Kịch bản tổ chức hội nghị lao động 2024

Tải về

Hội nghị người lao động là dịp tốt nhất để các bên thương lượng, ký kết các nội dung bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết nhất hiện nay về quy trình tổ chức hội nghị người lao động, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Hội nghị lao động là gì?

Hội nghị người lao động là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.

2. Đối tượng tổ chức hội nghị người lao động

Căn cứ vào Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hội nghị người lao động được tổ chức trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng từ 10 lao động trở lên làm việc theo hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở

3. Ý nghĩa của hội nghị người lao động

- Tổ chức Hội nghị người lao động trong Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động; tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.

- Thông qua thực hiện dân chủ trực tiếp tại Hội nghị người lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần phòng ngừa và hạn chế tranh chấp lao động; thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.

4. Nội dung hội nghị người lao động

Nội dung hội nghị người lao động theo Điều 64 Bộ luật lao động 2019 về các vấn đề sau: tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; về điều kiện làm việc; yêu cầu của các bên đối với nhau, cũng như bất kể vấn đề gì mà các bên quan tâm.

Bởi đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên, đồng thời là các vấn đề dễ xảy ra bất đồng, tranh chấp nếu không được bảo đảm cả ở khía cạnh nhận thức và hành động.

Trên phương diện của người sử dụng lao động, mục đích quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh chính là doanh thu, lợi nhuận nên họ thường đặt ra các yêu cầu ngặt nghèo để người lao động phải tuân theo vừa bảo đảm tính hiệu quả, đồng thời hạn chế rủi ro; còn về phía người lao động, mục đích của việc “bán” sức lao động là nhằm có thu nhập cao, được bản đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý…

5. Khung chương trình tổ chức hội nghị người lao động

STT

Nội dung chương trình

Người giới thiệu

Người thực hiện

1.

Tiếp đón đại biểu, ổn định tổ chức

Đ/c

BTC

2.

Chào cờ, Tuyên bố lý do, Giới thiệu đại biểu,

Khai mạc

Đ/c

3.

Thông qua chương trình hội nghị

4.

Bầu đoàn Chủ tịch hội nghị

5.

Giới thiệu Thư ký hội nghị

Đ/c

6.

Báo cáo tình hình, số lượng đại biểu dự hội nghị

Đ/c

Đ/c

7.

Báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả SXKD năm 20... và kế hoạch năm 20...

Đ/c

Đ/c

8.

Báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động năm 20... và nhiệm vụ năm 20...;

Đ/c

Đ/c

9.

Báo cáo kết quả tổ chức hội nghị cấp đơn vị

Đ/c

10.

Hội nghị thảo luận (02 đơn vị)

Đ/c

11.

Đại biểu cấp trên phát biểu

Đ/c

12.

Báo cáo chi tiêu quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng sắp xếp và ổn định việc làm.

Đ/c

Đ/c

13.

Tổng kết thảo luận, kết luận các vấn đề trọng tâm thảo luận tại hội nghị.

Đối thoại với đại biểu, trả lời các câu hỏi của người lao động (nếu có).

Phát động phong trào thi đua năm 2018

Đ/c

Đ/c

14.

Hưởng ứng thi đua (02 đơn vị)

Đ/c

15.

Khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu, được cấp trên tặng Bằng khen và Giấy khen

Đ/c

16.

Thông qua dự thảo Nghị quyết hội nghị

Đ/c

Đ/c

17.

Biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị

Đ/c

18.

Bế mạc hội nghị

Đ/c

6. Một số lưu ý khi tổ chức hội nghị người lao động

Về thời điểm tổ chức Hội nghị NLĐ

- Nhằm phát huy hiệu quả Nghị quyết của Hội nghị NLĐ ngay từ đầu năm qua đó để NLĐ được tham gia góp ý và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, NSDLĐ thực hiện những cam kết bảo đảm quyền, lợi ích cho NLĐ tạo động lực để NLĐ hăng hái làm việc thì Hội nghị NLĐ cần thiết phải tổ chức vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, hội nghị NLĐ nên tổ chức trước Đại Hội đồng cổ đông để những kiến nghị của Hội nghị NLĐ thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu sẽ được trình và giải quyết kịp thời tại Đại Hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.

- Hội nghị NLĐ tại các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất tiến hành theo kế hoạch tổ chức Hội nghị NLĐ của doanh nghiệp do NSDLĐ ban hành.

Số lượng thành viên tham gia đối thoại:

- Thành viên tham gia đối thoại gồm thành viên đương nhiên là toàn bộ BCHCĐCS;

- Thành viên bầu tại Hội nghị NLĐ là thành viên do BCHCĐCS lựa chọn trên cơ sở đề xuất từ NLĐ ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Tùy theo quy mô, số lượng lao động của doanh nghiệp mà BCHCĐCS có thể đề nghị số lượng bầu từ 30% đến 50% so với tổng số Ủy viên BCHCĐCS.

Trên đây là hướng dẫn tổ chức chương trình hội nghị người lao động hoatieu.vn đã chia sẻ, ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Quy trình tổ chức hội nghị người lao động theo hướng dẫn 1499/HD-TLĐ năm 2015 để nắm rõ hơn về cách tổ chức hội nghị người lao động.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
2 11.599
4 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Minh Nguyễn
    Minh Nguyễn

    Tuyệt vời

    Thích Phản hồi 08/06/22
    • Đinh Thanh Hoa
      Đinh Thanh Hoa

      Có phải ở công ty nào cũng có hội nghị lao động không ạ?

      Thích Phản hồi 08/06/22
      • Milky Way
        Milky Way

        Bên tôi chán thật, không có sự kiện này

        Thích Phản hồi 08/06/22
        • Bùi Văn Hòa
          Bùi Văn Hòa

          Tôi cũng bức xúc lắm mà không có hội nghị nào để bàn bạc

          Thích Phản hồi 08/06/22
          Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm