SKKN Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1 mà chúng tôi sưu tầm được. Mời các bạn cùng tham khảo.

Năng lực tự chủ, tự học là khả năng và kỹ năng của học sinh trong việc tự động tìm hiểu, nắm bắt và tiếp thu kiến thức một cách độc lập. Việc hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học là rất cần thiết đối với học sinh lớp 1. SKKN Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1 dành cho giáo viên tham khảo để áp dụng vào thực tế nhằm giúp các em thực hiện tốt năng lực tự chủ và tự học. Sau đây là nội dung chi tiết.

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1

MỤC LỤC 

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn biện pháp

1.1. Cơ sở lý luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

2. Thời gian, giới hạn, phạm vi

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng

1.1. Thuận lợi

1.2. Khó khăn

1.3. Nguyên nhân

2.Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học

3. Các giải pháp thực hiện

3.1. Giải pháp thứ nhất

3.2. Giải pháp thứ hai

3.3. Giải pháp thứ ba .

3.4. Giải pháp thứ tư .

3.5. Giải pháp thứ năm .

4. Hiệu quả thực hiện biện pháp trong thực tế chủ nhiệm

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NỘI DUNG

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

Giáo dục phổ thông đang đổi mới một cách mạnh mẽ theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị đầy đủ cả kiến thức, năng lực và phẩm chất cho các em học sinh nhằm giúp các em trở thành người tích cực, tự giác, sáng tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã nêu lên các năng lực và phẩm chất cần hình thành, phát triển ở học sinh các cấp học

Theo đó thì “Tự chủ và tự học” được xếp vị trí hàng đầu trong nhóm các năng lực chung. Tự học đối với học sinh tiểu học chính là:

+ Tự lực: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng.

+ Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác, Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác,Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.

+ Định hướng nghề nghiệp: Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân, biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.3

+ Tự học, tự hoàn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học, nhận ra và  sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô, có ý thức học hỏi thầy cô, bạn  bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết, có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.

Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Học sinh vào học lớp Một là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc sống và phát triển tâm lí. Rèn năng lực tự chủ, tự học cũng là rèn kĩ năng sống, rèn khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập. Tuy nhiên, qua thời gian chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy phần lớn các em thiếu kiến thức về kĩ năng sống, mà trong đó kĩ năng cơ bản nhất là kĩ năng tự chủ, tự học. Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra: “BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1” với mong muốn góp phần thực hiện tốt hơn nữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Thời gian, giới hạn, phạm vi

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2022 đến tháng 3/2023

- Đối tượng: Học sinh lớp 1

Phạm vi: Trường Tiểu học Thái Hòa

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng

Ngay từ đầu năm học 2021- 2022 và năm học 2022- 2023, tôi đã phát
phiếu thăm dò tới phụ huynh về các biểu hiện quan sát được ở năng lực tự
chủ, tự học. Căn cứ vào quá trình quan sát và kết quả của phiếu thăm dò, tôi
nhận ra những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển năng
lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1.4

PHIẾU THĂM DÒ NĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC

Họ và tên phụ huynh:………………………………………………………

Họ và tên học sinh:…………………………………………Lớp: ………….

Dưới đây là những biểu hiện hành vi có thể quan sát thấy ở một học sinh.

Phụ huynh hãy đọc kỹ từng câu và đánh giá xem con mình thực hiện ở mức độ
nào? (chỉ chọn 1 trong 3 mức độ)

Mức độ 1: Cần cố gắng (C)

Mức độ 2: Đạt (Đ)

Mức độ 3: Tốt (T)

>> Xem tiếp trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập > Sáng kiến kinh nghiệm của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 23
SKKN Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng