Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30 tháng 4 2024

Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30 tháng 4. Hoatieu.vn cung cấp bộ câu hỏi về sự kiện Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 tháng 4 cho thầy cô giáo và phụ huynh học sinh trong việc giảng dạy, học tập và giải trí. Đặc biệt gần đến ngày nghỉ lễ, chắc hẳn học sinh rất thích thú với bộ câu hỏi, vừa được cung cấp thêm kiến thức về lịch sử lại vừa được nghỉ lễ đi du lịch, nên các bạn nhỏ sẽ ghi nhớ thông tin trong từng câu hỏi rất nhanh mà không bị nhàm chán.

Sắp tới chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023) và 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2023). Bạn đọc cùng tìm hiểu về ý nghĩa của ngày 30/4 và những bộ câu hỏi vừa vui chơi vừa cung cấp kiến thức về lịch sử cho học sinh và phụ huynh nhé.

1. Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975?

Hàng năm, tất cả người dân nước Việt Nam đều được nghỉ lễ ngày 30/4. Vào ngày này, các gia đình thường tổ chức đi du lịch, đi chơi xa dịp 30 tháng 4 và mùng 1 tháng 5. Liệu bạn đọc đã biết ngày 30 tháng 4 là ngày gì và ý nghĩa của ngày lễ đó không?

Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Đây là một ngày vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân miền Nam nói riêng, hàng năm, sự kiện này được Nhà nước ta tôn vinh, nhắc lại lịch sử hào hùng của dân tộc để các thế hệ sau luôn ghi nhớ và biết ơn công lao to lớn của những người đã hi sinh cho dân tộc, cho đất nước.

2. Những câu hỏi về ngày giải phóng miền Nam

Câu 1. Bạn hãy cho biết tên của người chiến sĩ cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập:

a. Bùi Quang Thận

b. Lữ Văn Hoả

c. Thái Bá Minh

d. Nguyễn Văn Kỷ

Câu 2: Bạn hãy cho biết tên của một chiến dịch đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975?

a. Chiến dịch Tây Nguyên

b. Chiến dịch Trị - Thiên

c. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Câu 3. Bạn hãy cho biết lời kêu gọi cả nước của Bác Hồ: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” được ra đời vào thời gian nào?

a. Ngày 5/6/1965

b. Ngày 20/7/1965

c. Ngày 25/6/1965

d. Ngày 26/5/1965

Câu 4. Câu nói nổi tiếng của đồng chí Trần Phú trước lúc hi sinh là gì?

Đáp án: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Câu 5. Đồng chí Trần Phú hi sinh ở độ tuổi bao nhiêu?

Đáp án: 27 tuổi (1904 - 1931)

Câu 6. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định còn có tên gọi khác là gì?

Đáp án: Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 7. Ai là người đã cắm lá cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập?

Đáp án: đ/c Bùi Quang Thận

Câu 8. Những giai điệu này nằm trong ca khúc nào? MỞ NHẠC

Đáp án: Mùa xuân nho nhỏ

Câu 9. Tên ngôi trường Đại học ở Liên Xô mà đồng chí Trần Phú đã theo học?

Đáp án: Đại học Phương Đông

Câu 10. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công xuân 1975 là tỉnh nào?

Đáp án: Tỉnh Châu Đốc

Câu 11. Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là chiến dịch nào?

Đáp án: Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975)

Câu 12. Tên vị Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là gì?

Đáp án: Đại tướng Văn Tiến Dũng

Câu 13. Ai là tác giả của bài hát “Đất nước trọn niềm vui”? MỞ NHẠC

Đáp án: Nhạc sĩ Hoàng Hà

Câu 14. Lúc 10h45p, ngày 30/4/1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?

A. Dương Văn Minh đầu hàng

B. Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

D. Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập

Câu 15. Vị tổng thống cuối cùng của chính quyền Mĩ – Ngụy, đã đầu hàng vô điều kiện khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập?

A. Ngô Đình Diệm

B. Nguyễn Văn Thiệu

C. Dương Văn Minh

D. Trần Văn Hương

Câu 16. Tên ngôi trường đồng chí Trần Phú đã theo học tiểu học?

A. Quốc học Huế

B. Pháp – Việt Đông Ba

C. Pháp – Việt Cao Xuân Dục

D. Dục Thanh

Câu 17. “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai?

A. Nguyễn Thị Định

B. Nguyễn Thị Út

C. Nguyễn Thị Bình

D. Lê Thị Hồng Gấm

Câu 18. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên là chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

A. 26/3/1975

B. 29/3/1975

C. 14/4/1975

D. 30/4/1975

Câu 19. Phương châm đánh mà Bộ Chính trị đề ra trong kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”

B. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”

C. “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”

D. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”

Câu 20: Mệnh lệnh " Thần tốc , thần tốc hơn nữa , táo bạo , táo bạo hơn nữa , tranh thủ từng giờ từng phút , xốc tới mặt trận , giải phóng Miền Nam . Quyết Chiến và toàn thắng " do ai đưa ra ?

A. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền

B. Đại tướng Văn Tiến Dũng

C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

D. Tổng bí thư Lê Duẩn

3. Bộ câu hỏi về ngày giải phóng miền Nam 30-4 số 1

Câu 1. Kết quả nào dưới đây thuộc kết quả của chiến dịch Tây Nguyên?

A.Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân

B.Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 4 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Buôn Mê Thuột

C. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 3 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Playku, Kontum

D. Tiêu diệt phần lớn quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng vùng diện tích Tây Nguyên rộng lớn với 4 vạn dân

Câu 2. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là:

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

B. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu

C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược chuyển phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

D. Đó là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta

Câu 3. Tính từ lúc quân ta giải phóng Quảng Trị đến lúc giải phóng Đà Nẵng là bao nhiêu ngày?

A. 15 ngày

B. 20 ngày

C. 8 ngày

D. 10 ngày

Câu 4. Hãy điền niên đại vào sự kiện lịch sử dưới đây cho phù hợp

A..........................giải phóng Quảng Trị

B.......................... Thừa Thiên Huế

C...........................Giải phóng Đà Nẵng

D. ..........................giải phóng Quảng Ngãi

Trả lời:

A. 19/3/1975

B. 26/3/1975

C. 29/3/1975

D. 24/3/1975

Câu 5. Sau khi thất thủ ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, địch phải lui về phòng thủ ở đâu?

A. Cam Ranh

B. Nha Trang

C. Phan Rang

D. Xuân Lộc

Câu 6. “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam.....Đó là nghị quyết nào của Đảng ta?

A. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng vào tháng 7-1973

B. Hội nghị Bộ Chính trị họp từ 30-9 đến 7-10-1974

C. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng họp từ 18-12-1974 đến 8-1-1975

D. Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25-3-1975

Câu 7. Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong?

A.Chiến dịch Tây Nguyên

B. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

D.Tất cả các chiến dịch trên

Câu 8. Xuân Lộc một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông, đã bị quân ta phá vỡ vào thời gian nào?

A.9-4-1975

B.21-4-1975

C.16-4-1975

D.17-4-1975

Câu 9. Từ lúc quân ta được lệnh nổ súng mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh đến khi giải phong Sài Gòn - Gia Định là bao nhiêu ngày?

A.5 ngày

B.22 ngày

C.15 ngày

D.10 ngày

Câu 10. Lúc 10h 30 phút ngày 30-4-1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?

A. Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”

B. Xe tăng ta tiến vào dinh độc lập ngụy

C. Lá cờ cách mạng tung bay trên phủ tổng thống ngụy

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Câu 11. Năm đời tổng thống Mĩ nối chân nhau điều hành qua 4 kế hoạch chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mĩ. Vậy tổng thống nào nếm chịu sự thất bại cuối cùng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A.Ních-xơn

B.Giôn-xơn

C.Pho

D.Ken-nơ-đi

4. Bộ câu hỏi về ngày giải phóng miền Nam 30-4 số 2

Câu 1: Bạn hãy cho biết tên của một chiến dịch đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975?

a. Chiến dịch Tây Nguyên

b. Chiến dịch Trị - Thiên

c. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Câu 2: Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Sài Gòn

Câu 3: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Bạn hãy cho biết tên người phi công này.

a. Nguyễn Thành Trung

b. Lê Văn Phong

c. Nguyễn Văn Lương.

d. Nguyễn Văn Hiệu

Câu 4. Bạn hãy cho biết chiến dịch Tây Nguyên diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 4/3 đến 3/4/1975

b. Từ 4/3 đến 7/3/1975

c. Từ 7/3 đến 3/4/1975

d. Từ 16/3 đến 15/3/1975

Câu 5. Bạn hãy cho biết chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 15 đến 21/3/1975

b. Từ 21 đến 29/3/1975

c. Từ 25 đến 29/3/1975

d. Từ 15 đến 29/3/1975

Câu 6. Bạn hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được Đảng ta chia ra bằng mấy mũi tiến công:

a. 3 mũi

b. 4 mũi

c. 5 mũi

d. 6 mũi

Câu 7. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã trải qua mấy đời tổng thống:

a. 5 đời

b. 4 đời

c. 3 đời

d. 2 đời

Câu 8. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long ( hiện nay được tách thành 2 tỉnh Long An và Bình Phước) được giải phóng vào thời gian nào?

a. 6/1/1975

b. 16/1/1975

c. 26/1/1975

Câu 9: Chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn- Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào?

a. Ngày 4/4/1975

b. Ngày 14/4/1975

c. Ngày 24/4/1975

d. Ngày 23/4/1975

Câu 10. Bạn hãy cho biết trong trận “Điện Biên Phủ trên không” - đòn quyết định đập tan “Uy thế không lực Hoa Kỳ” trên bầu trời Hà Nội, quân và dân ta đã tiêu diệt bao nhiêu chiếc máy bay của địch.

a. 85 chiếc

b. 83 chiếc

c. 82 chiếc

d. 81 chiếc

Câu 11. Bạn hãy cho biết : quân và dân ta đã đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên trong thời gian nào?

a. từ 20/3 đến 30/3/1972

b. Từ 30/3 đến 25/5/1972

c. Từ 30/3 đến 27/6/1972

d. Từ 25/5 đến 27/6/1972

Câu 12. Có một thành phố được giải phóng vào ngày 26/3/1975 trùng với ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Đắc Lắc

Câu 13. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long được giải phóng vào thời gian nào?

a. Ngày 6/1/1975

b. Ngày 6/2/1975

c. Ngày 6/3/1975

d. Ngày 6/4/1975

Câu 14. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng do Trung uý Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội 4 chỉ huy đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 309

b. 390

c. 843

d. 307

Câu 15. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, tổng thống Mỹ Kennơdi chính thức sử dụng công thức nào để đánh phá cách mạng Việt Nam nhưng cuối cùng chúng cũng bị quân và dân ta đánh bại. Bạn hãy cho biết tên của công thức này?

a. Lực lượng nguỵ + vũ khí và cố vấn mỹ

b. Lực lượng ngụy + vũ khí và chính quyền tay sai

c. Lực lượng nguỵ + Vũ khí

d. Lực lượng nguỵ + Chính quyền tay sai

Câu 16. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng dẫn đầu đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 390

b. 429

c. 205

d. 309

Câu 17. Bạn hãy cho biết Hiệp định Paris được ký vào thời gian nào?

a. 26/1/1973

b. 27/1/1973

c. 28/1/1973

Câu 18. Bạn hãy cho biết lời kêu gọi cả nước của Bác Hồ: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” được ra đời vào thời gian nào?

a. Ngày 5/6/1965

b. Ngày 20/7/1965

c. Ngày 25/6/1965

d. Ngày 26/5/1965

Câu 19. Bạn hãy cho biết tên của người chiến sĩ cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập:

a. Bùi Quang Thận

b. Lữ Văn Hoả

c. Thái Bá Minh

d. Nguyễn Văn Kỷ

Bộ câu hỏi về ngày giải phóng miền Nam 30-4

Câu 20. Bạn hãy cho biết tên của đồng chí lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.

a. Lữ Văn Hoả

b. Ngô Viết Thụ

c. Hoàng Cao Đại

d. Nguyễn Hữu Hạnh

Câu 21. Câu nói nổi tiếng của đồng chí Trần Phú trước lúc hi sinh là gì?

Đáp án: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

MC: Biết ông là cán bộ cao cấp, chính quyền thực dân tìm cách dụ dỗ hoặc tra tấn để khai thác thông tin. Nhưng với chí khí kiên cường, ông không bị khuất phục, dù bị đày ải nhiều lần. Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán với lời nhắn nhủ bạn bè "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Câu 22. Đồng chí Trần Phú hi sinh ở độ tuổi bao nhiêu?

Đáp án: 27 tuổi

MC: 1904 - 1931

Câu 23. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định còn có tên gọi khác là gì?

Đáp án: Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 24. Ai là người đã cắm lá cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập?

Đáp án: đ/c Bùi Quang Thận

MC: Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem vào treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút

Câu 25. Những giai điệu này nằm trong ca khúc nào? MỞ NHẠC

Đáp án: Mùa xuân nho nhỏ

Câu 26. Tên ngôi trường Đại học ở Liên Xô mà đồng chí Trần Phú đã theo học?

Đáp án: Đại học Phương Đông

Câu 27. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công xuân 1975 là tỉnh nào?

Đáp án: Tỉnh Châu Đốc

Câu 28. Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là chiến dịch nào?

Đáp án: Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975)

Câu 29. Tên vị Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là gì?

Đáp án: Đại tướng Văn Tiến Dũng

Câu 30. Ai là tác giả của bài hát “Đất nước trọn niềm vui”? MỞ NHẠC

Đáp án: Nhạc sĩ Hoàng Hà

Câu 31. Lúc 10h45p, ngày 30/4/1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?

A.Dương Văn Minh đầu hàng

B. Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

D. Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập

MC: Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 do Chính trị viên Đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập

Câu 32. Vị tổng thống cuối cùng của chính quyền Mĩ – Ngụy, đã đầu hàng vô điều kiện khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập?

A. Ngô Đình Diệm

B. Nguyễn Văn Thiệu

C. Dương Văn Minh

D. Trần Văn Hương

Câu 33. Tên ngôi trường đồng chí Trần Phú đã theo học tiểu học?

A. Quốc học Huế

B. Pháp – Việt Đông Ba

C. Pháp – Việt Cao Xuân Dục

D. Dục Thanh

Câu 34. “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai?

A. Nguyễn Thị Định

B. Nguyễn Thị Út

C. Nguyễn Thị Bình

D. Lê Thị Hồng Gấm

Câu 35. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên là chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

A.26/3/1975

B. 29/3/1975

C. 14/4/1975

D. 30/4/1975

Câu 36. Phương châm đánh mà Bộ Chính trị đề ra trong kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?

A.“Đánh nhanh, thắng nhanh”

B. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”

C. “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”

D. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”

MC: Cả dân tộc ra quân trong mùa Xuân lịch sử với khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, “ một ngày bằng 20 năm”

Câu 37: Mệnh lệnh " Thần tốc , thần tốc hơn nữa , táo bạo , táo bạo hơn nữa , tranh thủ từng giờ từng phút , xốc tới mặt trận , giải phóng Miền Nam . Quyết Chiến và toàn thắng " do ai đưa ra ?

A : Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền

B : Đại tướng Văn Tiến Dũng

C : Đại tướng Võ Nguyễn Giáp

D : Tổng bí thư Lê Duẩn

Câu 38: Chiến thắng nào vào đầu năm 1975 là chiến thắng đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt nam mà nhân dân ta giành được quyền làm chủ trong phạm vi một tỉnh ?

A : Phước Long

B : Bình Long

C : Biên Hòa

D : Thủ Dầu Một

Câu 39: Địa danh nào được mang tên " Cánh Cửa Thép " cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ hướng Đông của Việt Nam Cộng hòa ?

A : Trảng Bom

B : Biên Hòa

C : Xuân Lộc

D: Long Khánh

Câu 40: Viên phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến thực hiện vụ ném bom dinh Độc Lập ngày 8 - 4 - 1975 tên là gì ?

A : Nguyễn Thành Trung

B : Nguyễn Văn Nghĩa

C : Nguyễn Văn Bảy

D : Nguyễn Nhật Chiêu

Câu 41: Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày nào ?

A : 22/04/1975

B : 23/04/1975

C : 25/04/1975

D : 26/04/1975

5. Bộ câu hỏi về ngày giải phóng miền Nam 30-4 số 3

Câu 1: Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày nào ?

A : 22/04/1975

B : 23/04/1975

C : 25/04/1975

D : 26/04/1975

Câu 2: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bao gồm mấy chiến dịch lớn ?

A : 2

B : 3

C : 4

D : 5

Câu 3: Thành phố nào là căn cứ liên sự hợp lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa , là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

A : TP.Hồ Chí Minh

B : TP.Đà Nẵng

C : TP.Biên Hòa ( Đồng Nai )

D : TP.Cần Thơ

Câu 4: Chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định mang tên Hồ Chí Minh được chính thức quyết định ngày nào ?

A : Ngày 8 - 4

B : Ngày 12 - 4

C : Ngày 14 - 4

D : Ngày 22 - 4

Câu 5: Viên phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến thực hiện vụ ném bom dinh Độc Lập ngày 8 - 4 - 1975 tên là gì ?

A : Nguyễn Thành Trung

B : Nguyễn Văn Nghĩa

C : Nguyễn Văn Bảy

D : Nguyễn Nhật Chiêu

Câu 6: Địa danh nào được mang tên " Cánh Cửa Thép " cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ hướng Đông của Việt Nam Cộng hòa ?

A : Trảng Bom

B : Biên Hòa

C : Xuân Lộc

D : Long Khánh

Câu 7: Mệnh lệnh " Thần tốc , thần tốc hơn nữa , táo bạo , táo bạo hơn nữa , tranh thủ từng giờ từng phút , xốc tới mặt trận , giải phóng Miền Nam . Quyết Chiến và toàn thắng " do ai đưa ra ?

A : Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền

B : Đại tướng Văn Tiến Dũng

C : Đại tướng Võ Nguyễn Giáp

D : Tổng bí thư Lê Duẩn

Câu 8: Chiến thắng nào vào đầu năm 1975 là chiến thắng đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt nam mà nhân dân ta giành được quyền làm chủ trong phạm vi một tỉnh ?

A : Phước Long

B : Bình Long

C : Biên Hòa

D : Thủ Dầu Một

Câu 9: Chiến dịch nào đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975 ?

A : Chiến dịch Tây Nguyên

B : Chiến dịch Trị - Thiên

C : Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

D : Chiến dịch Phước Long

Câu 10: Chiến sĩ đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc lập vào ngày 30 - 4 - 1975 là ai ?

A : Nguyễn Văn Kỷ

B : Lữ Văn Hỏa

C : Thái Bá Minh

D : Bùi Quang Thuận

6. Một số câu hỏi về ngày 30-4

Câu 1: Nữ biệt động nào dẫn đường đánh sân bay Tân Sơn Nhất?

Nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Kiên

Nữ chiến sĩ đã dẫn đường đưa Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 vào đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Khi đấy để đưa đội hình xe tăng, xe kéo pháp của Trung đoàn từ Tây Ninh về Củ Chi không phải việc dễ dàng, bởi toàn bộ đường đi đều là những ruộng lúa khô, nên di chuyển gặp rất nhiều khó khăn.

Trong cả đêm 25, ngày 26/4 nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Trung Kiên đều bất chấp nguy hiểm để dẫn nhóm công bình đi tắt qua các cánh đồng để đến sân bay Tân Sơn Nhất bằng cách cắm cọc tiêu. Đây là một việc rất nguy hiểm vì vượt qua nhiều đồn bốt của địch và sự săn lùng của máy móc trinh sát, trực thăng. Nhưng nữ biệt động vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lực lượng Trung đoàn 24 là lực lượng chủ lực đầu tiên tiến vào Sài Gòn.

Câu 2: Tên nữ chiến sĩ biệt động dẫn Trung đoàn 24 đánh vào Sân bay Tân Sơn Nhất?

Nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Kiên

Câu 3: Sau khi hạ cờ “ba sọc” từ dinh Độc Lập, anh hùng Bùi Quang Thận làm gì với nó?

Bùi Quang Thuận đã giữ lại để làm chăn.

Khi Sài Gòn giành được chiến thắng thì Bùi Quang Thuận là người cắm cở lên nóc Dinh, khi cờ lên đến nửa chừng thì Thuận nghĩ muốn lưu giữ thời gian trọng đại ấy nên đã hạ xuống và ghi tên mình cùng thời gian vào góc cờ.

Khi hạn cờ “Ba sọc” từ nóc Dinh xuống anh Bùi Quang Thuận đã định vứt đi, nhưng thấy lá cờ to mà vải sa-tanh dày dặn, mát rượi nên anh bất chợt suy nghĩ lại những trận sốt rét vào mùa mưa. Anh quyết định giữ lại lá cơ đề làm chăn, nếu không còn ở bộ đội nữa thì đem về nhà chống rét cũng tốt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
48 72.226
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm