SKKN: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5-6 tuổi
SKKN: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ 5-6 tuổi gồm 3 mẫu sáng kiến kinh nghiệm STEAM có hiệu quả cao, giúp giáo viên tham khảo nhằm xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm STEM tăng cường sự hứng thú học tập của trẻ mầm non, phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng mềm.
Sáng kiến ứng dụng phương pháp STEAM cho trẻ mầm non 5-6 tuổi

1. SKKN Một số kinh nghiệm áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ 5-6 tuổi
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3.Đối tượng nghiên cứu
4.Giới hạn của đề tài
5.Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn .
3. Nội dung và hình thức các biện pháp
a. Mục tiêu của biện pháp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
Biện pháp 1: Áp dụng STEAM trong trang trí lớp
Biện pháp 2: Xây dựng Mạng nội dung, Mạng hoạt động theo hướng tích hợp STEAM
Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục steam vào dạy trẻ
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp
d. Kết quả khảo nghiệm
C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu học tập ngày càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế kỷ. Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi và tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo. STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn.
Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà trẻ học qua chính những trải nghiệm thực tế, được khám phá, quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực quan. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Trẻ sẽ ghi nhớ mọi thứ nhanh nhất khi trẻ được ứng dụng vào chính cuộc sống của mình. Chính vì thế khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn với trẻ mầm non, những bài học sẽ trở nên hứng thú và ý nghĩa.
Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành “chơi thông minh và học vui vẻ”.
Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.
Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 1 – Trường mầm non Sơn Ca – xã Cư Huê – huyện EaKar”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- a. Mục tiêu nghiên cứu
- Tập trung phát triển ở trẻ 5-6 tuổi các kỹ năng: tư duy thiết kế, giải quyết vấn đề, suy nghĩ phản biện và sáng tạo.
- Hình thành những hành vi xã hội cho trẻ, là hành trang cần thiết cho việc phát triển nhân cách sau này của trẻ.
- Đòi hỏi, yêu cầu trẻ biết cách suy nghĩ vấn để, biết cách lên kế hoạch với các phương án, đo đạc, vẽ, làm mô hình, tính toán, lắp ghép và xây dựng, thử nghiệm, đánh giá, sửa chữa và phá bỏ, thực hiện lại.
- Ứng dụng sáng tạo cùng với hoạt động trong STEAM để tạo hiệu quả
- Tạo ra những sángtạo đổi mới trong việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ mầm non.
- Tìm ra những phương pháp nghiên cứu mới phục vụ cho quá trình dạy học.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ khai thác, lĩnh hội các kiến thức kỹ năng thông qua việc sử dụng phương pháp giáo dục STEAM.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của việc giáo dục kỹ năng, phát triển sáng tạo thiết kế khoa học thông qua tổ chức hoạt động trẻ sử dụng phương pháp giáo dục STEAM.
3. Đối tượng nghiên cứu
“Một số kinh nghiệm áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 1 - Trường mầm non Sơn Ca – xã Cư Huê – huyện EaKar”.
4. Giới hạn của nghiên cứu
- Phạm vi về quy mô
- Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, bản thân tôi nhận thấy khả năng và điều kiện còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ đưa ra “Một số kinh nghiệm áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ 5-6 tuổi.
* Phạm vi về không gian
- Đềtài này tiến hành tại lớp Lá 1 – Trường Mầm Non Sơn Ca
* Phạm vi về thời gian
Năm học 2023 – 2024
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu
- Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
STEAM là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thay cho các phương pháp giáo dục truyền thống tại Việt Nam hiện nay, trẻ chỉ được học lý thuyết mà rất ít khi được sử dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Kiến thức trẻ học được rất nhiều nhưng trẻ lại không nhớ được lâu. Điều này vô hình gây ra khó khăn cho trẻ trong việc áp dụng kiến thức vào các ứng dụng trong cuộc sống. STEAM xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với hoạt động và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em hình thành tố chất trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Điểm mới lạ của STEAM là các hoạt động khoa học, nghệ thuật quen thuộc được giảng dạy một cách sinh động, gắn liền với thực tiễn, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực phát triển giáo dục vào trong thực tế, cung cấp kiến thức toàn diện về năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học.
Science (Kỹ năng về ngành khoa học): Khi được học tập theo phương pháp STEAM, trẻ sẽ có cơ hội liên kết các định nghĩa, khái niệm từ những buổi học lý thuyết với các hiện tượng thực tế. Từ đó, trẻ biết các vận dụng kiến thức vào đời sống.
Technology (Kỹ năng công nghệ): Mô hình STEAM là phương pháp giáo dục giúp học sinh mầm non thực hành và có kiến thức thực tế về công nghệ.
Engineering (Kỹ năng kỹ thuật): Ở những buổi học này, giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn học sinh về cách thức sản xuất, vận hành của một số sản phẩm trong đời sống. Trẻ sẽ hiểu được quá trình lắp ráp, chế tạo các phương tiện như xe đạp, công cụ cơ bản.
Art (Kỹ năng nghệ thuật): Đây là những tiết học giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ, tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ mầm non. Đó là những khóa học về âm nhạc, mỹ thuật, thủ công… nơi trẻ có thể tự do “chế tạo” và trình bày mọi ý tưởng trong đầu.
Math (Kỹ năng toán học): Nhờ phương pháp giáo dục STEAM, trẻ sẽ không chỉ tiếp xúc với số học một cách khô khan. Thay vào đó, trẻ sẽ được học, tương tác và phản xạ với những con số một hướng thú vị.
Khảo sát 5 yếu tố STEAM là khảo sát trẻ đầy đủ 5 lĩnh vực phát triển: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ. Thông qua hoạt động STEAM, trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm thực tế giúp trẻ ham học hỏi, tìm tòi, khám phá là tiền đề cho việc hình thành tố chất thông minh cho trẻ.
>> Xem tiếp trong file tải về.
2. SKKN Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Sáng kiến “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
- LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ; Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng-xã hội.
- THỜI GIAN ÁP DỤNG: 09/2023 -3/2024
I. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Như vậy, trẻ sẽ rất hứn-g thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu. Bản chất của sáng kiến là tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp giáo viên tổ chức tốt cho từng hoạt động trải nghiệm.
Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology(Công nghệ), Engineering(Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Phương pháp giáo dục STEAM cũng giúp phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ, giúp trẻ hiểu rõ vấn đề và dễ dàng ứng dụng vào thực tế thông qua những việc mà trẻ tận mắt nhìn thấy, nghe thấy và chạm vào.
Ứng dụng Phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục trẻ mầm non giúp trẻ có cơ hội tìm tòi khám phá, trẻ biết làm việc theo nhóm, hợp tác, chia sẻ với bạn bè xung quanh góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động trải nghiệm” là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.Chính vì vậy tôi đã tìm tòi, hỏi học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu, tham khảo các bài dạy trên mạng internet có ứng dụng phương pháp tiến tiến và mạnh dạn chọn ứng dụng “Phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” đề nghiên cứu sâu hơn nhằm giúp trẻ tiếp thu bài dạy một cách đơn giản, nhẹ nhàng với các đồ dùng, đồ chơi dễ làm từ những vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những trải nghiệm gắn với thực tế cuộc sống, trẻ được thể hiện nhu cầu của bản thân, hòa mình với thiên nhiên, được tìm tòi khám phá, có nhiều cơ hội thể hiện năng lực, vốn hiểu biết của bản thân góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
1. Giải pháp cũ thường làm
* Giải pháp cũ thường làm:
Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giáo viên thường tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, các hoạt động trải nghiệm chỉ mang tính hình thức, đồ dùng trực quan chưa phong phú hình thức trải nghiệm còn nghèo nàn, còn hay áp đặt trẻ, chưa phát huy được hết khả năng tư duy, tính sáng tạo của trẻ, giảm sự hứng thú khi học.
* Ưu điểm :
- Giáo viên dễ dàng chuẩn bị đồ dùng trực quan, không tốn kém nhiều về kinh tế.
- Thời gian chuẩn bị đồ dùng nhanh, dễ dàng.
* Nhược điểm :
- Chưa có sự đầu tư đưa nội dung mới vào tiết dạy, đồ dùng trực quan chưa phong phú đa dạng, còn đơn giản nên đôi lúc trẻ còn nhàm chán chưa hứng thú.
- Giáo viên còn chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phương pháp hướng dẫn còn gò bó, áp đặt chưa phát huy được tính độc lập khả năng sáng tạo ở trẻ.
2. Giải pháp mới:
Để thực hiện tốt “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, chúng tôi đã triển khai thực hiện song song, đồng bộ các biện pháp sau:
2.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch.
Từ những thực tiễn trên, bản thân luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung hoạt động trải nghiệm có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ. Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, tài liệu, cập nhật thông tin trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về STEAM, để thể xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn hoạt động có thể lồng lồng ghép ứng dụng phương pháp STEAM đạt hiệu quả.
Trong năm học tôi đã tham gia lớp tập huấn về phương pháp giáo dục STEAM do các cô giáo là giảng viên chuyên sâu về việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM của trường CĐMG trung ương Hà nội. Ở đó, tôi cùng đồng nghiệp luôn hăng say phát biểu và luôn sắn sàng tham gia các giờ thực hành mẫu, trao đổi cùng giáo viên để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nhờ vậy, qua buổi tập huấn tôi đã hiểu sâu hơn về khái niệm, biện pháp cũng như cách thức tổ chức một số hoạt động ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.(Hình ảnh 1).
Bên cạnh đó tôi cũng không ngừng học hỏi các tài liệu, video trên mạng cũng như tham gia Nhóm Yêu STEAM từ cộng đồng mạng để trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân. (Hình ảnh 2).
>> Xem tiếp trong file tải về.
3. Một số biện pháp áp dụng STEM trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. Bởi vì GDMN giúp nuôi dưỡng – giáo dục trẻ một cách khoa học, tạo điều kiện tốt nhất giúp trẻ phát triển về mọi mặt, từ đó góp phần giúp trẻ hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1 – bậc học tiếp theo trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Bác đã từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Hiểu rõ câu nói đó của Bác, Đảng và nhà nước ta luôn đặt nội dung chăm sóc, bảo vệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng của đất nước.
Giai đoạn mầm non được coi là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này bởi trẻ nhận được sự quan tâm sát sao về chế độ dinh dưỡng, môi trường cũng như các tác động mang tính sư phạm.
Hầu hết các trẻ đều nhận được sự giáo dục từ gia đình trước khi bước vào bậc học mầm non. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có những hiểu biết đầy đủ, chính xác và sâu sắc về sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các tác động của phụ huynh đôi khi không phù hợp hoặc không góp phần giúp trẻ phát riển.
Đến với bậc học mầm non, trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá. Cùng với đó là những tác dộng đungc đắn từ đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản sẽ góp phần giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất và toàn diện.
Trong tình hình hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ cũng như sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, của công nghệ 4.0 hiện nay giáo dục mầm non cũng không ngừng đổi mới, học hỏi những phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới và STEAM là một trong những phương pháp được GDMN hiện nay học hỏi và áp dụng.
STEAM viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Chẳng hạn, trong giờ khám phá khoa học, để giải thích cho các trẻ vì sao nước sông suối lại trong, giáo viên sẽ cho học sinh thử lọc nước chứa tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như đá, sỏi, cát và rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần.
Phương pháp STEAM là phương pháp mà ở đó người học tiếp thu các kiến thức chủ yếu thông qua việc tự mình trải nghiệm, khám phá để từ đó lĩnh hội tri thức và phát huy sự sáng tạo của bản thân, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển hoàn thiện à toàn diện.
Bản thân là một giáo viên mầm non, là người thực hiện trực tiếp công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi cũng luôn mong muốn có thể giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp áp dụng phương pháp steam trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp A4, trường mầm non Thái Đào” để làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác áp dụng phương pháp steam trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp A4 trường mầm non Thái Đào.
1.1. Ưu điểm:
* Nhà trường:
- Trường Mầm Thái Đào luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành, sự chung tay góp sức của các bậc phụ huynh. Trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, môi trường bên ngoài có khuôn viên rộng, sạch sẽ, thoáng mát, có khu vực phát triển vận động cho trẻ chơi với các đồ chơi đẹp được bài trí khoa học, thuận tiện, có tính thẩm mỹ, an toàn, có cây xanh, và có vườn hoa đẹp. Khu cát sỏi được bày trí khoa học, có nhiều đồ dùng, dụng cụ cho trẻ được trải nghiệm như chơi với cát, sỏi, dụng cụ làm vườn, lá cây, đi trên thảm cỏ...
- Môi trường bên trong và ngoài lớp học luôn đảm bảo sạch sẽ, được trang trí đẹp đầy đủ và không ngừng được đổi mới, các chủng loại đồ dùng đồ chơi phong phú tạo điều kiện cho trẻ hoạt động.
* Giáo viên:
- 100% giáo viên trong trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tỷ lệ giáo viên trẻ cao, luôn năng động và chủ động trong việc tiếp thu và vận dụng cái mới vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh luôn hưởng ứng, tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, tổ chức cho các cháu đến trường đầy đủ, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
- Phụ huynh thành thạo việc sử dụng mạng xã hội cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối – kết hợp giữa gia đình – nhà trường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Trẻ em:
- Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1.2.1. Giáo viên:
* Tồn tại:
- Còn hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu.
- Kiến thức của giáo viên về phương pháp steam còn nhiều hạn chế, việc áp dụng vào steam còn mới mẻ với 1 số giáo viên nên chưa có nhiều nội dung tham khảo
* Nguyên nhân:
- Thời gian chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường chiếm khá nhiều nên giáo viên chưa có nhiều thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu các tài liệu.
- Giáo viên chưa được tham gia các lớp học hoặc khóa đào tạo chính thức về phương pháp steam mà phần lớn đều tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục steam qua mạng internet.
1.2.2. Trẻ em:
* Tồn tại:
- Một số trẻ còn nhút nhát ngại giao tiếp, trẻ chưa mạnh dạn và tự tin trong giờ
học. Trẻ vẫn còn thụ động chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.
- Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi của trẻ trong giờ học STEM còn chưa thành thạo đôi khi còn lúng túng. Trẻ chưa biết chia sẻ, giao lưu hợp tác với bạn, thể hiện: Khi sử dụng đồ dùng đồ chơi chưa biết nhường nhịn bạn, còn tranh dành đồ dùng đồ chơi của nhau, chơi riêng lẻ, ít phối hợp với bạn chơi.
- Kỹ năng truy vấn còn mới mẻ, trẻ chưa bộc lộ được những kỹ năng này trong các hoạt động thường nhật.
* Nguyên nhân:
- Nhận thức của trẻ không đồng đều.
- Các hoạt động tham quan, trải nghiệm của trẻ còn hạn chế.
Trước khi áp dụng biện pháp ứng dụng phương pháp steam trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi lớp A4 trường mầm non Thái Đào, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ. Kết quả của cuộc khảo sát được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
>> Xem tiếp trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập > Sáng kiến kinh nghiệm của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
SKKN: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5-6 tuổi
5,1 MB 18/03/2025 11:54:00 SATham khảo thêm
SKKN: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2
SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Mầm non
- SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
- SKKN: Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
- SKKN: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
- SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết tốt ba màu: xanh - đỏ - vàng
- SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non 25-36 tháng tuổi
- SKKN: Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
- SKKN: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5-6 tuổi
- Tổng hợp Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số mầm non
- SKKN: Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
- SKKN: Một số giải pháp ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non
- SKKN: Công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất
- Tiểu học
- Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học
- Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số Tiểu học
- SKKN: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tập đọc cho học sinh Tiểu học
- SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
- SKKN: Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
- SKKN: Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
- SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Tiểu học
- SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
- Lớp 1
- SKKN: Một số phương pháp dạy bài mới Toán lớp 1
- SKKN: Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
- SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt
- SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1
- Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1
- SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới cho môn Mĩ thuật lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
- SKKN: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Toán lớp 1
- Lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 2
- SKKN: Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng Toán hình học Lớp 2+3
- SKKN: Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
- SKKN Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy viết đoạn văn lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2
- SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
- SKKN: Giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2
- SKKN: Biện pháp học trực tuyến hiệu quả cho học sinh lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2
- SKKN: Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 khi tham gia học trực tuyến
- SKKN: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học môn Toán lớp 2
- SKKN: Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp 2
- Lớp 3
- Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3
- SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh
- SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
- SKKN: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3
- Thuyết trình sáng kiến Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu môn Tự nhiên Xã hội lớp 3
- Lớp 4
- SKKN Biện pháp thực hiện giáo dục STEM có hiệu quả trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo chương trình GDPT 2018
- Sáng kiến kinh nghiệm môn hoạt động trải nghiệm lớp 4
- SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ Em thích môn toán có kĩ năng so sánh phân số
- SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập môn Lịch sử Địa lý lớp 4
- SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4
- SKKN: Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
- SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh lớp 4
- SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
- SKKN: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
- SKKN giải Toán có lời văn lớp 4 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học môn Toán lớp 4
- SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán lớp 4
- Lớp 5
- SKKN Biện pháp đưa giáo dục Stem vào dạy học nhằm nâng cao các năng lực cốt lõi môn Khoa học cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
- SKKN: Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
- SKKN: Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
- SKKN: Công tác chủ nhiệm Lớp 5
- SKKN: Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5
- SKKN: Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp rèn giải Toán cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
- SKKN: Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5
- SKKN: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
- SKKN: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học thông qua chơi trong dạy Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
- SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5
- SKKN: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5
- Lớp 6
- SKKN môn Ngữ văn 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
- Sáng kiến kinh nghiệm Toán 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
- SKKN Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
- SKKN: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6
- SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
- SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
- SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6
- SKKN: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
- Rèn luyện kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6
- THCS
- SKKN: Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học cấp THCS
- Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm (13 bài)
- Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS
- Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS
- SKNN: Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật THCS
- Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS
- SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
- SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS
- Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
- SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS
- THPT
- Tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới
- Tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn THPT sách mới
- Tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm Địa lí THPT sách mới
- Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoạt động trải nghiệm THPT sách mới
- Sáng kiến kinh nghiệm môn Vật lí THPT sách mới
- Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng Canva trong dạy học
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
SKKN Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3
SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4
3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả năm 2025
SKKN Củng cố tinh thần đoàn kết bằng các trò chơi tập thể
SKKN: Một số phương pháp dạy bài mới Toán lớp 1