Hướng dẫn đánh giá, phân loại Đảng viên năm 2024

Hướng dẫn đánh giá xếp loại đảng viên năm 2024 - Hướng dẫn đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ hướng dẫn mới nhất về đánh giá, xếp loại đảng viên năm 2024 để các bạn đọc nắm được quy trình đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm cũng như các nội dung cần triển khai đánh giá, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình để hoàn thành tốt nhất bản đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 21 của Bộ chính trị.

Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm 2022

Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm 2022 được thực hiện theo Hướng dẫn 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 với các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng được quy định cụ thể cho từng đối tượng, đảng viên tự phân tích chất lượng (xác định cấp độ "Xuất sắc", "Tốt", "Trung bình", "Kém" cho từng tiêu chí đánh giá cụ thể) và xem xét, tự nhận mức chất lượng trong Mẫu 02; báo cáo trước chi bộ trong cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm.

Bước 2: Quyết định xếp loại chất lượng đối với đảng viên

- Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổng hợp mức tự xếp loại của đảng viên; ý kiến nhận xét của chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại của từng đảng viên.

Chi bộ tiến hành thảo luận mức xếp loại do chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) đề xuất trước khi tiến hành bỏ phiếu.

- Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổ chức để đảng viên bỏ phiếu đề xuất mức xếp loại đối với từng đảng viên của chi bộ; sau đó, tổng hợp kết quả, đề xuất mức xếp loại chất lượng đối với từng đảng viên để báo cáo đảng ủy cơ sở.

- Bộ phận giúp việc cấp ủy tổng hợp, thẩm định báo cáo của các chi bộ trực thuộc để đảng ủy cơ sở xem xét quyết định xếp loại chất lượng đảng viên.

Đối với chi bộ cơ sở do chi bộ quyết định xếp loại chất lượng đảng viên.

Hướng dẫn đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm

I. Hướng dẫn kiểm điểm Đảng viên 2022

1. Đối với tập thể lãnh đạo, quản lý

- Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp trên.

- Kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chỉ tiêu, nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm (nếu có).

- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định, quy chế làm việc.

- Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và thi đua, khen thưởng.

- Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.

- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).

Khi kiểm điểm phải làm rõ trách nhiệm của tập thể và mỗi thành viên, nhất là người đứng đầu trong từng hạn chế, khuyết điểm của tập thể và đề ra biện pháp khắc phục có tính khả thi.

2. Đối với đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý

a) Kiểm điểm đảng viên

- Về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc:

+ Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

+ Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí theo quy định; trách nhiệm nêu gương của đảng viên; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú.

+ Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

+ Liên hệ 27 biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ:

+ Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, quyền hạn và trách nhiệm đối với các chức vụ công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể) theo quy định.

+ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

+ Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.

- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.

- Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.

- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).

Đối với đảng viên là công chức, viên chức và những người khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Khi kiểm điểm cần đi sâu làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân.

b) Kiểm điểm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Ngoài những nội dung nêu tại khoản a) trên đây, còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:

- Kết quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, trách nhiệm của cá nhân trong tham gia cùng tập thể lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; quan hệ, phối hợp với cấp ủy và tập thể lãnh đạo, quản lý; thái độ công tâm, khách quan; việc quy tụ, đoàn kết nội bộ và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.

- Ý thức đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi. Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, người lao động. Trách nhiệm nêu gương theo quy định của Trung ương và cấp ủy các cấp.

3. Các bước tiến hành kiểm điểm Đảng viên

1. Chuẩn bị kiểm điểm

a) Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân

- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của cấp có thẩm quyền. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.

- Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 02.

b) Gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cấp ủy, tổ chức đảng gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý (nếu cần).

- Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý và nội dung kiểm điểm.

2. Tổ chức kiểm điểm

- Kiểm điểm đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm. Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau, người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau. Cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể đã hoàn thành kiểm điểm. Những chi bộ có tổ đảng thì có thể kiểm điểm đảng viên ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.

- Người đứng đầu hoặc người được ủy quyền trình bày báo cáo kiểm điểm của tập thể; từng thành viên trong tập thể tham gia góp ý và làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân đối với những ưu, khuyết điểm của tập thể. Người đứng đầu tổng hợp, kết luận từng nội dung tiếp thu để hoàn thiện báo cáo.

