Bản cam kết giữa gia đình, học sinh và nhà trường 2024 (8 mẫu)

Bản cam kết giữa gia đình học sinh và nhà trường thường được viết vào đầu năm học hoặc đầu các kỳ học. Đây như một cách để học sinh đặt ra mục tiêu phấn đấu cho bản thân, còn phụ huynh có thể thể hiện những cam kết về việc giáo dục, quản lý và phối hợp với nhà trường trong quá trình nuôi dưỡng học sinh. HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo mẫu bản cam kết giữa gia đình, học sinh và nhà trường trong bài viết này.

1. Bản cam kết giữa gia đình học sinh và nhà trường là gì?

Bản cam kết giữa gia đình học sinh và nhà trường là văn bản được sử dụng rất phổ biến trong trường học, đặc biệt là đối với cấp bậc tiểu học, THCS, THPT bởi đây là những lứa học sinh còn phụ thuộc vào cha mẹ, dưới sự giám hộ của cha mẹ. Do vậy mọi hành vi liên quan đến các quy định của nhà trường đều phải được sự thống nhất giữa phụ huynh học sinh và nhà trường.

Vậy bản cam kết giữa gia đình học sinh và nhà trường là gì? Mẫu cam kết này là một trong những mẫu cam kết trong môi trường giáo dục, được lập vào đầu năm học ra với nhiều mục đích khác nhau như: đảm bảo việc tuân thủ nội quy trường lớp của học sinh, cam kết thực hiện các thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ trong năm học... (VD: nộp học phí, phòng chống bạo lực học đường, chống tệ nạn xã hội...). Ngoài ra còn có mẫu cam kết không vi phạm nội quy trường, lớp, được thực hiện khi học sinh làm trái quy định nào đó của nhà trường và cần cam kết không tái phạm.

Khi học tập tại bất cứ trường học nào, các học sinh luôn phải tuân thủ theo những quy định của nhà trường nói chung và lớp học nói riêng, khi đã tái phạm thì việc viết bản tự kiểm điểm là điều nên làm, không những thế, học sinh và cả phụ huynh cần phải đôn đốc, theo dõi con em mình để không bị tái phạm sai lầm cũ nữa. Việc viết mẫu cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường, lớp như một hình thức văn bản hóa lời hứa danh dự của học sinh, và quan trọng nhất là việc xây dựng kỷ cương nề nếp trong lớp học.

2. Hướng dẫn cách viết bản cam kết giữa gia đình học sinh và nhà trường

Tùy thuộc vào mục đích làm bản cam kết mà học sinh, phụ huynh thể hiện nội dung phù hợp. Tuy nhiên, về thể thức và kết cấu bản cam kết vẫn cần đảm bảo những nội dung như:

  • Phần 1: Căn cứ pháp lý của bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.
  • Phần 2: Thông tin cơ bản về người viết cam kết, thông tin của phụ huynh học sinh hoặc học sinh và nhà trường.
  • Phần 3: Nội dung cam kết mà các bên cần phải chấp hành, thực hiện nghiêm túc.

Với cam kết không tái phạm do vi phạm nội quy nhà trường, học sinh/người viết đơn cần trình bày rõ lý do làm bả cam kết và hành vi vi phạm của mình. Phần cuối đơn, học sinh và phụ huynh học sinh viết cam đoan không tái phạm vi phạm quy định nhà trường, cam kết chịu trách nhiệm trước giáo viên và chịu mọi hình thức kỷ luật nếu vi phạm nội dung đã cam kết.

Trong nhiều trường hợp, trong bản cam kết còn yêu cầu có thêm ý kiến nhận xét của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm của học sinh.

3. Bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh năm học 2024-2025

Bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh năm học 2024-2025
Bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh năm học 2024-2025

BẢN CAM KẾT
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH

Để xác định rõ trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình, đồng thời tạo sự gắn bó, hỗ trợ nhau, nhằm giáo dục cho học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, phát triển tòan diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và các kỹ năng cần thiết.

Hôm nay, ngày ……… tháng................ năm 20… tại văn phòng trường...........

Nhà trường và Phụ huynh học sinh tiến hành cam kết như sau:

+ ĐD nhà trường: Hiệu trưởng Trường.......

+ PHHS: Ông/bà : ……………………………

Là phụ huynh học sinh của em : …………...

Lớp :………….. Năm học 20…… - 20……..

I. VỀ PHÍA NHÀ TRƯỜNG :

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ giáo dục theo quy định của nhà nước.

2. Khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và nội quy của nhà trường.

3. Bố trí giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất để giảng dạy. Đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất dạy, học để giáo dục học sinh đạt hiệu quả toàn diện.

4. Đảm bảo công tác tổ chức bán trú và nội trú cho học sinh (ăn, ngủ, sinh hoạt), xe đưa rước (nếu có yêu cầu), chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong thời gian học tập tại trường. Nhà trường chỉ cấp các loại thuốc thông thường, thuốc đặc trị do phụ huynh tự túc. Khi học sinh mắc bệnh ở trường, nếu bệnh nặng thì nhà trường phải thông báo ngay cho phụ huynh để cùng giải quyết. Những trường hợp phải cấp cứu thì nhà trường sẽ đưa đi bệnh viện và báo để phụ huynh đến chăm sóc, tiền viện phí do phụ huynh tự trả.

5. Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội và các hoạt động xã hội mang tính chất giáo dục, các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan dã ngoại.

6. Nhà trường không giải quyết cho học sinh nghỉ học nếu không có lý do chính đáng và không có đơn xin phép của PHHS.

7. Thanh toán lại tiền ăn những ngày nghỉ theo quy định (chủ nhật, lễ, tết) và nghỉ có phép từ 03 ngày trở lên. Không trừ tiền học phí, nội trú và đưa rước vào các dịp lễ, tết, nghỉ phép.

8. Trả lời những ý kiến đóng góp chân thành, trên tinh thần xây dựng của phụ huynh học
sinh.

9. Trường không chịu trách nhiệm:

  • Về những rủi ro xảy ra cho học sinh vượt quá sự quan tâm chăm sóc của nhà trường.
  • Những mất mát, hư hỏng đồ dùng cá nhân của học
  • Các trường hợp học sinh cố tình trốn trường dưới mọi hình thức.

II. VỀ PHÍA PHỤ HUYNH HỌC SINH:

1. Thực hiện đóng học phí; tiền ăn; tiền ở nội trú; tiền xe đưa rước và các khoản khác (nếu có)… đúng hạn (từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 05 hàng tháng) bằng các hình thức: đóng trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ thanh toán tại phòng kế toán của trường; chuyển khoản vào tài khoản của nhà trường. (lưu ý PHHS không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của giáo viên nhờ đóng hộ, nếu có mất mát nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm)

2. Các trường hợp nợ học phí trên 01 tháng, bộ phận kế toán và giáo viên chủ nhiệm sẽ gửi thông báo nhắc đóng học phí; Nếu nhắc lần thứ 3 mà phụ huynh vẫn không đóng học phí, thì nhà trường sẽ thông báo và đình chỉ học tập. Trong trường hợp này phụ huynh phải đến trường quyết toán học phí thì nhà trường mới giải quyết cho học sinh nhập học lại; thời gian đình chỉ học tập sẽ được tính vào thời gian nghỉ có phép theo quy định, nếu nghỉ quá 45 ngày thì sẽ giải quyết cho học sinh nghỉ học theo quy chế.

3. Phụ huynh phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên quản lý nội trú để tìm hiểu những vấn đề học tập, rèn luyện nhân cách của học Xem và ký sổ liên lạc, sổ báo bài để kiểm tra, đôn đốc con em tự học tốt ởnhà.

4. Đảm bảo con em đi học đúng giờ quy định của trường. Nếu học sinh nghỉ học do bị ốm thì phụ huynh phải có đơn xin phép; nếu không kịp viết đơn thì phải gọi điện báo cho GVCN rồi gửi đơn xin phép sau; Nếu nghỉ học vì các lí do khác thì phải xin phép và phải được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường thì mới được nghỉ.

5. Kiểm tra sinh hoạt vui chơi của con em, không để tiêm nhiễm các thói hư tật xấu như: nghiện game;nghiện sử dụng điện thoại; hút thuốc lá; sử dụng ma túy; rượu, bia; cờ bạc; cá độ; xem sách, báo, phim ảnh có nội dung xấu; đua đòi, ăn chơi, yêu đương sớm…, ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện nhân cách. Khi phát hiện con em có biểu hiện trên, phụ huynh phải thông báo ngay cho nhà trường biết để phối hợp giáo dục.

6. Đôn đốc và kiểm tra con em thực hiện nội qui của nhà trường. Nếu học sinh vi phạm gây thiệt hại về vật chất như: làm hỏng bàn ghế, các trang thiết bị dạy học và sinh hoạt… của nhà trường thì phụ huynh phải bồi thường tài sản theo giá Nếu cố tình phá họai thì phải bồi thường gấp 5 lần giá trị thực tế.

7. Chấp hành các hình thức kỷ luật của nhà trường khi học sinh vi phạm nội quy của trường, các qui định của ngành GD&ĐT.

8. Đảm bảo các điều kiện tốt nhất có thể cho con em đi học như: Trang bị quần, áo đồng phục; đồ dùng học tập, sách vở, giấy bút..v.v.. Đảm bảo học sinh đi học phải mặc đồng phục; mang đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở theo quy định của trường.

9. Phụ huynh không can thiệp vào công việc nội bộ của nhà trường. Có thể đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng thông qua hộp thư góp ý tại văn phòng, gặp trực tiếp để trao đổi, trao đổi bằng điện thoại qua đường dây nóng hoặc qua email:.......

10. Tham gia họp phụ huynh học sinh theo qui định: đầu năm học, sơ kết học kỳ 1 và tổng kết năm học hoặc khi nhà trường có giấy mời đột xuất để giải quyết côngviệc.

III. THỰC HIỆN CAM KẾT:

1. Trong quá trình thực hiện nếu có những ý kiến chưa thống nhất xảy ra thì hai bên sẽ thẳng thắn trao đổi, bàn bạc giải quyết nhằm đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho học sinh.

2. Bản cam kết này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị ngang nhau để theo dõi.

3. Trường hợp học sinh nội trú thì phụ huynh sẽ làm thêm thỏa thuận nội trú giữa giáo viên quản lý nội trú và PHHS.

HIỆU TRƯỞNG

ĐẠI DIỆN PHỤ HUYNH

Cha, Mẹ hoặc Người đỡ đầu

4. Mẫu bản cam kết giữa phụ huynh và nhà trường về phòng chống bạo lực học đường

UBND HUYỆN ................

TRƯỜNG ................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

................, ngày ..., tháng ..., năm 20...

 BẢN CAM KẾT

Thực hiện phòng chống bạo lực học đường

Năm học 20...-20...

Tôi là phụ huynh của cháu :……………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………

Điện thoại số:…………………………………………………………..

Nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường, tôi xin cam kết với nhà trường một số nội dung sau đây:

1. Phối hợp tốt với nhà trường trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

2. Có thái độ cư xử lịch sự, chuẩn mực với đội ngũ viên chức, người lao động trong nhà trường.

3. Cha mẹ không bạo hành với các con ở nhà.

Bản cam kết này được ký thành 02 bản: Nhà trường giữ 01 bản, phụ huynh giữ 01 bản.

................, ngày tháng năm 20...

HIỆU TRƯỞNG

PHỤ HUYNH

5. Bản cam kết của học sinh cùng phụ huynh với nhà trường về thực hiện an toàn khi tham gia giao thông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

BẢN CAM KẾT CỦA HỌC SINH CÙNG PHỤ HUYNH HỌC SINH
THỰC HIỆN AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG NĂM HỌC ...........

Họ tên học sinh: ........................lớp:.................

Điện thoại liên hệ: .............................................

Họ tên phụ huynh: .............................................

Nơi ở: ................................................................

Điện thoại liên hệ: .............................................

Giáo viên Chủ nhiệm: .......................................

Điện thoại liên hệ: .............................................

Nếu đi xe đến trường:

Xe hãng: ................. Tên xe (nhãn hiệu):...........

Chất lượng còn:............ %, Giá tiền mua xe:.....

Biển số xe (nếu có): ..........................................

Sau khi Gia đình và học sinh được phổ biến, tìm hiểu luật Giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), Bản cam kết giữa gia đình - học sinh - nhà trường, các quy định thực hiện kỉ cương nề nếp của học sinh, Gia đình và học sinh xin cam kết cùng nhà trường thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Học sinh không tụ tập quanh khu vực trường đặc biệt khu vực cổng trường, các ngã ba gần trường. Khi tan học tập trung trong sân trường, ra khỏi cổng trường là về nhà ngay.

2. Không tổ chức, cổ vũ, đua xe gây mất trật tự nơi công cộng.

3. Khi không đội mũ bảo hiểm sẽ không đi nhờ xe điện, xe máy tới trường.

4. Không đi xe hàng 3, hàng 4; không đánh võng, lạng lách trên đường.

5. Khi ngồi trên xe điện, xe máy phải đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông (Từ khi đi xe đến khi đỗ xe), phải tuân thủ các quy định an toàn giao thông.

6. Không đèo quá 2 người trên xe điện, không đèo người không đội mũ bảo hiểm.

7.Tuyệt đối không gửi xe ở ngoài nhà trường, không đi xe máy tới trường

Nếu vi phạm một trong các nội dung trên học sinh cùng gia đình cam kết thực hiện các nội dung sau:

1. Học sinh viết lại bản cam kết về việc thực hiện an toàn giao thông sau mỗi lần vi phạm có chữ ký của phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm nộp lại cho Đ/c .......

2. Gia đình cùng học sinh thống nhất hình thức kỉ luật do nhà trường đưa ra. Mỗi lần vi phạm sẽ hạ 1 bậc hạnh kiểm của học sinh trong học kì vi phạm.

................, ngày........ tháng ... năm ..........

Học sinh

Kí ghi rõ họ tên

Phụ huynh học sinh

Kí ghi rõ họ tên

6. Bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về phòng chống tệ nạn xã hội

Dưới đây là bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về vấn đề sau: thực hiện an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nội quy quy định của nhà trường, tham gia cuộc vận động và các hoạt động khác trong nhà trường. Mời bạn đọc tham khảo nhé.

Bản cam kết giữa gia đình, học sinh và nhà trường

SỞ GD & ĐT …………….

TRƯỜNG ………….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………, ngày........ tháng …. năm ...…

BẢN CAM KẾT

GIỮA GIA ĐÌNH - HỌC SINH - NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 20… - 20…

Họ tên phụ huynh: ................Nghề nghiệp..........

Chỗ ở:.............. Điện thoại liên hệ:......................

Họ tên học sinh: ....... Lớp:......Điện thoại liên hệ:......

Địa chỉ mạng xã hội:……… Địa chỉ mail:……………..

Giáo viên CN:………….. Điện thoại liên hệ:................

Gia đình và học sinh xin cam kết cùng nhà trường thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1 - THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI.

- Không đi xe máy tới trường, đi xe điện phải đội mũ bảo hiểm, phải tuân thủ các quy định an toàn giao thông. (Nếu vi phạm, giao cho công an huyện, nhà trường đình chỉ học có thời hạn)

- Không tụ tập quanh khu vực trường đặc biệt khu vực cổng trường, các ngã ba gần trường. Khi tan học tập trung trong sân trường, không đợi nhau ngoài cổng trường. Trong suốt buổi học không ra khỏi trường khi không được BGH cho phép, trong trường học không sang các lớp học khác, không lên khu hiệu bộ hoặc các khu chức năng như phòng thí nghiệm, phòng tin học…. (Nếu vi phạm đình chỉ học từ 3 đến 10 ngày học, phạt lao động 1 tuần)

- Không tổ chức, cổ vũ, đua xe đạp, xe máy, gây mất trật tự nơi công cộng. Không đi xe đạp hàng 3, hàng 4, đánh võng, lạng lách trên đường. (Nếu vi phạm những điều trên bị đình chỉ học từ 3 đến 10 ngày học, phạt lao động tại trường 1 tuần)

- Không đánh bạc, không hút thuốc, uống rượu bia trong trường học, giữ thái độ văn minh, lịch sự, có trách nhiệm bảo vệ của công và giữ vệ sinh môi trường. (Nếu vi phạm đình chỉ học từ 3 đến 10 ngày học, phạt lao động 1 tuần)

- Tuyệt đối không: sử dụng, vận chuyển buôn bán và tàng chữ chất ma tuý, chất cháy nổ, không đốt pháo, thả đèn trời. (Nếu vi phạm đình chỉ học một năm học)

- Nếu phát hiện các tập thể, cá nhân có hành vi, vi phạm báo ngay cho các thầy cô giáo , cơ quan công an, hoặc báo cáo vào hòm thư "Vì tương lai bè bạn" của trường. (Nếu biết mà bao che không tố giác, kỉ luật như người vi phạm)

2- THỰC HIỆN NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG.

- Kính trọng với thầy cô giáo và người lớn tuổi. (Nếu vô lễ với giáo viên và người lớn tuổi đình chỉ học 1 năm)

- Không gây gổ, đánh nhau, không mang vũ khí (Dao, côn, gậy... ) chất nổ, chất cháy đến trường.. (nếu vi phạm đình chỉ học 1 năm học)

- Thực hiện đồng phục theo quy định của nhà trường: Áo trắng, quần tối màu, đi giầy hoặc dép quai hậu, đeo thẻ , đầu tóc gọn gàng không nhuộm tóc, không trang điểm khi tới trường. Sinh hoạt tập thể phải có ghế ngồi, ngồi đúng vị trí được phân công trong sơ đồ, không nói chuyện riêng. (Nếu vi phạm đình chỉ học từ 3 đến 10 ngày học, phạt lao động 1 tuần)

- Giữ gìn bảo vệ của công: Bảo quản tốt phòng học, bàn, ghế, bảng, hệ thống điện. (Nếu làm hỏng đền gấp 5 lần giá trị vật làm hỏng nếu lớp không phát hiện được cá nhân làm hỏng thì lớp phải đền như trên). Nếu phát hiện cá nhân cố tình phá hoại nhà trường đình chỉ học 1 năm.

- Giao tiếp văn minh lịch sự, không nói tục chửi bậy. (Nếu vi phạm đình chỉ từ 3 đến 10 ngày học, phạt lao động 1 tuần)

- Khi đến trường để xe đúng nơi quy định, nghiêm túc tham gia thể dục giữa giờ. Cam kết sử dụng mạng xã hội văn minh, lịch sự. Không đăng, chia sẻ, bình luận những hình ảnh, nội dung xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và tập thể. (Nếu vi phạm đình chỉ học có thời hạn)

- Không ra khỏi trường trong buổi học nếu không được sự cho phép của cán bộ giáo viên nhà trường. (Nếu vi phạm đình chỉ từ 3 đến 10 ngày học, phạt lao động 1 tuần)

- Trong giờ học, giờ sinh hoạt tập thể, không sử dụng điện thoại, điện thoại phải tắt nguồn để trong cặp. Phải đăng ký SĐT với GVCN, không dùng điện thoại để chụp ảnh, quay phim người khác (Nếu vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện, không trả lại. Đình chỉ từ 3 đến 10 ngày học, phạt lao động 1 tuần)

- Thực hiện tốt nội quy và lời hứa danh dự của học sinh trường THPT Quế Võ 3.

3 - THAM GIA CUỘC VẬN ĐỘNG.

- Thực hiện tốt hai cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai Không” và phong trào thi đua “Trường học thân thiện học sinh tích cực” của nhà trường. Có tinh thần chủ động, tự giác cao trong học tập, thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo dục.

4 - THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG.

- Tích cực tham gia tốt các hoạt động tập thể, lao động, giữ gìn vệ sinh trường lớp, xây dựng nhà trường "Xanh - Sạch - Đẹp ". Tích cực ủng hộ từ thiện nhân đạo.

- Tích cực tham gia các phong trào văn nghệ, TDTT, rèn luyện thể chất giữ gìn sức khoẻ. Xây dựng tình đoàn kết, thân ái, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

Sau khi tìm hiểu các văn bản quy định về nội quy đối với học sinh của Trường THPT Quế Võ số 3 cùng các hình thức kỷ luật đã được công bố gia đình chúng tôi cam kết:

- Con em vi phạm lần đầu phải làm bản kiểm điểm, bị đình chỉ theo quy định như trên, gia đình viết bản cam kết giáo dục con em.

- Nếu tái phạm lần thứ hai hoặc có hệ thống tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ đến một năm học, cảnh cáo trước toàn trường, ghi học bạ, thông báo về địa phương.

- Nếu vi phạm nghiêm trọng dù vi phạm lần đầu gia đình thống nhất Ban nề nếp gửi biên bản đến công an xã , công an huyện xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự.

Gia đình và học sinh xin cam đoan thực hiện tốt các nội dung trên. Nếu học sinh vi phạm gia đình tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường đã quy định và pháp luật hiện hành .

Học sinh

(Ký ghi rõ họ tên)

Phụ huynh học sinh

(Ký ghi rõ họ tên)

Trường ……………….

TL hiệu trưởng - GVCN

(Ký ghi rõ họ tên)

7. Mẫu bản cam kết giữa gia đình, học sinh và nhà trường về thực hiện nội quy nhà trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

BẢN CAM KẾT GIỮA PHỤ HUYNH, HỌC SINH VÀ NHÀ TRƯỜNG

Kính gửi:– Ban giám hiệu trường ……………………………………

– Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn

Tên em là: ……………………………………

Là học sinh lớp: ………….. năm học ……..

Để đạt được kết quả cao trong năm học này em xin hứa thực hiện tốt các điều sau:

1. Chăm chỉ, tự giác trong học tập, trung thực trong kiểm tra và thi cử.

2. Tích cực tham gia lao động công ích, giúp đỡ gia đình, sẵn sàng tham gia lao động khi nhà trường và xã hội yêu cầu.

3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản chung của nhà trường.

4. Giữ vệ sinh cá nhân và vệ chung thật tốt, không uống rượu, hút thuốc lá, không mắc các tệ nạn xã hội, không hút thuốc lá, uống rượu, gây gổ đánh nhau trong nhà trường và ngoài xã hội.

5. Đoàn kết, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của tập thể lớp, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

6. Kính trọng, biêt ơn cha, mẹ, thầy, cô giáo và yêu quý mọi người. Tuyệt đối không xúc phạm đến thầy, cô giáo và các cán bộ công tác trong nhà trường.

7. Tôn trọng kỷ luật của nhà trường, bảo vệ danh dự của nhà trường, tập thể lớp và của thầy cô giáo.

8. Chấp hành tốt luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, không đi xe mô tô, xe gắn máy đến trường.

Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên, nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.

Phần cam kết của phụ huynh:

Tên tôi là: ……………………………………

Thay mặt gia đình tôi xin cam kết với nhà trường:

1. Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và môi trường học tập cho con em mình.

2. Tích cực, chủ động phối, kết hợp với nhà trường và các tổ chức trong việc giáo dục và quản lý con em mình.

3. Tham gia đầy đủ các khoản đóng góp của nhà trường.

………, ngày…tháng….năm….
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phụ huynh học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)

8. Bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh học sinh tiểu học mới nhất

PHÒNG GD & ĐT...................

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

................., Ngày …. tháng … năm ……

(Logo của trường)

BẢN CAM KẾT
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH

Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học.

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

Căn cứ Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành theo Thông tư 55/2011/TT- BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để xác định rõ trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình, tạo sự gắn bó, phối hợp chặt chẽ để giáo dục con em chúng ta trở thành con ngoan trò giỏi, hoàn thiện nhân cách toàn diện và trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai.

Ban Giám hiệu Trường Tiểu học ...................... và phụ huynh của:
Học sinh:......................................................................................................

Lớp:................................. Năm học: ............................................................

Cùng cam kết thực hiện những điều sau đây:

A. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Quản lý chặt chẽ các hoạt động học tập, vui chơi và sinh hoạt của HS trong thời gian các em học tập tại trường. Phối hợp PHHS để cùng chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho các em rèn luyện tác phong, đạo đức, hình thành nhân cách sống tốt.

2. Đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để giảng dạy và giáo dục HS đạt hiệu quả cao nhất.

3. Đảm bảo việc giảng dạy đúng nội dung chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bố trí giáo viên có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.

4. Tổ chức tốt các hoạt động y tế học đường.

5. Đảm bảo và kiểm soát về an toàn thực phẩm, học sinh sử dụng các bữa ăn trong ngày được chế biến tại bếp ăn nhà trường.

6. Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng, Đội TNTP và các hoạt động xã hội, các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan, học tập ngoại khóa… mang tính giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho các em.

7. Trong trường hợp học sinh ốm đau, tai nạn đột xuất cần phải có sự can thiệp kịp thời thì Phụ huynh đồng ý ủy quyền cho nhà trường tiến hành các sơ cứu cần thiết. Trong trường hợp nguy cấp, không thể xử lý tại trường, nhà trường sẽ chuyển học sinh đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị kể cả khi chưa thể liên lạc được với phụ huynh.

Tất cả những chi phí điều trị cho học sinh trong tình trạng khẩn cấp sẽ được phụ huynh thanh toán theo chứng từ do nhà trường hoặc bệnh viện nơi được chuyển đến cung cấp. Nhà trường được miễn trừ trách nhiệm về những vấn đề xảy ra đối với học sinh một khi những vấn đề đó xảy ra nằm ngoài khả năng hoặc/và phạm vi, tầm kiểm soát của nhà trường.

8. Học sinh bị thiểu năng trí não hoặc tự kỷ, được phát hiện trong thời gian học tập tại trường, hoặc do phụ huynh không phát hiện, không thông báo trước khi học sinh nhập học, nhà trường sẽ trưng cầu giám định, sau khi có kết quả cụ thể, sẽ cho học sinh ngưng học và gia đình có trách nhiệm đưa học sinh về điều trị bệnh.

9. Phụ huynh chấp thuận để nhà trường trả học sinh về với lý do sau; Học sinh vi phạm kỷ luật quy chế quản sinh nhà trường. Nhà trường phát hiện Phụ huynh cung cấp thông tin sai lệch về hồ sơ học sinh, không cung cấp đầy đủ giấy tờ đúng quy định nhập nhập học của học sinh. Phụ huynh không đóng hoàn thành các khoản phí học tập bị quá hạn quy định là 15 ngày.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH

1. Kiểm tra và ký sổ báo bài hàng ngày của HS nhằm theo dõi và đôn đốc con em tự học tốt ở nhà.

2. Đảm bảo cho con em đi học đúng giờ, mang theo đầy đủ dụng cụ học tập, sách giáo khoa, tập vở ghi chép theo thời khóa biểu. Nếu HS nghỉ học thì cha mẹ phải viết đơn xin phép, trong trường hợp cấp thiết thì phải thông báo trực tiếp hoặc qua điện thoại với GVCN về việc HS nghỉ học, sau đó phải có đơn xin phép. Nhà trường không giải quyết nghỉ học với lý do không chính đáng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của HS.

3. Nếu HS có bệnh mãn tính, PHHS phải cung cấp hồ sơ bệnh án để bộ phận y tế tiện theo dõi và chăm sóc. HS nhập học phải có giấy khám sức khỏe đủ điều kiện đến trường.

4. PHHS phải đăng ký danh sách người rước học sinh với nhà trường và nhà trường chỉ chấp nhận những người có trong danh sách đăng ký đưa rước học sinh.

5. PHHS có trách nhiệm bồi thường tài sản do HS vi phạm gây thiệt hại về cơ sở vật chất (căn cứ vào biên bản cụ thể).

6. Tham gia đầy đủ các cuộc họp PHHS do nhà trường tổ chức. Khi PHHS thay đổi số điện thoại thì yêu cầu báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm và bộ phận văn phòng biết.

7. Phải đảm bảo cho con em tham gia các hoạt động ngoại khóa và chương trình ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức.

8. Phụ huynh cho phép nhà trường được sử dụng hình ảnh, phim tư liệu… của học sinh trong công tác giới thiệu, tuyên truyền… của nhà trường.

9. PHHS, người giám hộ của HS đảm bảo đóng học phí hàng tháng đúng hạn (từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng). Riêng tháng 4, PHHS thanh toán học phí cho cả tháng 5.

10. PHHS đóng học phí trực tiếp tại văn phòng nhà trường hoặc có thể chuyển khoản theo tài khoản duy nhất của nhà trường có niêm yết tại văn phòng.

11. Nội quy nhà Trường: PHHS đến liên hệ tại trường ăn mặc lịch sự, không tự ý vào các khu vực chức năng như: Lớp học, nhà ăn, khu nội trú. Khi có nhu cầu trao đổi trực tiếp với Ban Giám Hiệu,Giáo viên, Bảo mẫu hoặc các bộ phận khác, vui lòng liên hệ bộ phận bảo vệ.

Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ những điều khoản thuộc trách nhiệm của mình cũng như
những điều chỉnh cần thiết sau này từ phía nhà trường để cùng nhau giáo dục con em chúng ta phát triển hoàn thiện nhất.

Bản cam kết này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị ngang nhau để thực
hiện.

PHHS/Người giám hộ

(Ký, ghi rõ họ tên)

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

9. Bản cam kết giữa gia đình, học viên và trung tâm giáo dục

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO...............

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***


BẢN CAM KẾT

GIA ĐÌNH - HỌC VIÊN – TRUNG TÂM

NĂM HỌC 20...-20...

Họ tên phụ huynh: ……………………….Nghề nghiệp……………………...................

Địa chỉ hiện tại: ……………………………………………………………………….........

Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………........

Họ tên học viên: ……………….....................………….. Lớp:……………...................

Điện thoại liên hệ:……………………………………………………...............................

Giáo viên CN:…………………………Điện thoại liên hệ:……………..........................

Căn cứ vào Công văn ......./SGDĐT-TrH  của Sở Giáo dục và Đào tạo................. về việc hướng dẫn kỷ luật học sinh trung học các trường THCS, THPT và GDTX. Gia đình và học sinh xin cam kết cùng Trung tâm thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI

- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ, đội mũ bảo hiểm khi đi xe hai bánh bằng điện, xe mô tô trên các tuyến đường. Không sử dụng xe phân khối lớn tham gia giao thông khi chưa giấy phép lái xe theo quy định. (Vi phạm lần đầu khiển trách; vi phạm nhiều lần sẽ cảnh cáo ghi học bạ)

- Không tụ tập trước cổng trường trong giờ tan học để tránh ùn tắc giao thông.

- Không tham gia và cổ vũ đua xe trái phép; không vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ cho phép, không chở quá số người theo quy định. Trong suốt buổi học không ra khỏi trung tâm khi không được Ban Giám đốc cho phép. (Vi phạm lần đầu khiển trách; vi phạm nhiều lần sẽ cảnh cáo ghi học bạ)

- Không được hút thuốc lá, đánh bài, uống rượu bia trong khuôn viên trung tâm, trong giờ học không được sử dụng điện thoại di động trong lớp học khi giáo viên chưa đồng ý. Phải có ý thức bảo vệ tài sản chung, giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch đẹp (Vi phạm cảnh cáo ghi học bạ; nếu vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm lần đầu có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn hại đến danh dự của Trung tâm, giáo viên và học viên khác sẽ bị đình chỉ học 1 tuần)

- Tuyệt đối không: sử dụng, vận chuyển buôn bán và tàng trữ chất ma tuý, chất cháy nổ, không đốt pháo. (Vi phạm bị đình chỉ học một năm học, ghi học bạ và thông báo cho gia đình và địa phương)

- Nếu phát hiện các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm phải báo ngay cho thầy, cô giáo, cơ quan công an. (Nếu biết mà bao che không tố giác, kỉ luật như người vi phạm tùy theo mức độ vi phạm)

2. THỰC HIỆN NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG.

- Kính trọng với cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lớn tuổi. (Nếu xúc phạm nhân phẩm, danh dự xâm phạm thân thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trung tâm, người lớn tuổi và học viên khác sẽ bị cảnh cáo ghi học bạ )

- Không gây gổ, đánh nhau; không mang hung khí (dao, côn, gậy,... ) chất nổ, chất cháy đến trường. (Vi phạm lần đầu sẽ cảnh cáo ghi học bạ; vi phạm lần 2 buộc thôi học 1 tuần; nếu vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm lần đầu có tính chất nghiêm trọng, côn đồ sẽ bị đình chỉ 1 năm học và thông báo đến công an để xử lý hành chính hoặc khởi tố hình sự).

- Đầu tóc phải gọn gàng không được nhuộm tóc, xâm hình. Học viên nam không đeo khoen ở tai, môi, mũi.... Học viên nữ không được sơn móng tay, móng chân, không đánh phấn, tô son môi. Trang phục học viên nam áo sơmi trắng có logo, bảng tên, quần tây xanh hoặc đen, áo bỏ vào quần. Học viên nữ áo dài trắng, có logo, bảng tên (có áo lá lót trong màu trắng), kín đáo lịch sự (Học viên nữ học ban đêm mặc áo sơmi trắng có logo, bảng tên, quần tây xanh hoặc đen, áo bỏ vào quần). Học viên nam đi học phải mang giầy bata. (Vi phạm lần đầu sẽ phê bình; lần 2 trở lên bị kỷ luật khiển trách).

- Giữ gìn bảo vệ của công: Bảo quản tốt phòng học, bàn, ghế, bảng, quạt, hệ thống điện chiếu sáng. (Nếu làm hỏng đền gấp 5 lần giá trị vật làm hỏng nếu lớp không phát hiện được cá nhân làm hỏng thì lớp phải đền như trên. Nếu phát hiện cá nhân cố tình phá hoại trung tâm sẽ cảnh cáo hoặc buộc thôi học 1 tuần tùy theo mức độ vi phạm).

3. THAM GIA CUỘC VẬN ĐỘNG.

Thực hiện tốt hai cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai Không” và phong trào thi đua “Trường học thân thiện học sinh tích cực” của trung tâm. Có tinh thần chủ động, tự giác cao trong học tập, thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo dục.

4. THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG.

- Tích cực tham gia tốt các hoạt động tập thể, lao động, giữ gìn vệ sinh trường lớp, xây dựng nhà trường "Xanh - Sạch - Đẹp".

- Tích cực ủng hộ từ thiện nhân đạo.

- Tích cực tham gia các phong trào văn nghệ, TDTT, rèn luyện thể chất giữ gìn sức khoẻ. Xây dựng tình đoàn kết, thân ái, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

Sau khi tìm hiểu các văn bản quy định về nội quy đối với học viên của Trung tâm GDTX tỉnh .................., cùng các hình thức kỷ luật đã được công bố gia đình chúng tôi xin cam kết:

- Con em vi phạm lần đầu phải làm bản kiểm điểm, bị đình chỉ theo quy định như trên, gia đình viết bản cam kết giáo dục con em.

- Nếu tái phạm lần thứ hai hoặc có hệ thống tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ cảnh cáo, đình chỉ học tập từ một tuần đến một năm học, ghi học bạ, thông báo về địa phương.

- Nếu vi phạm nghiêm trọng dù vi phạm lần đầu gia đình thống nhất Hội đồng kỷ luật gửi biên bản đến công an phường, công an thành phố xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự theo pháp luật.

- Gia đình và học viên xin cam đoan thực hiện tốt các nội dung trên. Nếu học viên vi phạm gia đình tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của Trung tâm như quy định và pháp luật hiện hành.

..............., ngày... tháng... năm......

Phụ huynh học viên

(Ký, ghi rõ họ tên)

Học viên

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giáo viên chủ nhiệm

(Ký, ghi rõ họ tên)

10. Bản cam kết phối hợp hoạt động giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh

PHÒNG GD&ĐT ................

TRƯỜNG MẦM NON........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ................, ngày... tháng... năm.....

CAM KẾT PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG

GIỮA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH VÀ NHÀ TRƯỜNG

NĂM HỌC: 20... - 20...

Căn cứ Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT - BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

Căn cứ Điều lệ trường mầm non ban hành theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non.

Căn cứ hướng dẫn số .../GDĐT-MN của Phòng GD&ĐT ................. về việc về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 20... - 20... đối với giáo dục mầm non;

Căn cứ nghị quyết họp phụ huynh ngày ....................... về việc thống nhất một số nội dung phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh năm học 20... - 20... của hội phụ huynh trường mầm non................

Đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường cam kết cùng thực hiện tốt một số nội dung sau:

A - TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG (Hiệu trưởng; Giáo viên chủ nhiệm lớp).

Điều 1: Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm:

1. Tạo điều kiện thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, hỗ trợ các hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện theo nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học.

2. Tham gia các cuộc họp định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh về công tác quản lý của nhà trường ít nhất 3 lần/năm (Đầu năm, giữa năm và cuối năm).

3. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động cha mẹ đưa trẻ đến lớp đầy đủ, giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, Điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền,trách nhiệm được giao của hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải báo cáo lên cấp trên cho chủ trương giải quyết.

4.Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá trẻ định kỳ với các bậc cha mẹ.

5. Bảo vệ và giữ gìn uy tín nhà trường.

6. Hiệu trưởng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp (Các lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) trong việc thực hiện các hoạt động và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.

7. Nhà trường cử đại diện lãnh đạo làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh.

8. Trong năm học có báo cáo sơ kết, tổng kết các khoản thu, chi thoả thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường theo định kỳ trong năm học.

B - TRÁCH NHIỆM CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH.

Điều 2: Nhiệm vụ của cha mẹ học sinh và BĐD cha mẹ học sinh các lớp.

1. Đối với cha mẹ học sinh:

- Đến nhập học cho trẻ tại trường có đầy đủ hồ sơ (Đơn xin nhập học, bản sao giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu, nếu trẻ khuyết tật phải có giấy xác nhận loại tật, mức độ tật của UBND xã).

- Hằng ngày, phải đưa đón trẻ đến trường đúng giờ quy định, khi đưa trẻ đến lớp phải trao tận tay cho giáo viên chủ nhiệm tại khu vự đón tiếp. Ngay từ đầu năm học, phụ huynh phải đăng ký với giáo viên chủ nhiệm các thành viên có trách nhiệm đưa và đón trẻ hàng ngày.

- Quy định giờ đón - trả trẻ quy định như sau:

- Mùa đông: Buổi sáng: Đón trẻ từ 7h00 - 8h30.

Buổi chiều: Trả trẻ từ 16h - 17h00.

- Mùa hè: Buổi sáng: Đón trẻ từ 6h45 - 8h00.

Buổi chiều: Trả trẻ từ 16h30 -17h00.

- Trong các giờ đón-trả trẻ phụ huynh thường xuyên liên hệ với giáo viên để nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp. Đồng thời thông báo cho giáo viên biết tình hình của trẻ khi ở nhà, để giáo viên tiếp tục theo dõi, nếu trẻ sốt cao, đang mắc các bệnh lây truyền (Sốt suất huyết, Sởi, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Tiêu chảy, đau mắt...) thì không cho trẻ đến lớp.

- Đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản thu theo quy định và đúng thời gian.

- Phối hợp với giáo viên mua sắm đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập, dụng cụ vệ sinh cho trẻ. Làm ký hiệu trên đồ dùng của trẻ; thường xuyên đóng góp nguyên vật liệu tái sử dụng, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi và tham gia làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp, tạo môi trường học tập cho trẻ cùng giáo viên.

- Đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà, không được cho trẻ tắm ở sông, suối, ao hồ một mình và chơi các trò chơi nguy hiểm đến thân thể, tính mạng của trẻ.

- Tích cực tham gia hỗ trợ cùng giáo viên chủ nhiệm các hoạt động, các hội thi do nhà trường tổ chức. Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện, hiệu quả cho trẻ ở lớp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

- Phụ huynh phải có thái độ tôn trọng, đối xử đúng mực với giáo viên, phản ánh đúng những khó khăn vướng mắc, đề xuất tâm tư nguyện vọng cho giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường.

- Tích cực tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các nhóm-lớp, đề xuất biện pháp, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

- Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường, giáo viên các lớp hoặc Ban chấp hành hội tổ chức.

- Tham gia đầy đủ các buổi lao động do giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường phát động trong năm học.

- Tham gia công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, công tác An ninh trật tự trường học, an toàn giao thông. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật, không vi phạm tệ nạn xã hội.

2. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh:

- Phối hợp với giáo viên lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học.

- Tham gia cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp có biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động cha mẹ trẻ cho trẻ đến lớp đầy đủ.

Điều 3: Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

1. Phối hợp với Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ năm học và các hoạt động GD học sinh theo nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học.

2. Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha mẹ học sinh, để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:

- Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.

- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương,chính sách, chế độ và học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định.

- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương.

3. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.

Điều 4: Quy định làm việc của Ban đại diện cha mẹ học sinh

1. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, năm.

2. Ban đại diên cha mẹ học sinh bố trí thời gian để hoạt động theo kế hoạch cụ thể:

+ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp họp mỗi năm ít nhất 3 lần/năm vào các thời điểm tháng 9, tháng 1 và tháng 5.

+ Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp định kỳ, đột xuất triển khai các nội dung cần thiết theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

+ Kế hoạch họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường phải được thông qua Ban giám hiệu nhà trường.

C - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 5: 

Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ những điều khoản thuộc trách nhiệm của mình cũng như
những điều chỉnh cần thiết sau này từ phía nhà trường và cha mẹ học sinh, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Bản cam kết này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị ngang nhau để thực
hiện.

TM.BAN GIÁM HIỆU

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, đóng dấu)

TM. BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH

TRƯỞNG BAN

(Ký, ghi rõ họ tên)

11. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong giáo dục

Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực của học sinh, giúp các em phát triển toàn diện là quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau. Do đó, việc giáo dục học sinh đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội .

  • Nhà trường nắm vai trò chủ yếu trong giáo dục bởi nhà trường có chức năng giảng dạy do xã hội phân công, nhà trường có phương pháp giáo dục cụ thể, hiệu quả và nhân lực sư phạm đặc thù phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục.
  • Gia đình có tác động dặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục, hình thành nhân cách của trẻ. Gia đình là nơi trẻ sinh ra, lớn lên, do đó, giáo dục từ gia đình ảnh hưởng đến trẻ đầu tiên và sẽ xuyên suốt quá trình trẻ trưởng thành. Sự giáo dục của gia đình cũng được quy định cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em... Không chỉ cha mẹ, người thân khác trong gia đình cũng đều có vị trí nhất định trong giáo dục trẻ thành người.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Để "trồng người" và xây dựng môi trường giáo dục, luôn yêu cầu phải có sự thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Thực tế hiện nay, sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và cha mẹ học sinh được thể hiện qua những việc làm như sau:

  • Họp phụ huynh thường kỳ (hoặc đột xuất) để thông báo về nội quy, quy định của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện của học sinh tới phụ huynh.
  • Cha mẹ học sinh, bản thân học sinh và nhà trường cùng thảo luận, thống nhất ký cam kết về việc thực hiện nội quy của trường, phương pháp giáo dục học sinh. Cha mẹ học sinh phải nắm rõ thực trạng học tập của con em mình để có biện pháp giáo dục, nhắc nhở khi có biểu hiện hành vi vi phạm.
  • Cha mẹ, thầy cô phải luôn là tấm gương cho học sinh noi theo, xây dựng uy tín, trở thành "bạn tâm giao" để các em có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ, khó khăn của bản thân.
  • Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái.
  • Cha mẹ là người định hướng tư tưởng nhưng không áp đặt, giúp con em mình được tự do phát huy năng lực cá nhân, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm cùng hỗ trợ các em nhận ra sở thích, khả năng của bản thân, từ đó giúp các em có định hướng chọn trường, chọn ngành nghề đúng đắn...

Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với việc chăm sóc giáo dục học sinh là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục trên sẽ đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách.

Sự phối hợp gia đình và nhà trường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

Mối quan hệ giữa phụ huynh, học sinh với nhà trường, thầy cô là mối quan hệ hai chiều. Nếu như giáo viên có trách nhiệm truyền đạt kiến thức thì học sinh có trách nhiệm tiếp thu kiến thức đó. Chỉ khi học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển thì hoạt động giáo dục mới đạt được mục đích của nó. Bản cam kết giữa gia đình học sinh và nhà trường là một bản rất cần thiết để các em học sinh rèn luyện kỉ luật của bản thân lúc đi học. Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Giáo dục - đào tạo thuộc chuyên mục Biểu mẫu

Đánh giá bài viết
13 29.102
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Erica Trần
    Erica Trần dạ bản cam kết mẫu mới điền như thế nào ạ?
    Thích Phản hồi 03/10/22