. Điều đó có nghĩa là người thầy phải có những kĩ năng tiếng viết thành thục. Thầy giáo không chỉ hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà bản thân thầy không có, không thể gặt hái được những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Chính vì vậy trong dạy học chung ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì chúng ta không làm được. Nếu người thầy không viết được đẹp, không viết được đúng chính tả, không thể luyện cho học sinh đọc hay đọc diễn cảm khi mà bản thân người thầy chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào, thì học sinh không thể nắm và hiểu được ý nghĩa của bài văn bài thơ.

Ví dụ: Khi giáo viên đọc mẫu, giáo viên không nhận ra được những lỗi phát âm, giọng điệu sai lạc và cũng vì vậy không biết cách chữa cho học sinh như thế nào để đọc đúng đọc hay, đọc diễn cảm…Do đó, khi soạn bài, giáo viên phải xác định được những kĩ năng thực hành cần có và luyện tập cho mình thành thục những kĩ năng này, người thầy phải đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Đó là cách đọc phân biệt được các cặp phụ âm đầu tr/ch; s/x; r/d (gi) cho học sinh phương ngữ Bắc Bộ, phân biệt các cặp phụ âm đầu v/d; h/d…, các cặp phụ âm cuối ng/n; t/c,… cho học sinh phương ngữ Nam Bộ.

Ví dụ: Để xác định nội dung dạy một bài tập đọc trong đó có đoạn cần phải đọc diễn cảm thì giáo viên yêu cầu học sinh phải xác định được đoạn văn đoạn thơ đó đọc trong thời gian bao nhiêu phút, cần phải đọc giọng điệu chung như thế nào, tốc độ, cường độ, cao độ, trường độ, giọng đọc từng từ, câu ra sao, chỗ nào phải nhấn giọng, nâng giọng, hạ giọng, kéo dài giọng…Chính vì vậy người giáo viên phải xác định được phạm vi, mức độ nội dung dạy học và kĩ năng phù hợp với đối tượng học sinh, với các điều kiện dạy học thì việc dạy học mới có hiệu quả cao.

Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễm cảm cho học sinh lớp 5, mời bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 593
0 Bình luận
Sắp xếp theo