Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Hiện nay nhiều người vẫn chưa biết được khi nào thì giao dịch dân sự của mình bị vô hiệu. Và nhiều khi vô tình khiến cho giao dịch đó hoàn toàn vô hiệu mà họ không hề hay biết? Trong nội dung bài viết dưới đây thì hoatieu.vn sẽ đưa ra những trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu gửi đến bạn đọc.

1. Giao dịch dân sự là gì?

Theo quy định tại điều 16 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy có thể thấy giao dịch dân sự là những giao dịch mà các chủ thể tự thoả thuận với nhau nhằm mục đích nào đó chung.

2. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là giao dịch dân sự không tuân thủ những quy định pháp luật về điều kiện giao dịch dân sự. Và từ đó thì giao dịch đó hoàn toàn không có hiệu lực nên các bên không cần thiết thực hiện theo thoả thuận đó.

Nếu không đáp ứng được một trong những điều kiện được quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch đó vô hiệu. Cụ thể điều kiện là:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định

Ví dụ về một giao dịch dân sự vô hiệu như Các bên cùng nhau đánh bạc và quy luật do các bên đặt ra, giao dịch bằng lới nói này đã xác lập và các bên thua phải bỏ tiền cho bên thắng. Tuy nhiên mục đích của giao dịch đó là vô hiệu vì vi phạm điều pháp luật cấm. Vì vậy giao dịch đó vô hiệu và những người liên quan có quyền không thực hiên giao dịch đó.

3. Các loại giao dịch dân sự vô hiệu

Khi giao dịch dân sự vi phạm những điều kiện trên thì bị coi là vô hiệu và được phân loại như sau:

  • Giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Nghĩa là mục đích giao dịch đó đã vi phạm điều mà pháp luật cấm không được phép là như đánh bạc, mua bán động vật quý hiếm, buôn bán chất cấm,...

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch

Theo quy định pháp luật thì một số giao dịch dân sự phải được lập bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận thì mới có hiệu lực. Ví dụ như thoả thuận về tài sản giữa vợ và chồng trong hôn nhân phải được lập thành văn bản và có chứng thực thì mới có hiệu lực, còn thiếu chứng thực là vô hiệu.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Nghĩa là các bên hoàn toàn tự nguyện giao dịch dân sự đó nhưng giao dịch dân sự đó là nhằm che giấu một thoả thuận khác. Ví dụ như giao dịch mua bán tài sản giá rẻ nhằm che giấu hành vi tặng cho tài sản.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do yếu tố chủ thể

Người chưa đủ năng lực trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm dân sự chưa phù hợp với giao dịch dân sự đó, thì dân sự đó bị vô hiệu. Ví dụ như người 17 tuổi thực hiện giao dịch mua bán xe máy là không được phép vì chưa đủ tuổi.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn

Do các bên hiểu sai ý nghĩa của giao dịch dân sự trong thoả thuận nên khiến cho các bên có thể bị chịu thiệt hại.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép

Đây là giao dịch dân sự do một bên ép buộc bên còn lại thực hiện bằng cách tạo áp lực lên chính đối tượng đó hoặc một đối tượng khác liên quan đến người đó để họ phải thực hiện giao dịch. Ví dụ như Bên A ép buộc bên B ký hợp đồng bán xe nếu không ký thì người thân sẽ bị làm hại.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Đây là giao dịch dân sự do người xác lập không đủ khả năng tỉnh táo để thực hiện giao dịch dân sự vào thời điểm đó. Ví dụ như việc ký hợp đồng khi say rượu, khi mê man không nhận thức được việc đang làm.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 36
0 Bình luận
Sắp xếp theo