Tại sao học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

Tại sao học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? Học tập là một quyền cơ bản của công dân được pháp luật công nhận trong văn bản pháp lý có giá trị cao nhất. Pháp luật ghi nhận học tập với nội dung là quyền và nghĩa vụ công dân. Tại sao lại như vậy? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Quyền học tập của công dân

Quyền học tập là một trong những quyền mà nhà nước coi trọng bởi chỉ có học tập mới là nền tảng đưa đất nước phát triển. Con người phát triển mới là yếu tốt cốt lõi cho một xã hội văn minh hơn. Bởi thế học tập là điều mà nhà nước ưu tiên và tạo điều kiện hơn hết.

Quyền học tập của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 như sau:

Điều 39.

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Quyền và nghĩa vụ học tập còn được ghi nhận trong Luật giáo dục 2019 điều 13 như sau:

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Như vậy có thể thấy được pháp luật ghi nhận rõ học tập là quyền của công dân nhưng cũng là nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện. Lý giải quy định này mời bạn đọc tham khảo nội dung kế tiếp.

Tại sao học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?
Tại sao học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

2. Tại sao học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

Học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân bởi:

- Học tập là quyền của công dân. Công dân sẽ được học tập đầy đủ, được nhà nước tạo điều kiện hết mức để học tập tốt hơn. Như trong quy định trên thì nhà nước sẽ thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, đảm bảo giáo dục hoà nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của bản thân. Không những thế những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập sẽ được tạo điều kiện để học tập sẽ được ưu tiên hơn với những chính sách ưu đãi và học bổng.

- Học tập là nghĩa vụ của công dân vì công dân học tập không chỉ cho bản thân mình, mà học tập còn vì gia đình, xã hội xung quanh. Nghĩa vụ ở đây là trách nhiệm đối với đất nước, gia đình và chính bản thân. Khi công dân học tập tốt thì chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho xã hội, đất nước cùng với đó sử dụng trí não của mình để đưa đất nước đi lên và bảo vệ đất nước. Khi công dân học tập phổ cập đầy đủ sẽ được nâng cao dân trí hơn và xã hội văn minh hơn. Còn nghĩa vụ với gia đình là nghĩa vụ về đạo đức, con cái cần học tập để sau này trở thành công dân tốt báo hiếu cho cha mẹ, người thân.

Như vậy có thể thấy học tập là quyền mà công dân được hưởng thụ, được thực hiện, nhưng đây cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân phải thực hiện để đưa đất nước phát triển lớn mạnh.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của học sinh

3.1 Nhiệm vụ của học sinh

Căn cứ điều 34 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh:

Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Nhiệm vụ của học sinh chính là nghĩa vụ mà tất cả học sinh đều phải thực hiện đúng với vai trò của mình trong xã hội.

3.2 Quyền hạn của học sinh

Căn cứ điều 35 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 35. Quyền của học sinh

1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tại sao học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.317
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm