Tai nạn lao động là gì? Quy định về tai nạn lao động 2024?
Tai nạn lao động 2024 được quy định thế nào?
Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, rủi do trên thực tế là rất nhiều. Do vậy mà vẫn có trường hợp tai nạn lao động xảy ra. Vậy tai nạn lao động là gì và quy định về nó thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Tai nạn lao động là gì?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn được hiểu như sau:
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
2. Trường hợp nào được coi là tai nạn lao động?
Theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì những trường hợp được coi là tai nạn lao động:
- Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc hay xảy ra trong thời gian người lao động đang làm việc, thì sẽ được công nhận là tai nạn lao động. Trong một số trường hợp khác như khi người lao động đang thực hiện các hoạt động thao tác liên quan đến sửa chữa, thực hiện hoạt động vận hành máy móc ở trong các khung giờ không phải giờ làm việc như đang tan ca trưa, tan ca tối.
- Tai nạn xảy ra không tại nơi làm việc nhưng người lao động được người sử dụng lao động yêu cầu thực hiện bằng văn bản, giấy tờ ủy quyền.
- Tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng xảy ra nhưng không nằm trong khung giờ làm việc của người lao động, tuy nhiên công việc đó do người sử dụng lao động giao cho người lao động để thực hiện hoặc công việc đó đang được thực hiện dở dang từ trong khung giờ làm việc đến khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng thì đã quá giờ làm việc.
- Tai nạn lao động trong trường hợp là tai nạn giao thông nhưng xảy ra trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về đến nhà, tuy nhiên cần phải đáp ứng yêu cầu là tai nạn đó xảy ra trong quá trình hợp lý, tức là tai nạn đó ngoài việc xảy ra trên tuyến đường hợp lý còn phải đáp ứng trong khoảng thời gian hợp lệ thì mới được công nhận là tai nạn lao động và được hưởng chế độ tai nạn lao động.
3. Những việc cần làm khi xảy ra tai nạn lao động
Căn cứ theo Điều 38, 39 Luật an toàn vệ sinh lao động thì những việc cần làm khi xảy ra tai nạn lao động của người sử dụng lao động như sau:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu; cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả; những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này.
Trong trường hợp đặc thù thì người sử dụng lao động phải thực hiện:
Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
4. Quy trình giải quyết tai nạn lao động
Khi có tai nạn xảy ra người biết sự việc phải có trách nhiệm báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn lao động). Nếu tai nạn chết người, hoặc bị nặng từ 02 người trở lên thì cơ sở có người bị nạn phải báo ngay với cơ quan Công an, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động để Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh tiến hành điều tra theo thẩm quyền quy định. Trường hợp một người bị nạn nhẹ hoặc nặng thì cơ sở có người bị nạn có trách nhiệm:
Thứ nhất, thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra theo thẩm quyền, gồm:
- Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ TNLĐ;
- Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ TNLĐ;
- Đề nghị giám định kỹ thuật, pháp y (nếu cần thiết);
- Phân tích kết luận về diễn biến, nguyên nhân, mức độ vi phạm, hình thức xử lý đối với người có lỗi, các biện pháp khắc phục, phòng ngừa...
Thứ hai, lập Biên bản điều tra tai nạn lao động;
Thứ ba, lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động trong thời hạn:
- Không quá 4 hoặc 7 ngày đối với TNLĐ nhẹ hoặc nặng;
- Không quá 20 hoặc 30 ngày đối với TNLĐ làm 02 người bị thương nặng hoặc chết người;
Thứ tư, trong thời hạn 03 ngày sau khi công bố phải gửi Biên bản ĐTTNLĐ và Biên bản công bố biên bản ĐTTNLĐ tới:
- Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội 01 bộ;
- NLĐ 01 bộ;
- Công đoàn 01 bộ;
- NSDLĐ 02 bộ (01 bộ gửi Hội đồng Giám định Y khoa-pháp y sau khi NLĐ ra viện để giám định tỷ lệ thương tật, và 01 bộ lưu)
Thứ năm, NLĐ ra viện thì sao hồ sơ (Giấy ra viện, bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương)
Thứ sáu, NSDLĐ giới thiệu NLĐ đến Hội đồng giám định y khoa của tỉnh để giám định sức khỏe (mẫu hồ sơ khám sức khỏe theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế), kèm theo hồ sơ: (Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương, CMTND photo của NLĐ).
Sau khi có kết quả giám định thương tật NSDLĐ lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú,
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm hồ sơ vụ tai nạn giao thông, cụ thể các giấy tờ sau:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).
- Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).
Nếu không có hồ sơ vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NSDLĐ hoặc thân nhân của NLĐ.
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Chết do tai nạn lao động được bồi thường thế nào?, Bản tường trình tai nạn lao động từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Cự Giải
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công