Các hình thức lừa đảo thông tin ngân hàng 2024
Các hình thức lừa đảo thông tin ngân hàng hiện nay gồm những gì? Ngày nay, những chiêu thức thừa đảo ngày càng tinh vi, nhiều người đã mất cả hàng trăm triệu đồng chỉ vì một đường link hay một tin nhắn.
Hãy cùng Hoatieu.vn điểm danh các chiêu thức lừa đảo để tự bảo vệ bản thân mình.
Chiêu thức lừa đảo tài khoản ngân hàng
1. Các hình thức lừa đảo thông tin ngân hàng
Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking
Hình thức lừa đảo | Khuyến cáo của ngân hàng |
Đối tượng lừa đảo thực hiện gửi nội dung thông báo kèm theo đường link lừa đảo qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat…, thậm chí giả mạo tin nhắn SMS thương hiệu của ngân hàng, để lừa khách hàng bấm vào link và cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng. | Ngân hàng KHÔNG yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…). Do đó, Quý khách hàng tuyệt đối KHÔNG BẤM vào các đường link này. Trường hợp đã bấm vào đường link, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác. |
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện để hỏi khách hàng hay thông báo cho khách hàng về việc:
Đồng thời, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng. | Ngân hàng KHÔNG gọi điện để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ. Do đó, Quý khách tuyệt đối KHÔNG CUNG CẤP THÔNG TIN bảo mật khi nhận được các cuộc gọi này. |
Anh/chị đã trúng thưởng của ngân hàng, hãy cung cấp OTP để nhận thưởng | Ngân hàng sẽ không bao giờ hỏi mã OTP của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào. => Không cung cấp mã OTP cho người khác kể cả khi người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng |
Giả mạo cơ quan chức năng: Đây là chiêu thức mà bọn tội phạm sử dụng để đánh vào những nhóm đối tượng hơi “yếu bóng vía”. Chúng sẽ tự xưng là cơ quan công an và thông báo cho bạn rằng tài khoản của bạn đã bị tội phạm xâm nhập trái phép, bạn cần cung cấp số tài khoản, mật khẩu và OTP để cán bộ tiến hàng điều tra và tìm cách xử lý. | Không cung cấp mã OTP cho người khác |
Giả mạo người thân, bạn bè: Đây là cách thức khá xưa cũ nhưng vẫn được tội phạm ưa thích sử dụng. Chỉ cần 1 tin nhắn với nội dung dạng “chị ơi, em có khoản tiền nước ngoài mới chuyển về, chị vào đường link này đăng nhập tài khoản internet banking và OTP để nhận tiền giúp em với” thì không ít khách hàng sẽ làm theo. Và đó là một đường link độc hại khiến khách hàng mất hết dữ liệu cá nhân và các khoản tiền có trong ngân hàng. |
2. Chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng
Dù đã được cảnh báo nhưng thời gian gần đây, các vụ việc khách hàng bị kẻ gian giả mạo nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vẫn có chiều hướng gia tăng.
Các thủ đoạn lừa đảo này gồm:
Thứ nhất là làm giả thẻ tín dụng ngân hàng, chuyển phát theo đường bưu điện đến địa chỉ khách hàng và gọi điện, yêu cầu đóng phí bảo hiểm thẻ (thực tế thẻ tín dụng này không thể sử dụng được)
Thứ hai là giả danh nhân viên ngân hàng, gọi điện thông báo khách hàng được giải ngân một khoản vay, yêu cầu khách hàng ra bưu điện đóng tiền bảo hiểm khoản vay và nhận bưu phẩm gồm thẻ và một quà tặng gắn logo ngân hàng sau đó ra ngân hàng để rút tiền từ thẻ ATM đó (thực tế thẻ ATM này không thể sử dụng được).
Thứ ba là giả danh nhân viên ngân hàng mời khách hàng vay, sau đó gửi một mã ID cho khách hàng qua đường bưu điện, yêu cầu nộp cho một khoản tiền cho nhân viên bưu điện để kích hoạt mã ID, nhưng thực tế “mã ID” này không có giá trị.
Thứ tư là giả danh các đối tác lớn của ngân hàng, mời chào khách hàng tham dự hội thảo, liên tục làm phiền khách hàng với các thông tin, sản phẩm liên kết.
Thứ năm là một số đối tượng xưng là nhân viên ngân hàng, thông báo khách hàng được duyệt mở thẻ tín dụng với hạn mức cao, miễn lãi phí trong 3 năm, yêu cầu người nhận trả phí phát hành thẻ với số tiền từ 300.000đ – 400.000đ để nhận thẻ sử dụng.
Các đối tượng này sử dụng các thiết bị viễn thông, lập nên các website tương tự với các trang web của ngân hàng, gửi thư điện tử gắn với tên thương hiệu ngân hàng đó, gọi điện thoại, gửi tin nhắn, email tự xưng là nhân viên ngân hàng để tiếp thị và hướng dẫn khách hàng thực hiện các bước để được nhận thẻ tín dụng. Sau khi nhận tiền, các số điện thoại đã liên hệ đều mất tín hiệu.
3. Cảnh giác với tin nhắn giả mạo tên định danh của các Ngân hàng
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt (Trung tâm VNCERT/CC) - Cục An toàn thông tin ghi nhận tồn tại nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) của các Ngân hàng với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng các Brand Name giả mạo các tổ chức ngân hàng để gửi tới người dùng với nhiều nội dung khác nhau trong đó có gắn kèm các liên kết nhằm mục đích hướng người dùng truy cập vào các link này để chiếm đoạt thông tin cá nhân và sau đó thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Các tin nhắn giả mạo này thường được gắn nội dung về việc thông báo tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm yêu cầu người dùng nhập user/mật khẩu/ OTP để làm theo hướng dẫn.
Không ít người dùng đã thiếu cảnh giác và thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo và sập bẫy. Và bên cạnh việc giả mạo định danh các ngân hàng, nhiều đối tượng lừa đảo còn thực hiện các cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng
Trung tâm VNCERT/CC cũng đã nhận nhiều phản ánh liên quan tới việc mạo danh nhân viên giả mạo hệ thống các ngân hàng gọi điện thông báo biến động liên quan đến tài khoản sử dụng như đã thực hiện giao dịch hoặc có khả năng mất tiền… để tạo sự chú ý của người dùng.
Sau đó đối tượng gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí hoặc đăng ký một số dịch vụ mà khách hàng không hề hay biết…
Đối tượng xấu lại hướng dẫn khách hàng nhấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo, lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.
4. Cách phòng tránh các hình thức lừa đảo
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) khuyến cáo các tổ chức tín dụng cần thường xuyên rà soát các website giả mạo, cảnh báo khách hàng về việc không nên đăng nhập vào các website có dấu hiệu nghi vấn, đường link nghi vấn, không cung cấp thông tin tài khoản, thẻ trên các đường link này. Cơ quan Công an cũng đề nghị các tổ chức tín dụng thiết lập cảnh báo khi tài khoản của khách hàng đăng nhập từ thiết bị lạ hoặc khi thay đổi phương thức xác thực...
Để phòng tránh các hình thức lừa đảo và đảm bảo an toàn khi giao dịch, các bạn hãy lưu ý:
1. Tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào.
2. Chỉ đăng nhập vào dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua website chính thức của Ngân hàng
Ví dụ: Website chính thức của ngân hàng Vietcombank: https://portal.vietcombank.com.vn/.
3. Hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử.
4. Không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web.
5. Đặt mật khẩu khó đoán, thực hiện thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi nghi ngờ bị lộ. Không sử dụng các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động, không sử dụng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng trực tuyến và mật khẩu thư điện tử hoặc mật khẩu đăng nhập vào các mạng xã hội.
6. Đăng ký nhận thông báo thay đổi số dư giao dịch.
7. Đăng ký sử dụng phương thức xác thực Smart OTP khi giao dịch trực tuyến.
8. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các cảnh báo về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến từ các đơn vị cung cấp dịch vụ, các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Các hình thức lừa đảo thông tin ngân hàng 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27