SKKN Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học cấp THCS
Sáng kiến Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad vào giảng dạy môn Toán hình học THCS
Phần mềm Geometer's Sketchpad (GSP) là một công cụ hiệu quả để tạo ra các bài giảng Toán hình học, "sách hình học điện tử" rất độc đáo, sinh động, trợ giúp giáo viên giảng bài và đem đến những tiết học hấp dẫn cho học sinh. Top 2 mẫu sáng kiến Sử dụng phần mềm The Geometer's Sketchpad (GSP) hỗ trợ dạy học phân môn Hình học THCS có hiệu quả ứng dụng cao dưới đây sẽ giúp thầy cô tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và ứng dụng phần mềm Geometer's Sketchpad. Mời các thầy cô tham khảo nhé.

1. SKKN Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học THCS
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
1.1. Tên sáng kiến:
“Sử dụng phần mềm GEOMETER’S SKETCHPAD giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Hình học cấp THCS”
1.2. Lĩnh vực áp dụng: dạy hình học THCS.
2. Nội dung
2.1. Giải pháp cũ thường làm
Đã từ lâu học hình luôn là nỗi sợ của nhiều học sinh bởi vì nó không những sử dụng suy luận logic mà còn đòi hỏi cao và phát triển mạnh khả năng hình dung hình học trực giác. Ngoài ra phương pháp giảng dạy của người thày cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả việc học bộ môn này. Có nhiều thày cô chưa tạo được cảm hứng cho học trò, không làm cho học sinh hiểu bản chất của vấn đề, dập khuôn giải các dạng bài. Cô lập, không chỉ ra các ứng dụng và sự liên quan đến những thứ khác. Cũng có thày cô quá hình thức, không kích thích phát triển khả năng hình dung hình học.
Qua thực tế giảng dạy và qua quá trình dự giờ thăm lớp chúng tôi nhận thấy khi dạy hình học phần lớn giáo viên đều dạy theo kiểu "truyền thống", tức là giáo viên đều sử dụng các hình vẽ "chết" trên bảng, học sinh quan sát, đo đạc (trên một trường hợp) hoặc vẽ sẵn hình vào bảng phụ (bìa cứng, bảng nhựa, bìa giấy khổ A0,...) và treo trên bảng cho HS quan sát. rồi thảo luận và đưa ra nhận xét.
Một số GV khi dạy về định nghĩa, định lý thường cung cấp và giới thiệu kiến thức cho học sinh, không để học sinh tìm, phát hiện ra kiến thức mới. Bởi vì giáo viên lo ngại HS không biết, không trả lời được câu hỏi đặt ra, dẫn đến HS càng không hiểu, không nhớ và khó vận dụng được vào giải bài tập và sợ học hình.
Khi dạy các bài tập quỹ tích, dựng hình và cực trị, cảm nhận của đa số giáo viên và học sinh đều cho rằng đây là dạng bài tập khó. Bởi vì để giải thích cho học sinh hiểu được toán quỹ tích giáo viên phải vẽ hình trong vài trường hợp cụ thể, từ đó tìm ra đặc điểm chung. Làm như thế mất rất nhiều thời gian và thường “cháy giáo án”. Vì vậy giáo viên thường bỏ qua những bài tập này không dạy, không chữa cho học sinh.
* Ưu điểm:
- Với phương pháp dạy học truyền thống đó, phần lớn giáo viên đã truyền tải đến học sinh khối lượng bài học theo giáo án đã soạn.
- Học sinh có thể nắm được những kiến thức cơ bản của bài học.
- Không cần đến các thiết bị hiện đại hỗ trợ như máy tính, máy chiếu.
* Nhược điểm:
- Vẽ hình trên bảng phụ mất thời gian (do có thể phải vẽ nhiều lần mới được theo yêu cầu, hoặc phải viết vẽ nhiều bảng cho nhiều lớp dạy).
- Hạn chế tính chính xác và tính thẩm mỹ nên hiệu quả giờ dạy thấp.
- Không tạo được các hình động, hạn chế sự phát triển tư duy và một số năng lực cần thiết cho HS như: quan sát, dự đoán, phân tích, phát hiện kiến thức mới, kiểm chứng kết quả. Đặc biệt với những bài toán mở rộng cho đối tượng HS khá giỏi (toán quỹ tích, tìm điểm cố định,...)
- GV vất vả khi mang các bảng phụ cồng kềnh di chuyển đến các lớp.
- Hạn chế tính hấp dẫn, tính sinh động trong giảng dạy.
- Chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi học bộ môn này, học sinh dễ quên kiến thức, chưa nắm vững bản chát của vấn đề.
Nhóm giáo viên chúng tôi đã làm một số khảo sát như sau:
Bảng 1. Thống kê mức độ hiểu biết của GV Toán các trường về phần mềm vẽ hình GEOMETER’S SKETCHPAD
Số GV tham gia KS | Mức độ hiểu biết | Số GV | Tỉ lệ phần trăm |
56 | Chưa biết | 12 | 21,4% |
Biết ít | 32 | 57,1% | |
Biết nhiều | 12 | 21,5 |
Bảng 2. Thống kê số lượng GV Toán các trường sử dụng phần mềm vẽ hình GEOMETER’S SKETCHPAD trong dạy học
STT |
Tên trường |
Số GV khảo sát | Số GV không SDPM | Số GV sử dụng PM thường xuyên | Số GV sử dụng PM khôngthường xuyên |
1 | Đinh Tiên Hoàng | 6 | 3 | 1 | 2 |
2 | Trường Yên | 6 | 3 | 1 | 2 |
3 | Ninh Hòa | 5 | 3 | 0 | 2 |
4 | Ninh Giang | 7 | 2 | 1 | 4 |
5 | Ninh Mỹ | 4 | 3 | 0 | 1 |
6 | Ninh Khang | 5 | 4 | 0 | 1 |
7 | Ninh Xuân | 4 | 3 | 0 | 1 |
8 | Ninh Thắng | 4 | 2 | 0 | 2 |
9 | Ninh Hải | 4 | 3 | 1 | 0 |
10 | Ninh An | 5 | 3 | 0 | 2 |
11 | Ninh Vân | 6 | 3 | 1 | 2 |
Thông qua bảng khảo sát chúng tôi thấy phần mềm GEOMETER’S SKETCHPAD đã có từ lâu, nhiều giáo viên đã biết đến nó nhưng rất ít giáo viên sử dụng và khai thác hết tính năng của nó. Đặc biệt là sử dụng phần mềm này trong quá trình hình thành khái niệm, chứng minh định lý, hướng dẫn tìm lời giải bài toán thì rất ít giáo viên sử dụng. Chỉ khi thi giáo viên giỏi hoặc thao giảng thì có một vài giáo viên sử dụng nó. Sau nhiều năm nghiên cứu sử dụng tại trường THCS ................... nhóm giáo viên Toán chúng tôi đã đưa ra được
những giải pháp sử dụng phần mềm này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Hình học cấp THCS.
1.1. Giải pháp mới cải tiến
1.1.1. Sử dụng Geometer’s Sketchpad vào dạy - học các khái niệm, định nghĩa hình học.
Vị trí và yêu cầu của dạy học khái niệm toán học nói chung là nền tảng của toàn bộ kiến thức Toán, là tiền đề hình thành khả năng vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học đồng thời góp phần phát triển năng lực trí tuệ và thế giới quan duy vật biện chứng cho HS. Dạy học các khái niệm - Định nghĩa ở môn hình học THCS nhằm giúp HS: Hiểu được các tính chất đặc trưng của khái niệm đó; Biết nhận dạng khái niệm, đồng thời biết thể hiện khái niệm; Biết vận dụng khái niệm trong tình huống cụ thể như vẽ hình và trong hoạt động giải toán cũng như ứng dụng thực tiễn; Hiểu được mối quan hệ của khái niệm này với các khái niệm khác trong một hệ thống khái niệm... Dạy học khái niệm, định nghĩa bao gồm các bước:
- Tiếp cận khái niệm;
- Hình thành khái niệm;
- Củng cố khái niệm;
- Vận dụng khái niệm.
Sử dụng GSP vào dạy - học các khái niệm, định nghĩa hình học bằng cách: GV trực tiếp các thao tác vẽ hình trên cửa sổ màn hình GSP, HS quan sát, theo dõi các thao tác vẽ hình (HS tiếp cận khái niệm), bằng trực quan HS nhận biết được tính chất đặc trưng của hình vừa được vẽ (HS hình thành khái niệm) chẳng hạn như: vẽ hai đường thẳng song song, vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ trung điểm đoạn thẳng, vẽ tia phân giác, vẽ trung trực đoạn thẳng, vẽ đường tròn. v. v... Do ưu điểm của phần mềm GSP là cho phép ta thiết lập quan hệ giữa các đối tượng hình học luôn được bảo toàn, mặc dù sau đó các quan hệ có thể được biến đổi bằng bất kì cách nào. Khi một thành phần của hình bị biến đổi, những thành phần khác của hình có quan hệ với thành phần thay đổi trên sẽ được tự động thay đổi theo.
Ví dụ khi thay đổi độ dài của một đoạn thẳng thì trung điểm của đoạn thẳng đó sẽ tự động thay đổi theo sao cho nó luôn là trung điểm của đoạn thẳng này. Nên khi HS bước đầu đã nhận biết được tính chất đặc trưng của hình vừa được vẽ (HS hình thành khái niệm), GV tiếp tục cho hình vẽ di động, mặc dù vậy nhưng hình vẽ vẫn giữ được tính chất đặc trưng của nó, điều này làm cho HS khẳng định thêm về tính chất đặc trưng (HS được củng cố khái niệm). Từ đó khi đã nắm chắc khái niệm HS có thể vận dụng khái niệm để giải bài tập và giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Ví dụ 1: Khi dạy: “Định nghĩa hình thang”- Hình học 8, chúng tôi đã làm như sau:
- Vẽ trực tiếp trên màn hình GSP một hình thang ABCD, khi vẽ cho HS thấy được cạnh BC//AD. Và giới thiệu đó là một hình thang.
- Di chuyển một đỉnh bất kỳ của hình thang và cho HS nhận xét về sự song song của hai cạnh BC và AD. Từ đó cho HS rút ra định nghĩa hình thang.
Khi giải bài tập ?1 trg 69 (sgk lớp 8 tập 1): “ Em có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang”.
Để HS kiểm tra bằng thực tế GV tiến hành: Đo các cặp góc kề với một cạnh bên, bằng menu phép đo. Rồi cho HS tính tổng hai góc kề một cạnh bên (kết quả 180o). Di chuyển một đỉnh bất kỳ của hình thang và cho HS nhận xét về tổng số đo hai góc kề với một cạnh bên có thay đổi hay không. Từ đó cho HS rút ra kết luận: “Tổng hai góc kề một cạnh bên của hình thang bằng 180o” một cách thoải mái chủ động và đầy hứng thú. Cuối cùng GV gợi ý HS vận dụng định nghĩa hình thang và tính chất của hai đường thẳng song song các em đã được học từ lớp 7 để HS có thể chứng minh được là: “ Tổng hai góc kề một cạnh bên của hình thang bằng 180o”
Hoặc khi dạy định nghĩa: “Hình bình hành”- Hình học 8, chúng tôi làm như sau: GV trực tiếp vẽ hình trên GSP, để HS theo dõi các thao tác vẽ hình.
Bước 1: Vẽ 3 điểm A, B, C và vẽ hai đoạn thẳng AB; BC.
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua điểm C và song song với AB và vẽ đường thẳng đi qua điểm A, song song với BC. Chọn tên điểm giao nhau của hai đường thẳng song song là D. Bước 3: Ẩn hai đường thẳng song song vừa vẽ, rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng CD và AD. Ta được tứ giác ABCD.
Bước 4: GV hỏi: Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt? HS trả lời: Các cạnh đối của tứ giác ABCD song song với nhau.
Từ nhận xét trên GV giới thiệu tứ giác ABCD được gọi là Hình bình hành. Như vậy bằng trực quan HS đã hình thành được khái niệm hình bình hành. Để củng cố khái niệm GV tiếp tục:
Bước 5: Di chuyển điểm D trong mặt phẳng, cho HS theo dõi và nhận xét về sự song song của các cặp cạnh đối (mặc dù hình vẽ thay đổi nhưng các cặp cạnh đối vẫn song song), rồi cho HS rút ra định nghĩa hình bình hành.
1.1.2. Sử dụng Geometer’s Sketchpad vào dạy – học các định lý, tính chất hình học.
Vị trí và yêu cầu của dạy định lý hình học ở bậc THCS là cung cấp cho HS một hệ
thống kiến thức cơ bản của môn hình học, là cơ hội rất thuận lợi để phát triển ở HS khả năng suy luận và chứng minh, góp phần phát triển năng lực trí tuệ. Việc dạy các định lý hình học ở bậc THCS cần đạt các yêu cầu: HS nắm được nội dung các định lý và những mối liên hệ giữa chúng, từ đó có khả năng vận dụng các định lý vào hoạt động giải bài tập cũng như các ứng dụng khác; Làm cho HS thấy được sự chứng minh chặt chẽ, suy luận chính xác (tuy nhiên phải phù hợp với nhận thức của HS THCS), phát triển năng lực chứng minh toán học.v.v...
Dạy học định lý, tính chất hình học bao gồm các bước:
- Tiếp cận định lý.
- Hình thành định lý.
- Củng cố định lý.
- Vận dụng định lý.
Sử dụng GSP vào dạy - học các định lý, tính chất hình học bằng cách: GV vẽ hình, và thực hiện các thao tác đo độ dài, đo góc... bằng menu “phép đo” để HS quan sát (Tiếp cân định lý). HS hoạt động so sánh hoặc tính toán, suy đoán, suy diễn tìm ra tính chất của: điểm, góc, cạnh, đường chéo... HS phát hiện được nội dung của định lý (Hình thành định lý).
Để HS có khẳng định chắc chắn GV cho hình vẽ di động, mặc dù vậy nhưng các tính chất đó của hình vẽ vẫn không thay đổi. Điều này làm cho HS có một niềm tin chắc chắn vào sự đúng đắn của định lý. Nhưng dạy học chứng minh định lý trước hết cần cho HS thấy rằng: những điều thấy hiển nhiên trên hình vẽ thật ra chỉ là một hoặc một vài hình vẽ mà thôi. Vấn đề đặt ra là tính chân thực của mệnh đề tổng quát không thể thử trực tiếp trên vô số trường hợp như các khoa học thực nghiệm khác, vì vậy ta cần phải chứng minh nó bằng suy luận lập luận toán học logic. Do đó sử dụng phần mềm GSP là chỉ giúp HS tiếp cận và hình thành định lý, chứ không thể thay thế cho việc chứng minh định lý. Tuy vậy nhưng khi sử dụng GSP vào dạy tính chất của các hình chúng tôi thấy thật thú vị, nhất là HS có nhiều hứng thú trong học tập, các em tập trung quan sát sự di chuyển của các hình vẽ để phát hiện ra tính chất của các đối tượng hình học một cách chủ động, tinh tường và đầy sáng tạo, tự bản thân các em rút ra tính chất hoặc định lý bằng nhìn thấy trên hình vẽ,chứ không phải chỉ đọc sách giáo khoa trả lời như trước đây...
>>> Xem tiếp trong file tải về.
2. Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác phần mềm Geometer's Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
MỤC LỤC
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Vấn đề thực tiễn
II. Mục đích
III. Đối tượng, phạm vi thực hiện
B. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Tầm quan trọng của việc dạy – học Hình học ở trung học cơ sở
2. Giới thiệu phần mềm
II. Thực trạng việc sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học hình học tại trường THCS Nguyễn Lân
III. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trong giảng dạy hình học THCS tại trường THCS Nguyễn Lân
1. Giáo viên cần phải hiểu được mục đích của việc sử dụng phần mềm GSP
2. Yêu cầu về sự chuẩn bị của giáo viên
IV. Thực nghiệm sư phạm áp dụng các biện pháp đã nêu vào tiến trình dạy đổi mới phương pháp dạy học
V. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Vấn đề thực tiễn
Trong chương trình học môn toán THCS, hình học là một môn học mới mẻ đối với học sinh mới bắt đầu tiếp cận và nó đòi hỏi khả năng trình bày lôgic, khả năng tư duy, tưởng tượng các đối tường hình học.
Đối với tất cả học sinh THCS, hình học là một môn học phức tạp đòi hỏi khả năng tư duy, nhận biết và tính tưởng tượng cao. Ngoài ra, công cụ hỗ trợ trong việc giảng dạy môn toán đặc biệt là môn hình học còn thô sơ, chưa phong phú và còn nhiều mặt hạn chế. Chính vì vậy phần lớn học sinh đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận các đối tượng hình học và gặp nhiều khó khăn trong việc giải các bài toán hình học.
Bên cạnh đó, cùng với sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực đời sống. Nhiều công cụ, ứng dụng hỗ trợ việc học tập và giảng dạy ngày càng nhiều và phong phú giúp học sinh hứng thú trong học tập, kích thích tư duy sáng tạo trong học tập.
Phần mềm Geometer’s Sketchpad là phần mềm dùng để nghiên cứu và dạy hình học, có ứng dụng cao trong việc học và dạy hình học và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các trường THCS, THPT của Việt Nam. Phần mềm hình học động Geometer's Sketchpad (GSP) là một phần mềm thực sự hay và bổ ích với giáo viên bộ môn Toán. Trong những năm trở lại đây thì phần mềm Geometer's Sketchpad đã được sử dụng đại trà trong dạy học môn Toán cấp trung học cơ sở và đã giúp học sinh không những mở rộng vốn tri thức mà còn giúp học sinh hình thành năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề. GSP có những ưu điểm nổi bật mà các phần mềm khác không có như: Các đối tượng hình mà GSP vẽ rất chính xác, mịn và đẹp; chuyển động và tạo vết của một điểm khi kích hoạt chức năng chuyển động rất tự nhiên. Tính năng này hỗ trợ hữu ích trong quá trình giải bài toán quỹ tích; phần mềm hỗ trợ giáo viên và học sinh trong một số vấn đề cơ bản sau: dạy – học các khái niệm, định nghĩa hình học, dạy – học các định lý, tính chất hình học, dạy học giải bài tập hình học, dạy học ôn tập – tổng kết chương hình học …
Trong các năm từ 2019 đến 2022, tôi đã sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad và áp dụng các kỹ thuật trong dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các giờ Toán đồng thời giúp học sinh sẽ dần dần hình thành và phát triển được năng lực tự học, năng lực thực hành và năng lực sáng tạo của bản thân, từ đó các em tự tìm ra kiến thức của bài học và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống, đó chính là vấn đề mà mỗi giáo viên dạy Toán đều phải quan tâm.
Như vậy với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy thì một trong các biện pháp khả thi là biết kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và không truyền thống trong đó có sự dụng các phần mềm dạy học như Geometer’s Sketchpad là một yếu tố không thể tách rời.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã đưa ra đề tài: “Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS”.
II. Mục đích
Tìm hiểu khả năng ứng dụng, tư duy về các đối tượng hình học và khả năng giải toán học hình học THCS với phần mềm tích hợp GSP. Cung cấp những hình ảnh trực quan phong phú và đa dạng về các đối tượng hình học, kích thích tư duy sáng tạo. Đề xuất các phương pháp giảng dạy bằng phần mềm tích hợp GSP giúp cho học sinh giải các lớp bài tập liên quan đến chủ đề quỷ tích. Từ đó, đem lại sự hứng thú học tập,cải thiện kết quả học tập của các em khi học phần này.
Tiến hành thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn mình sẽ hiểu biết nhiều hơn về cách sử dụng phần mềm vẽ hình GSP trong dạy học hình học; nắm bắt được những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình làm bài tập hình học để có những phương pháp học tập tự chủ và linh hoạt cho học sinh.
III. Đối tượng, phạm vi thực hiện
Nghiên cứu việc sử dụng phần mềm GSP trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Lân.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy - học hình học ở trường trung học cơ sở, việc sử dụng phần mềm GSP trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở Nguyễn Lân. Nghiên cứu lí thuyết về năng lực tự học, năng lực thực hành và năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở. Tìm hiểu những khó khăn từ phía giáo viên và học sinh khi dạy học hình học.
- Nghiên cứu sách giáo khoa môn Toán và một số môn khác có liên quan.
- Nghiên cứu lí thuyết phần mềm GSP, thiết kế bài dạy trên GSP các tiết học cụ thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản một cách hứng thú, chủ động, dễ dàng, thông qua những hình hình học động.
- Vận dụng lí luận vào tổ chức hoạt động dạy học Toán 6: Thiết kế tổ chức một giờ học cụ thể.
- Quá trình thử nghiệm diễn ra qua các năm năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021 và 2021 - 2022.
(Sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh; dự giờ môn Toán để quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh để thu thập làm cơ sở lí luận của đề tài).
B. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Tầm quan trọng của việc dạy – học Hình học ở trung học cơ sở
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm, thể hiện trên các văn bản chỉ đạo:
- Chỉ thị số 58 của Bộ Chính trị, ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nêu rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Intemet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo".
- Chỉ thị số 29 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục, nêu rõ: "Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp. phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiên tới một “xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực làm cho công nghệ thông tin”
- Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban chấp hành TW Đảng ra ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu rõ:"Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học."
Môn Toán là một bộ môn vốn dĩ có mối liên hệ mật thiết với Tin học. Toán học chứa đựng nhiều yếu tố để phục vụ nhiệm vụ giáo dục tin học, ngược lại tin học sẽ là một công cụ đắc lực cho quá trình dạy học toán. Tiến trình lên lớp không còn máy móc theo sách giáo khoa hay như nội dung các bài giảng truyền thống mà có thể tiến hành theo phương thức linh hoạt. Phát triển cao các hình thức tương tác giao tiếp: học sinh – giáo viên, học sinh - học sinh, học sinh - máy tính,... trong đó chú trọng đến quá trình tìm tòi các khái niệm, các tính chất, định lý, quy luật chuyển động của các điểm … khuyến kích học sinh trao đổi, tranh luận,... từ đó phát triển các năng lực tư duy ở học sinh.
Như vậy với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy thì một trong các biện pháp khả thi là biết kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và không truyền thống trong đó có sự dụng các phần mềm dạy học như Geometer’s Sketchpad là một yếu tố không thể tách rời.
* Phát huy năng lực tự học, năng lực thực hành và năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở trong giờ học hình học
Có thể nói dùng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy - học có các tác dụng rất tốt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học có hiệu quả sau:
· Dùng Geometer’s Sketchpad để thể hiện một khái niệm hoặc một ý tưởng mới trong toán học.
· Dùng Geometer’s Sketchpad để khám phá sâu hơn khái niệm hoặc khám phá ở những góc độ khác nhau của khái niệm
· Từng bước hướng dẫn để giúp học sinh xây dựng các cấu trúc và hiểu được mối liên hệ giữa các thành phần
· Giáo viên sử dụng các mô hình để dẫn dắt thảo luận trong quá trình dạy học
· Học sinh thao tác trên mô hình để hình thành tri thức
· Học sinh làm việc để tạo những đối tượng mới trên mô hình theo yêu cầu của giáo viên và phản hồi với giáo viên trong quá trình dạy học
· Học sinh sử dụng Geometer’s Sketchpad để giải quyết các bài tập lớn hoặc các thách thức
· Sử dụng Geometer’s Sketchpad đồng thời với các chương trình khác hoặc với các vật thể thao tác được
· Sử dụng Geometer’s Sketchpad để kiểm tra các giả thiết đặt ra hoặc kiểm chứng một kết quả nào đó
2. Giới thiệu phần mềm
The Geometer's Sketchpad là một phần mềm thương mại với mục đích khám phá hình học Euclid, Đại số, Giải tích và các ngành khác của Toán học. Geometer's Sketchpad được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy ở nhiều trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ và Canada. Hiện nay nhiều phần mềm phát triển của GSP đã được xây dựng thêm như: Dựng hình phối cảnh, các bài toán và chứng minh liên quan đến định lí Pitago, hình học qua các đường tròn, khảo sát lượng giác...
2.1. Các yếu tố cơ bản của Geometer’s Sketchpad
- Thanh tiêu đề: Là thanh nằm trên cùng, chứa tên file, nút phóng to thu nhỏ, đóng cửa sổ.
- Thanh thực đơn: Chứa danh sách các lệnh.
- Thanh công cụ: Chứa các công cụ khởi tạo và thay đổi các đối tượng (hình vẽ, chữ) các công cụ này tương tự như compa, thước kẻ, bút viết hàng ngày của chúng ta.
- Vùng soạn thảo (vùng Sketch): Là vùng làm việc chính của chương trình, là nơi để xây dựng, thao tác với các đối tượng hình học.
- Con trỏ: Chỉ ra vị trí hiện thời trên của sổ. Nó sẽ di chuyển khi bạn di chuyển con chuột.
- Thanh cuốn: Di chuyển vùng sketch hiện thời.
2.2. Thanh công cụ
- Công cụ chọn: được sử dụng để lựa chọn các đối tượng trên vùng sketch. Công cụ chọn gồm 3 công cụ dùng để chuyển đổi đối tượng: tịnh tiến, quay, co giãn.
- Công cụ điểm: dùng để tạo điểm.
- Công cụ compa: dùng để tạo đường tròn.
- Công cụ nhãn (có chữ A): soạn văn bản, đặt tên cho đối tượng, chú thích.
- Công cụ thông tin đối tượng: hiển thị thông tin về một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng trên màn hình sketch, nơi chứa các công cụ khác do chính chúng ta tạo sẵn để sử dụng nhanh chóng (vẽ tam giác cân, tam giác đều, thang cân, công cụ ký hiệu góc…)
>>> Xem tiếp trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Minh Nguyễn
- Ngày:
SKKN Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học cấp THCS
04/12/2024 9:16:00 SATheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Mầm non
- SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
- SKKN: Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
- SKKN: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
- SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết tốt ba màu: xanh - đỏ - vàng
- SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non 25-36 tháng tuổi
- SKKN: Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
- SKKN: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5-6 tuổi
- SKKN: Công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất
- Tiểu học
- SKKN: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tập đọc cho học sinh Tiểu học
- SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học
- Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học
- SKKN: Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
- SKKN: Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
- SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Tiểu học
- Lớp 1
- SKKN: Một số phương pháp dạy bài mới Toán lớp 1
- SKKN: Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
- SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt
- SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1
- Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1
- SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới cho môn Mĩ thuật lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
- Lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 2
- SKKN: Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng Toán hình học Lớp 2+3
- SKKN: Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
- SKKN Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy viết đoạn văn lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2
- SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
- SKKN: Giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2
- SKKN: Biện pháp học trực tuyến hiệu quả cho học sinh lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2
- SKKN: Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 khi tham gia học trực tuyến
- SKKN: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học môn Toán lớp 2
- Lớp 3
- Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3
- SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh
- SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
- SKKN: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- SKKN Biện pháp đưa giáo dục Stem vào dạy học nhằm nâng cao các năng lực cốt lõi môn Khoa học cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
- SKKN: Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
- SKKN: Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
- SKKN: Công tác chủ nhiệm Lớp 5
- SKKN: Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5
- SKKN: Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp rèn giải Toán cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
- SKKN: Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5
- SKKN: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
- SKKN: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học thông qua chơi trong dạy Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
- SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5
- SKKN: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5
- Lớp 6
- SKKN môn Ngữ văn 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
- Sáng kiến kinh nghiệm Toán 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
- SKKN Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
- SKKN: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6
- SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
- SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
- SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6
- SKKN: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
- Rèn luyện kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6
- THCS
- SKKN: Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học cấp THCS
- Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm (13 bài)
- Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS
- Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS
- SKNN: Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật THCS
- Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS
- SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
- SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS
- Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
- SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS
- THPT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn

Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ Em thích môn toán có kĩ năng so sánh phân số
4 Sáng kiến kinh nghiệm Toán 6 Chương trình mới (Tổng hợp 3 bộ sách)
SKKN Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018
SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học