Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?
Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào? Giao thông đường bộ là giao thông phổ biến ở nước ta. Vậy giao thông đường bộ gồm những thành phần nào? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giao thông đường bộ
1. Giao thông là gì?
Giao thông là hệ thống cơ sở để di chuyển, đi lại của con người, bao gồm những người tham gia giao thông bằng các hình thức khác nhau như đi bộ, đi xe máy, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, xe đạp, ô tô,… các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông được nhà nước kiểm soát quản lý bởi cơ quan nhà nước nên các phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Người tham gia giao thông đường bộ gồm:
Theo quy định khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008:
Người tham gia giao thông bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Trong đó:
– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng:
+ Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
+ Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy người tham gia giao thông đường bộ là những người di chuyển trên hệ thống giao thông đường bộ.
Những người tham gia giao thông đường bộ phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và người khác. Các phương tiện tham gia giao thông phải được đảm bảo an toàn theo như quy định của pháp luật, người chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện đó có trách nhiệm trước pháp luật.
Trong giao thông đường bộ luôn có những quy tắc cụ thể để người tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo như quy tắc về hướng điều khiển, quy tắc vượt xe, quy tắc lùi xe, quy tắc chuyển hướng, quy tắc dừng đỗ xe, quy tắc tín hiệu giao thông,... Những quy tắc này đảm bảo cho việc lưu thông trên đường bộ được di chuyển nhịp nhàng không bị gián đoạn và gây tai nạn giao thông.
Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công