Thuyết trình sáng kiến Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu môn Tự nhiên Xã hội lớp 3
Bài thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất
Bài thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây sẽ giúp thầy cô tham khảo để có một bài thuyết trình hay trước ban giám khảo và có thêm kinh nghiệm tích hợp các nội dung về giáo dục biến đổi khí hậu vào môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Việc tích hợp, lồng ghép các chuyên đề để đưa nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh các kiến thức cơ bản và hình thành kỹ năng thoát hiểm, sơ cứu ban đầu nhằm chủ động ứng phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Sau đây là nội dung chi tiết Bài thuyết trình Biện pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên Xã hội lớp 3 trong hội thi sáng kiến kinh nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Kính thưa Ban giám khảo!
Tôi tên là .............. - GV trường TH .............., TP ............... Hôm nay tôi sẽ thuyết trình trước BGK biện pháp “Tích hợp giáo dục BĐKH và ứng phó với BĐKH vào chủ đề Xã hội trong môn TN&XH lớp 3”. Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới BGK lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Chúc hội thi thành công tốt đẹp! (Chuyển sang sile 2)
Kính thưa BGK!
Báo cáo biện pháp của tôi gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Đặt vấn đề; phần thứ hai: Nội dung của biện pháp; phần thứ ba: Kết quả. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể từng phần như sau: (Chuyển sang sile 3)
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
BĐKH đã và đang tàn phá Trái Đất. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về BĐKH và môi trường. (Chuyển sang sile 4)
Trong những năm gần đây, .............. là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH. Các hiện tượng như lũ quét, sạt lở, rét hại, mưa đá… gia tăng về tần suất, khiến công tác phòng chống thiên tai gặp khó khăn, tăng nguy cơ thiệt hại về người và tài sản. (Chuyển sang sile 5)
Qua nghiên cứu về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, ... tôi thấy rằng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có nhiều bài có khả năng tích hợp để giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh. Vì thế, tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”. (Chuyển sang sile 6)
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Về thực trạng: Có những thuận lợi và khó khăn từ phía nhà trường, từ GV và HS, tôi đã trình bày trong báo cáo của mình. (Chuyển sang sile 7)
Vào tháng 9, đầu năm học 2020-2021, tôi tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh lớp 3C về vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu. Kết quả thu được như sau:
Số học sinh nhận thức tốt về BĐKH, ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm tỉ lệ tương đối thấp (42,5%). Số học sinh nhận thức chưa tốt về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu còn chiếm tỉ lệ cao (57,5%), trong đó số học sinh chưa có kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm tỉ lệ cao nhất (20%).
2. Nguyên nhân:
- Một số GV còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH. GV chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu các kiến thức có liên quan đến bài học, chưa thực sự chú trọng đến dạy lồng ghép giáo dục BĐKH, dẫn tới tiết học còn sơ sài, nội dung tích hợp BĐKH còn mờ nhạt.
- Với lứa tuổi HS lớp 3, nhận thức về BĐKH của các em còn hạn chế.
- Vẫn còn phụ huynh chưa trang bị cho con kiến thức, kĩ năng cần thiết về BĐKH và ứng phó với BĐKH. (Chuyển sang sile 8)
Vì vậy để đảm bảo nhu cầu thực tế so với thực trạng khảo sát, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây: (nêu 4 giải pháp như trong sile)
Tôi xin phép trình bày cụ thể từng giải pháp như sau: (Chuyển sang sile 9)
Giải pháp thứ nhất: Giáo viên nắm được mục tiêu; xác định địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Bước 1: GV nắm được mục tiêu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. Tôi đã nêu rõ trong báo cáo biện pháp của mình.
Bước 2: Xác định địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BĐKH. Tôi rà soát tất cả các bài học trong chủ đề Xã hội: gồm có 21 bài, trong đó có 9 bài có thể tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. Địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BĐKH tôi đã trình bày cụ thể trong bản báo cáo. (Chuyển sang sile 10)
Giải pháp thứ hai: Tiến hành hiệu quả một số hoạt động dạy học giáo dục biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Để đem lại hiệu quả, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng HS. Ở đây, tôi xin trình bày một số bài tiêu biểu sau:
Bài 24, 25: “Một số hoạt động ở trường”.
Đây là bài có mức độ tích hợp liên hệ. Mục tiêu: Giúp HS có ý thức tích cực tham gia các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình để có một môi trường học tập lành mạnh bằng những việc làm cụ thể. Các bước tiến hành như trên. Tôi giáo dục HS:
+ Sử dụng điện tiết kiệm
+ Sử dụng nước tiết kiệm
+ Tham gia thu gom, phân loại rác.
+ Trồng cây xanh, bảo vệ chăm sóc cây xanh.
+ Tham gia các hoạt động công ích như: “Em làm kế hoạch nhỏ”, “Quyên góp ủng hộ các bạn bị thiên tai, lũ lụt”, “Ngày hội môi trường” … (Chuyển sang sile 11)
* Sau bài học này, tôi thấy học sinh lớp tôi có ý thức hơn hẳn trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp và an toàn. Các em biết rót nước vừa đủ uống; biết tắt điện, tắt quạt khi ra chơi, khi di chuyển sang các phòng học chức năng; biết đóng cửa khi bật điều hòa và chỉ để ở mức 26 độ C; biết quét dọn vệ sinh trường lớp; không vứt rác bừa bãi; biết chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp … (Chuyển sang sile 12)
Bài 31: “Hoạt động công nghiệp, thương mại”.
Đây là bài có mức độ tích hợp bộ phận. Mục tiêu: Giúp HS biết được các hoạt động công nghiệp và thương mại; qua đó giáo dục các em về BĐKH và ứng phó với BĐKH có liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp
Các bước tiến hành như trên. Tôi giáo dục HS: (Chuyển sang sile 13)
+ Nguyên nhân biến đổi khí hậu: Khi hoạt động công nghiệp, con người đã đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch (than đá, củi, rơm, rạ, ...) tạo ra khí CO2. Hoạt động khai thác mỏ than (than, dầu và khí tự nhiên) tạo ra nguồn khí mêtan (CH4) rất lớn (tạo ra khí nhà kính).
+ Cách ứng phó với BĐKH: Cần hạn chế khai thác và sử dụng: Than, dầu đốt, khí thiên nhiên, bởi đây chính là những nhiên liệu gây nên hiệu ứng nhà kính. Thay vào đó, con người đang dần tìm ra những nguồn nhiên liệu thay thế chúng. (Chuyển sang sile 14)
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động thương mại
Các bước tiến hành như trên. Tôi giáo dục HS:
+ Giảm thiểu mức độ tiêu thụ hết sức có thể
+ Hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm:
+ Chọn các thiết bị ít tiêu hao năng lượng để tiết kiệm điện.
+ Chọn mua sản phẩm địa phương:
*Qua bài học này, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đã biết hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm. Các em không còn đựng đồ ăn sáng bằng túi nilon để mang đến lớp nữa mà thay vào đó là các em sử dụng túi giấy dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. Điều làm tôi vui hơn là đa số các em còn cố gắng dậy sớm hơn để ăn sáng ở nhà mà không mua và mang đồ ăn sáng đến lớp. (Chuyển sang sile 15)
Bài 36: “Vệ sinh môi trường”.
Đây là bài có mức độ tích hợp toàn phần. Tôi tiến hành như sau:
Hoạt động 1: Tác hại của rác thải
*Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác đối với sức khỏe con người. Biết giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi ra môi trường.
Tôi giáo dục HS: Giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường, thu gom phân loại rác, không để rác phân hủy ảnh hưởng đến môi trường (tạo ra khí nhà kính). (Chuyển sang sile 16)
Hoạt động 2: Cách xử lí rác thải
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết thu gom và xử lí rác thải đúng cách để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các bước tiến hành như trên. Kết thúc bài học này tôi giao nhiệm vụ: Mỗi học sinh xây dựng ý tưởng “Tái chế rác cho cuộc sống thêm xanh”.
Tôi không ngờ các em lại hào hứng tham gia như vậy. Các em đã thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo của mình qua từng chi tiết và có những sản phẩm rất ngộ nghĩnh và đáng yêu từ chai nhựa, giấy, lon bia, lá cây… Xin mời BGK xem video clip sau đây: (Chuyển sang sile 17)
(Chuyển sang sile 18)
Giải pháp thứ ba: Phối hợp với Liên đội và phụ huynh trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh
Để đạt được hiệu quả cao nhất, song song với việc dạy lồng ghép BĐKH vào bài học, tôi còn phối hợp với Liên đội và phụ huynh học sinh.
 Về phía Liên đội:
 Bản thân tôi đã phối hợp với Liên đội, xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học. Các em thực hiện theo kế hoạch và tôi không cần nhắc nhở nhiều.
Xin mời BGK xem một số hoạt động mà HS lớp tôi đã thực hiện: (Chuyển sang sile 19, 20, 21)
(Chuyển sang sile 22)
Về phía phụ huynh:
Thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc trao đổi qua điện thoại, tôi tuyên truyền với phụ huynh những nội dung mà các con được học trên lớp để phụ huynh nắm được, từ đó giúp các con vận dụng và thực hành.
Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, tôi vận dụng các phương tiện Internet như zalo, facebook để nắm bắt thông tin ngược từ cha mẹ học sinh nhằm giáo dục các em thực hiện tốt việc ứng phó với BĐKH khi ở lớp cũng như khi ở nhà. Môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh giúp chúng ta có sức khỏe tốt để phòng chống bệnh tật. Tôi đã lựa chọn những tấm ảnh đẹp mà phụ huynh gửi, sau đó gửi lên zalo nhóm lớp để nêu gương. Các em học tập lẫn nhau, tạo thành một phong trào sôi nổi và tích cực của lớp.
(Chuyển sang sile 23)
 Giải pháp thứ tư: Đưa ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thành một tiêu chí để đánh giá, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
 Cùng với việc lồng ghép kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các bài giảng, tôi luôn khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường.
Tôi đã đưa ra những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quang trường lớp và cả ở đường phố, nơi cư trú, ... đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá. Nhằm góp phần đem lại hiệu quả thiết thực, để cuộc vận động “Vì một Việt Nam xanh hơn” không còn là văn bản hướng dẫn, mà kết quả nhìn thấy là đường phố, thôn xóm ngày một sạch hơn, khu phố trở nên tươm tất và văn minh hơn, ứng xử giữa con người với nhau trở nên thân thiện hơn.
(Chuyển sang sile 24)
PHẦN III: KẾT QUẢ
Từ việc kết hợp các biện pháp trên đây trong công tác giảng dạy của mình, tôi đã thu được những kết quả tương đối khả quan như sau:
- Đến thời điểm tháng 3/2021: Tỉ lệ học sinh nhận thức tốt về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm 87,5% (tăng 45% so với tháng 9/2020). Tất cả học sinh lớp tôi đều đã hiểu thế nào là biến đổi khí hậu, biết được một số tác hại của biến đổi khí hậu. Đặc biệt số học sinh chưa có một số kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu đã giảm 15% so với tháng 9/2020. Qua đó cho thấy việc dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu đã mang lại hiệu quả cao, tác động mạnh vào ý thức của các em, giúp các em có những hành động tích cực để ứng phó với biến đổi khí hậu. (Chuyển sang sile 25)
Đến nay, đa số học sinh lớp tôi đã có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu: Các em biết quét dọn vệ sinh lớp học và sân trường; biết tiết kiệm điện, nước; biết thu gom rác thải, phân loại rác, tái chế rác; trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh, … đặc biệt còn làm tốt công tác tuyên truyền viên bảo vệ môi trường để mọi người cùng tham gia. (Chuyển sang sile 26)
Với nội dung trên rất mong được sự góp ý của BGK. Cảm ơn BGK đã lắng nghe. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập > Sáng kiến kinh nghiệm của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Cự Giải
- Ngày:
Thuyết trình sáng kiến Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu môn Tự nhiên Xã hội lớp 3
21,9 KB 28/03/2025 4:43:00 CHTải Thuyết trình sáng kiến Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu môn Tự nhiên Xã hội lớp 3 PDF
192 KB 28/03/2025 5:00:16 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Mầm non
- SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
- SKKN: Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
- SKKN: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
- SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết tốt ba màu: xanh - đỏ - vàng
- SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non 25-36 tháng tuổi
- SKKN: Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
- SKKN: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5-6 tuổi
- Tổng hợp Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số mầm non
- SKKN: Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
- SKKN: Một số giải pháp ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non
- SKKN: Công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất
- Tiểu học
- Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học
- Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số Tiểu học
- SKKN: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tập đọc cho học sinh Tiểu học
- SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
- SKKN: Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
- SKKN: Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
- SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Tiểu học
- SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
- SKKN: Biện pháp xây dựng lớp học tự quản
- Lớp 1
- SKKN: Một số phương pháp dạy bài mới Toán lớp 1
- SKKN: Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
- SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt
- SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1
- Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1
- SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới cho môn Mĩ thuật lớp 1
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
- SKKN: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Toán lớp 1
- Lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 2
- SKKN: Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng Toán hình học Lớp 2+3
- SKKN: Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
- SKKN Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy viết đoạn văn lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2
- SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
- SKKN: Giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2
- SKKN: Biện pháp học trực tuyến hiệu quả cho học sinh lớp 2
- SKKN: Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2
- SKKN: Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 khi tham gia học trực tuyến
- SKKN: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học môn Toán lớp 2
- SKKN: Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp 2
- Lớp 3
- Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3
- SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh
- SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
- SKKN: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3
- SKKN: Một số dạng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy kiểu câu kể cho học sinh lớp 3
- Thuyết trình sáng kiến Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu môn Tự nhiên Xã hội lớp 3
- Lớp 4
- SKKN Biện pháp thực hiện giáo dục STEM có hiệu quả trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo chương trình GDPT 2018
- Sáng kiến kinh nghiệm môn hoạt động trải nghiệm lớp 4
- SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ Em thích môn toán có kĩ năng so sánh phân số
- SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập môn Lịch sử Địa lý lớp 4
- SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4
- SKKN: Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
- SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh lớp 4
- SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
- SKKN: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
- SKKN giải Toán có lời văn lớp 4 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học môn Toán lớp 4
- SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán lớp 4
- SKKN: Ứng dụng CNTT thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 4
- Lớp 5
- SKKN Biện pháp đưa giáo dục Stem vào dạy học nhằm nâng cao các năng lực cốt lõi môn Khoa học cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
- SKKN: Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
- SKKN: Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
- SKKN: Công tác chủ nhiệm Lớp 5
- SKKN: Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5
- SKKN: Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp rèn giải Toán cho học sinh lớp 5
- SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
- SKKN: Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5
- SKKN: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
- SKKN: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học thông qua chơi trong dạy Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
- SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5
- SKKN: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5
- Lớp 6
- SKKN môn Ngữ văn 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
- Sáng kiến kinh nghiệm Toán 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
- SKKN Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
- SKKN: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6
- SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
- SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
- SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6
- SKKN: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
- Rèn luyện kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6
- THCS
- SKKN: Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học cấp THCS
- Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm (13 bài)
- Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS
- Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS
- SKNN: Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật THCS
- Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS
- SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
- SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS
- Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
- SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS
- THPT
- Tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới
- Tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn THPT sách mới
- Tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm Địa lí THPT sách mới
- Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoạt động trải nghiệm THPT sách mới
- Sáng kiến kinh nghiệm môn Vật lí THPT sách mới
- Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng Canva trong dạy học
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6 (6 bài)
Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán lớp 4
SKKN: Biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học 2025
SKKN Dạy lồng ghép cách đọc các số tự nhiên có chứa chữ số 5 lớp 4
Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng Canva trong dạy học