- Cá nhân trình bày bản tự kiểm điểm; từng thành viên trong tập thể góp ý, phê bình; người chủ trì kết luận những ưu, khuyết điểm của từng cá nhân; cá nhân tiếp thu, hoàn thiện bản tự kiểm điểm. Khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công đồng chí cấp phó chủ trì. Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thực hiện kiểm điểm sâu về chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó, ở chi bộ tập trung kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Cấp ủy cấp trên xây dựng kế hoạch, lập các đoàn công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm và phân công cấp ủy viên, cán bộ các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo và tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới báo cáo cấp ủy.

- Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tối thiểu từ 02 đến 03 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu từ 03 đến 04 ngày. Đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu từ 01 đến 02 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu từ 02 đến 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.

II. Hướng dẫn đánh giá xếp loại Đảng viên

1. Đối tượng đánh giá

Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng). Đối với cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy vẫn phải đánh giá, xếp loại chất lượng. Dù bị đình chỉ sinh hoạt nhưng đảng viên đó sau thời gian đình chỉ vẫn phải hoạt động cống hiến cho Đảng nên cần có sự đánh giá trong thời gian đình chỉ đó.

2. Khung tiêu chí đánh giá Đảng viên

a) Về tư tưởng chính trị; phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc

- Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

- Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

- Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên.

- Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

- Kết quả đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân (nếu có).

b) Về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân...

- Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).

c) Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

d) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

đ) Kết quả kiểm điểm theo gợi ý của cấp có thẩm quyền (nếu có)

3. Khung tiêu chuẩn các mức chất lượng Đảng viên

Có 4 mức đánh giá tiêu chuẩn chất lượng Đảng viên là:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo.

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên.

- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trong từng tổ chức cơ sở đảng.

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.

- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

c) Hoàn thành nhiệm vụ

- Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.

- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.

d) Không hoàn thành nhiệm vụ

Là đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

- Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

- Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại).

4. Trách nhiệm, thẩm quyền đánh giá Đảng viên

- Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở chủ trì tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đảng viên.

- Từng đảng viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng.

5. Các bước đánh giá, xếp loại Đảng viên

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng được quy định cụ thể cho từng đối tượng, đảng viên tự phân tích chất lượng (xác định cấp độ “Xuất sắc”, “Tốt”, “Trung bình”, “Kém” cho từng tiêu chí đánh giá cụ thể) và xem xét, tự nhận mức chất lượng trong Mẫu 02; báo cáo trước chi bộ trong cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm.

Bước 2. Quyết định xếp loại chất lượng đối với đảng viên

- Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổng hợp mức tự xếp loại của đảng viên; ý kiến nhận xét của chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại của từng đảng viên. Chi bộ tiến hành thảo luận mức xếp loại do chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) đề xuất trước khi tiến hành bỏ phiếu.

- Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổ chức để đảng viên bỏ phiếu đề xuất mức xếp loại đối với từng đảng viên của chi bộ; sau đó, tổng hợp kết quả, đề xuất mức xếp loại chất lượng đối với từng đảng viên để báo cáo đảng ủy cơ sở.

- Bộ phận giúp việc cấp ủy tổng hợp, thẩm định báo cáo của các chi bộ trực thuộc để đảng ủy cơ sở xem xét quyết định xếp loại chất lượng đảng viên. Đối với chi bộ cơ sở do chi bộ quyết định xếp loại chất lượng đảng viên.

Các bước và tiêu chí đánh giá đảng viên được nêu ra ở trên nhằm xem xét những đảng viên đang làm công tác trong cơ quan nhà nước có trách nhiệm, có đạo đức hay không? Việc đánh giá các cán bộ đảng viên thường xuyên giúp cho đảng viên đó nhận thức và trách nhiệm trong công việc của mình. Tránh những trường hợp cán bộ không liêm chính, không đạo đức, không có trách nhiệm gây ảnh hưởng đến hình ảnh của đảng viên, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Hành chính của phần Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
50 210.698
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm