Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chíp không?

Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không? Đây hẳn là vấn đề mà nhiều người dân thắc mắc khi việc làm thẻ CCCD gắn chíp đang trở nên nóng hổi. Vậy, những đối tượng nào bắt buộc phải đổi thẻ CCCD gắn chíp?

CCCD gắn chip có tính bảo mật cao, chỉ có CCCD gắn chip thì người dân mới tạo được tài khoản định danh điện tử, dễ dàng thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm thời gian đi lại. Mặt khác, trong thời gian tới, CCCD gắn chip ngày càng tích hợp được nhiều tính năng tiện ích như rút tiền, khám chữa bệnh… người dân nên đi làm CCCD gắn chip càng sớm càng tốt.

1. 3 lý do nên đi đổi CCCD gắn chip ngay trong năm 2022

1. Từ 2022, phạt nặng nếu sử dụng CMND/CCCD hỏng, hết hạn

Hiện nay, CCCD gắn chip là loại giấy tờ nhân thân duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại CMND/CCCD mã vạch cũ đã hết hạn hoặc không còn giá trị sử dụng.

Cụ thể, căn cứ các quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND, CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi đối với người sử dụng CCCD;

- CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA);

- CMND/CCCD bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND;

- Bị mất thẻ CCCD/CMND;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Người sử dụng CMND/CCCD thuộc một trong các trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt áp dụng với các vi phạm trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Trước đây, khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ có quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.

Có thể thấy, mức phạt mới đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD đã tăng gấp đôi so với thời điểm trước 2022.

2. Được miễn, giảm lệ phí cấp CCCD đến 30/6/2022

Đây là một trong những chính sách đáng chú ý tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Bộ Tài chính.

Theo đó, kể từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức thu lệ phí cấp CCCD được tính bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC.

Dưới đây là mức lệ phí cấp CCCD trong năm 2022:

Mức thu lệ phí

Đến 30/6/2022

Từ 01/07/2022

Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD

15.000 đồng/thẻ CCCD

30.000 đồng/thẻ CCCD

Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

25.000 đồng/thẻ CCCD

50.000 đồng/thẻ CCCD

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng/thẻ CCCD

70.000 đồng/thẻ CCCD

Tích hợp CCCD gắn chip với các giấy tờ cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/01/2022.

Trong năm 2022, nước ta sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).

Trong đó tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ quan trọng như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….

Ngoài ra, Đề án này còn đề ra mục tiêu tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên VNEID, mã QR của thẻ CCCD gắn chip điện tử.

Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...

Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNEID như: Dịch vụ cư trú, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác...

Như vậy sắp tới, rất nhiều loại giấy tờ, dịch vụ công, dịch vụ thanh toán sẽ cùng tích hợp trong cùng một ứng dụng VNEID gắn với thông tin trên CCCD gắn chip.

2. Những điều cần biết khi làm căn cước 2022

1. Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?

Theo quy định tại điều 21 Luật Căn cước công dân 2014

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Hiện nay cũng không có văn bản pháp luật nào quy định CCCD cũ sẽ hết hiệu lực khi CCCD gắn chíp ra đời

=> CCCD cũ vẫn còn hiệu lực theo các mốc tuổi được quy định nêu trên. Khi CCCD đến thời hạn phải đổi thì bạn đổi sang CCCD gắn chíp

=> Nếu đã có thẻ CCCD mã vạch vẫn còn hiệu lực thì người dân không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp

Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?

2. Làm thẻ CCCD năm 23, 38 tuổi thì có phải đổi không?

Theo quy định tại điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

=> Làm thẻ CCCD năm 23, 38 tuổi thì đến năm 25, 40 tuổi không phải làm thủ tục đổi thẻ, có nghĩa là không bắt buộc làm CCCD gắn chíp.

3. Bắt buộc đổi thẻ căn cước 2021

Những đối tượng nào bắt buộc phải đổi thẻ CCCD gắn chíp?

Những đối tượng sau đây bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chíp:

Đối với những người đang dùng CMND:

Theo điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
  • Trường hợp bị mất chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Đối với những người đang dùng CCCD mã vạch:

Theo điều 23 Luật Căn cước công dân 2014

- Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này (đến thời hạn đổi)
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
  • Khi công dân có yêu cầu.

- Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

=> Những trường hợp nêu trên, người dân phải đi đổi CMND, CCCD. Tuy nhiên từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch mà thay vào đó là CCCD gắn chíp

=> Trong những trường hợp này người dân phải đổi sang CCCD gắn chíp

4. Thời hạn làm căn cước công dân gắn chip

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Tuy nhiên hiện tại do khối lượng công việc quá nhiều, một số nơi còn quá tải, cơ quan công an phải làm việc đến 2 3 giờ sáng, do đó, thời gian nhận thẻ CCCD có thể chậm hơn so với quy định trên tùy từng địa phương.

5. Địa điểm làm thẻ CCCD ở Hà Nội

Hiện trên địa bàn Hà Nội có 31 đơn vị cung cấp CCCD, để biết cụ thể địa chỉ của các đơn vị này, mời các bạn tham khảo bài: Các địa điểm làm thẻ căn cước công dân tại Hà Nội

3. Những trường hợp đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt?

Trong một số trường hợp đặc biệt, người dân dù đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip nhưng vẫn bị phạt vì chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật. Sau đây là những trường hợp đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt:

Theo Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người đã có CCCD gắn chip vẫn có thể bị phạt tiền từ 300.000 - 6.000.000 đồng, tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể:

Phạt cảnh cáo/phạt tiền từ 300.000 - 500.000 cho các trường hợp:

  • Không xuất trình CCCD khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
  • Không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại CCCD: thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được; công dân thay đổi họ, chữ đệm, tên; công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD; bị mất thẻ CCCD.
  • Không nộp lại CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Không nộp lại CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng cho các trường hợp:

  • Chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác.
  • Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của CCCD.
  • Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CCCD.
  • Chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác.
  • Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của CCCD.
  • Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CCCD.

Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng cho các trường hợp:

  • Làm giả, sử dụng giấy tờ, dữ liệu giả để được cấp CCCD.
  • Cung cấp thông tin sai sự thật, tài liệu sai sự thật để được cấp CCCD.

Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng cho các trường hợp:

  • Làm giả CCCD.
  • Sử dụng CCCD giả.
  • Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố CCCD.
  • Mua, bán, thuê, cho thuê CCCD.
  • Mượn, cho mượn CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không và những thông tin liên quan đến việc làm thẻ CCCD gắn chip. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 2.615
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm