Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không 2024?

Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không? Chưa đủ 18 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không? Hiện nay, độ tuổi lao động là vấn đề mà cả người sử dụng lao động và những người đang có ý định đi làm quan tâm. Vậy người chưa đủ 18 tuổi có được đi làm không? Bài viết dưới đây, Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho các bạn.

1. Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không?

Theo quy định của pháp luật thì chưa đủ 18 tuổi vẫn đi làm được nhưng tùy theo độ tuổi mà có những yêu cầu nhất định về công việc và nơi làm việc. Cụ thể, căn cứ Điều 143 Bộ luật lao động 2019:

"Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này."

Từ đó, ta thấy người chưa đủ 18 tuổi là lao động chưa thành niên, vẫn đi làm được nhưng chỉ được làm những công việc nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi, cấm sử dụng người lao động làm những công việc sau - quy định tại Khoản 1 Điều 147 Bộ luật lao động 2019:

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

2. Chưa đủ 18 tuổi có được đóng BHXH?

Chưa đủ 18 tuổi vẫn được đóng Bảo hiểm xã hội. Bởi theo như quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 145 Bộ luật lao động 2019:

"1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;"

Như vậy, trước khi làm việc để được đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động, việc giao kết này đối với người chưa đủ 18 tuổi thì còn cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động (cha,mẹ).

Bên cạnh đó theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, khi công ty ký hợp đồng lao động với người chưa thành niên thì cũng phải đóng BHXH cho họ. Do đó, người chưa đủ 18 tuổi khi làm việc được đóng bảo hiểm xã hội.

Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không?

3. Có được sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm việc không?

Vì hiện nay, nhiều người không lựa chọn đi học lên cao mà chuyển hướng đi làm từ sớm nhưng câu hỏi đặt ra cho cả bản thân người lao động và người sử dụng lao động là Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không? Liệu thuê người dưới 18 tuổi vào làm việc có đúng luật không? Theo quy định pháp luật đã nêu ở Mục 1 thì câu trả lời là Có nhưng sẽ theo những yêu cầu nhất định.

Cụ thể: Được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi để làm việc. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nhẹ, áp lực nhẹ phù hợp lứa tuổi bởi người chưa đủ 18 tuổi là lao động chưa thành niên. Bên cạnh đó, cấm sử dụng người lao động làm những công việc và ở những địa điểm làm việc như sau:

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b) Công trường xây dựng;

c) Cơ sở giết mổ gia súc;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Như vậy, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi để làm những công việc phù hợp nếu được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ (cha, mẹ), trừ những công việc bị cấm nêu trên.

4. Chưa đủ tuổi lao động làm giả hồ sơ xin việc bị xử lý như thế nào?

Khi đi xin việc, các loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc đều yêu cầu người lao động phải công chứng, chứng thực. Do đó, việc chưa đủ tuổi lao động làm giả hồ sơ xin việc có thể sẽ bị xử lý như sau:

  • Người có hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.
  • Buộc phải hủy giấy tờ giả.
  • Người lao động có thể sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
  • Về chế độ bảo hiểm, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.
  • Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ rõ việc cấm gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Chính vì vậy, theo khoản 2 Điều 122 Luật này, cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. 16 tuổi làm hồ sơ xin việc được không?

Dựa vào quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì 16 tuổi được làm hồ sơ xin việc. Nhưng chỉ được làm những công việc nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi theo quy định tại Mục 1, bên cạnh đó phải được sự cho phép của người đại diện theo pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn như:

Đánh giá bài viết
4 2.729
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm