SKKN tạo hứng thú trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm môn Khoa học tự nhiên 6

SKKN tạo hứng thú trong dạy học môn Khoa học tự nhiên với đề tài Tạo hứng thú trong học tập bộ môn Khoa học tự nhiên cho học sinh thông qua trò chơi sẽ là tài liệu tham khảo cực kì bổ ích giúp các thầy cô nâng cao chất lượng tiết dạy của mình cũng như tham khảo thêm ý tưởng cho các biện pháp dự thi giáo viên dạy giỏi môn Khoa học tự nhiên. Sau đây là chi tiết sáng kiến kinh nghiệm tạo hứng thú trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn cùng tham khảo.

Sáng kiến kinh nghiệm môn KHTN lớp 6

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Từ năm học 2021-2022 chương trình GDPT 2018 được đưa vào giảng dạy ở cấp THCS. Môn Khoa học tự nhiên là một môn học mới được xây dựng dựa trên kiến thức tích hợp từ 3 bộ môn cũ của chương trình GDPT 2006 là Vật lí, Hóa học, Sinh học. Qua 2 năm giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên ở khối lớp 6 tôi thấy phần lớn học chưa đam mê khám phá khoa học, chưa có sự đam mê với bộ môn Khoa

học tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kiến thức môn Khoa học tự nhiên khá khô khan, nhiều nội dung lí thuyết chưa gắn liền với thực tế, do đó tôi đã lựa chọn nghiên cứu về đề tài “ TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI” với mong muốn giúp học sinh thêm yêu thích môn học, tích cực, hứng thú hơn khi tham gia các tiết học.

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Giới thiệu về một số trò chơi, phần mềm trò chơi sử dụng trong dạy học.

- Hướng dẫn về cách sử dụng các trò chơi, phần mềm trò chơi phục vụ dạy học.

- Tạo nên sự hứng thú, thu hút học sinh học tập bộ môn.

- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Giáo viên không ngừng tự học và rèn luyện nâng cao tay nghề, tìm tòi và học hỏi các phương pháp mới để tăng sự yêu thích của học sinh đối với bộ môn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các trò chơi, phần mềm trò chơi dạy học hiện đại, tạo hứng thú.

- Các phần mềm, chương trình, trò chơi hỗ trợ ôn tập, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá và vận dụng kiến thức.

- Học sinh học khối 6 trường THCS .....

1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Các phầm mềm trò chơi, trò chơi hỗ trợ dạy học.

- Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại.

- Học sinh các lớp 6/17, 6/14 tại Trường THCS.....

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức

- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp

- Trao đổi, giao lưu với học sinh

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

Học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp, môi trường học tập thay đổi, các em phải làm quen với các môn học mới, các phương pháp học tập mới, cách thức đánh giá, phương pháp dạy học của giáo viên ở cấp Trung học cơ sở cũng khác nhiều so với cấp học Tiểu học. Một bộ phận học sinh theo không kịp sẽ sinh ra cảm giác chán nản, hời hợt trong học tập.

Học sinh lớp 6 còn khá nhỏ, hiếu động, ham hiểu biết với các mới tuy nhiên mau chán, do đó trong dạy học cần sử dụng thêm các trò chơi để tạo hứng thú, thu hút học sinh.

Bộ môn Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở trong chương trình GDPT mới 2018 với nhiều nội dung được xây dựng từ ba phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, kiến thức khá khô khan, khó tiếp thu, dễ gây nhàm chán cho học sinh.

Hoạt động vui chơi là một nhu cầu cần thiết đối với tất cả học sinh đặc biệt là với học sinh lớp 6, các em mới chuyển từ cấp học nhỏ lên. Do còn khá nhỏ nên các em luôn muốn tìm cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để có thể vui chơi.

Trò chơi trong học tập là trò chơi mà các quy tắc của trò chơi gắn liền với các kiến thức, nội dung kiến thức học sinh đã được học, sẽ được học trong chương trình môn học ở trên lớp. Thông qua các trò chơi học tập học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các trò chơi do đó học sinh được củng cố, mở rộng thêm các kiến thức đã học.

Thông qua hoạt động trò chơi học sinh hứng thú, kiến thức được học

sinh tiếp thu một cách tự giác, tích cực. Do đó kiến thức sẽ khắc sâu, giúp học sinh nhớ lâu, tập trung chú ý hơn, hứng thú hơn.

Trò chơi học tập không chỉ là công cụ, phương tiện dạy học mà còn là một trong những phương pháp dạy học, giáo dục tích cực.

2.2 Thực trạng

Qua tìm hiểu thực tế, qua các tiết dạy của bản thân và các tiết dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy, phần lớn giáo viên ít khi tổ chức trò chơi trong các tiết dạy. Các trò chơi tổ chức chưa thu hút được học sinh, chưa thực sự có hiệu quả. Khi tham gia các tiết học có tổ chức trò chơi, tôi thấy một bộ phận học sinh chưa nhiệt tình tham gia hoặc không tham gia nên việc ghi nhớ kiến thức bài học còn khó khăn.

Đối với các môn học nói chung và bộ môn Khoa học tự nhiên nói riêng, nếu trong dạy học truyền thống, theo hướng cô giảng học sinh ghi chép bài làm học sinh bị thụ động, nhàm chán không hứng thú. Việc thay thế cách truyền đạt qua các trò chơi giúp giáo viên truyền đạt hiệu quả hơn các kiến thức, trò tiếp thu dễ hơn, chủ động hơn và hứng thú khi học tập giúp học sinh dễ dàng nắm vững, hiểu sâu, hiểu rõ kiến thức.

2.2.1 Thuận lợi

Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, xem việc đầu tư cho giáo dục là hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức mới, đầu tư cho cơ sở vật chất như mỗi phòng học và phòng chức năng đều được trang bị máy chiếu hoặc ti vi để phục vụ công tác giảng dạy, trình chiếu các thí nghiệm ảo, trang bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên.

Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em mình và cố gắng tạo điều kiện học tập tốt nhất.

Đa số học sinh năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chủ động tìm tòi khám phá tri thức.

2.2.2 Khó khăn

Khó khăn về cơ sở vật chất: một số phòng học khá nhỏ, số lượng học sinh mỗi lớp đông gây khó khăn khi tổ chức các trò chơi cần có sự di chuyển.

Một số phụ huynh vì bận rộn với cuộc sống mà có phần lơ là, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề học tập của con em mình. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế gia đình, hoàn cảnh một số em còn gặp nhiều khó khăn, chỉ được đến trường đã là sự nỗ lực rất lớn đối với các em nên một số em không có điều kiện tiếp cận với các thiết bị điện tử hiện đại để tham gia học tập thông qua các trò chơi trực tuyến.

Một số học sinh có ý thức học tập chưa cao, chưa có ý thức tự giác trong học tập.

Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài học để tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung cần truyền đạt. Việc tổ chức các trò chơi cho môn Khoa học tự nhiên nói riêng cần giáo viên chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị cho trò chơi, tuy nhiên giáo viên còn tâm lí “ngại” chuẩn bị dụng cụ, ngại mang theo nhiều dụng cụ nên thường không tổ chức các trò chơi.

Môn Khoa học tự nhiên là một môn học mới tích hợp kiến thức trên nhiều lĩnh vực, độ phủ kiến thức rộng trên các lĩnh vực, tìm hiểu về sự vật hiện tượng trong thực tế gây khó khăn rất lớn trong việc truyền tải cô đọng, chính xác và thu hút học sinh cũng như công tác kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết của các em.

2.3 Các biện pháp thực hiện

2.3.1 Nghiên cứu yêu cầu và cách thức khi tổ chức các trò chơi, áp dụng vào bộ môn Khoa học tự nhiên

Để tổ chức thành công một trò chơi trong giờ dạy, giáo viên cần lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức trò chơi, thời gia tổ chức, đối tượng học sinh để đưa ra trò chơi phù hợp. Để tổ chức một trò chơi hiệu quả cao thì trò chơi phải có các yếu tố sau:

+ Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.

+ Trò chơi phải nhằm mục đích gợi mở, phát hiện, củng cố, khắc sâu kiến thức, nội dung bài học. Bên cạnh đó phải kích thích được hứng thú, sự tìm tòi, khám phá nội dung kiến thức. Mục đích của trò chơi sẽ quyết định các hành động sẽ thực hiện tổ chức trong trò chới đó.

+ Trò chơi được tổ chức phải phù hợp với tâm lí học sinh, phù hợp với cơ sở vật chất của lớp, của trường.

+ Các trò chơi phải đa dạng, phong phú về hình thức, luật chơi, cách chơi.

+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo từ nội dung, các đồ dùng phục vụ trò chơi, đến luật chơi, cách thức chơi, số lượng học sinh tham gia và những tình huống có thể phát sinh khi tổ chức chơi.

Nắm vững các yếu tố cần thiết của trò chơi là một trong những yếu tố giúp sử dụng trò chơi dạy học thành công, thu hút, tạo hứng thú cho học sinh.

2.3.2 Một số trò chơi phù hợp với bộ môn Khoa học tự nhiên

Thông qua việc nghiên cứu các trò chơi trong học tập và nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên khối 6, tôi đã lựa chọn và thống kê một số trò chơi theo các dạng bài hoặc từng nội dung giảng dạy cụ thể. Dưới đây là một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy tại lớp được phân công phụ trách.

2.3.2.1 Trò chơi “Bức tranh bí ẩn”

Trò chơi “Bức tranh bí ẩn” có thể áp dụng đề mở đầu nội dung bài học, tạo sự húng thú khi bắt đầu tiết học và ôn lại các nội dung đã học.

Chuẩn bị: Một hình ảnh liên quan về nội dung bài học mới, các câu hỏi ôn tập nội dung đã được học.

........................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục SKNN của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 27
SKKN tạo hứng thú trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng