Lái xe gây tai nạn chết người 2024 xử lý như thế nào?
Ngày nay mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông ngày càng cao, số lượng người tử vong do tai nạn giao thông cũng theo đó mà tăng lên. Vậy bộ luật hình sự quy định như thế nào về hình phạt lỗi lái xe gây tai nạn chết người?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc quy định của pháp luật về lỗi lái xe gây tai nạn chết người và hình phạt đối với lỗi này theo quy định của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hình phạt lỗi lái xe gây tai nạn chết người
- 1. Quy định của pháp luật về tội lái xe gây tai nạn chết người
- 2. Hình phạt lỗi lái xe gây tai nạn chết người
- 3. Lái xe ô tô gây tai nạn chết người xử lý như thế nào?
- 4. Lái xe gây tai nạn chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- 5. Trường hợp người lái xe gây tai nạn chết người không phải chịu trách nhiệm hình sự
- 6. Uống rượu lái xe gây tai nạn chết người
- 7. Không có giấy phép lái xe mà lái xe gây tai nạn chết người
- 8. Lái xe gây tai nạn phạt bao nhiêu?
- 9. Chi phí đền bù tai nạn giao thông chết người
- 10. Cơ sở pháp lý
1. Quy định của pháp luật về tội lái xe gây tai nạn chết người
Lái xe gây tai nạn chết người là trường hợp thuộc tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (điều 260 BLHS 2015)
Tội này được hiểu là người lái xe vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định trong văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH về Luật Giao thông đường bộ (ví dụ: không chấp hành tín hiệu giao thông, vận tốc giới hạn trong khu dân cư...) gây tai nạn dẫn đến hậu quả làm chết người
2. Hình phạt lỗi lái xe gây tai nạn chết người
Điều 260 BLHS 2015 quy định lái xe gây tai nạn chết người phải chịu các hình phạt sau:
- Làm chết 01 người: bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
- Làm chết 02 người: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
- Làm chết 03 người trở lên: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
- Bên cạnh đó, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Lái xe ô tô gây tai nạn chết người xử lý như thế nào?
Quy định về hình phạt lỗi lái xe gây tai nạn chết người được đưa ra tại mục 2 bài này áp dụng cho cả lái xe máy, ô tô và các loại phương tiện khác
Do đó, khi lái xe ô tô gây tai nạn chết người, tùy theo hậu quả mà các bạn có thể chịu các mức hình phạt nêu trên
4. Lái xe gây tai nạn chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi lái xe gây tai nạn chết người đã phạm một tội mà Bộ luật hình sự quy định, do đó hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự (ngoại trừ các trường hợp được nêu ra tại mục 5 dưới đây).
Nhiều người nhầm tưởng rằng chỉ có bị áp dụng hình phạt tù mới là trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý, hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu do hành vi của bản thân gây ra khi phạm vào một trong các tội mà Bộ luật hình sự quy định, chứ không căn cứ vào hình phạt đó là tù, tiền, hay cảnh cáo...
5. Trường hợp người lái xe gây tai nạn chết người không phải chịu trách nhiệm hình sự
Không phải lúc nào người phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định tại chương IV BLHS 2015 trong các điều kiện sau pháp luật loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội:
- Sự kiện bất ngờ:
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
- Tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Bên cạnh đó, nếu người lái xe chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 BLHS 2015 (đủ 16 tuổi đối với mọi tội phạm, từ 14 tuổi đối với một số loại tội phạm được quy định tại khoản 2 điều này) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự mà phải chịu các hình phạt khác thay thế
6. Uống rượu lái xe gây tai nạn chết người
Say rượu (tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng) là một tình tiết định khung tăng nặng, do đó nếu uống rượu lái xe gây tai nạn chết người thì các bạn sẽ phải chịu khung hình phạt cao hơn so với khung cơ bản (3-10 năm)
7. Không có giấy phép lái xe mà lái xe gây tai nạn chết người
Không có giấy phép lái xe mà tham gia giao thông nghĩa là các bạn đã vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ. Nếu gây tai nạn thì tùy theo mức độ, các bạn sẽ phải chịu các hình phạt tương ứng được đưa ra tại mục 2 bài này
8. Lái xe gây tai nạn phạt bao nhiêu?
Trong trường hợp lái xe gây tai nạn thuộc khung cơ bản quy định tại khoản 1 điều 260 BLHS 2015, bao gồm:
- Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Thì các bạn có thể chịu mức phạt nhẹ nhất là 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
9. Chi phí đền bù tai nạn giao thông chết người
Khi gây tai nạn giao thông làm chết người thì mức phạt thấp nhất các bạn có thể chịu là 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Tuy nhiên các bạn có thể thỏa thuận bồi thường với gia đình bị hại để được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 51 BLHS 2015 (Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả)để được giảm nhẹ mức phạt hình phạt. Mức tiền là do 2 bên thỏa thuận với nhau.
10. Cơ sở pháp lý
Trên đây, Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Lái xe gây tai nạn chết người phạt như thế nào?". Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?
-
Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2024 bị xử lý thế nào?
-
Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm cần phải làm gì?
-
Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp 2024
-
Cho vay nặng lãi là gì? Cho vay nặng lãi 2024 mức phạt ra sao?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27