Công ty chậm trả lương, lao động phải làm thế nào?
Chậm trả lương, nợ lương lao động
Việc trả chậm lương trong dịp Covid này là tình trạng phổ biến. Doanh nghiệp khó khăn, ai cũng hiểu. Tuy nhiên, lao động không thể đi làm và cạp đất mà ăn để sống qua ngày. Do vậy, Hoatieu.vn chia sẻ đến bạn Công ty chậm trả lương, lao động phải làm thế nào? để bạn hiểu rõ hơn.
1. Quy định pháp luật về trả lương đúng hạn
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 thì nguyên tắc trả lương được pháp luật quy định như sau:
Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Như vậy, người sử dụng lao động (Công ty, Doanh nghiệp) phải tiến hành trả lương đầy đủ và đúng thời giạn quy định tại Hợp đồng lao động và Thỏa ước lao động, Nội quy lao động...
Bên cạnh đó, tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 thì việc trả lương được quy định như sau:
Điều 97. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, trường hợp trả lương theo kỳ hạn thế nào phải tuân theo kỳ hạn đó, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn thì không được trả chậm quá 30 ngày. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp/công ty trả lương chậm quá 15 ngày cho lao động trở lên thì phải đền bù cho lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi trả chậm có kỳ hạn 1 tháng theo quy định tại ngân hàng trả lương.
2. Công ty không trả lương đúng hạn bị phạt không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
.......................
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, người sử dụng lao động chậm trả lương còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Nhân viên không được trả lương đúng hạn, làm thế nào?
- Thứ nhất, nghỉ việc để bảo vệ quyền lợi của mình
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
................
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
.......
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
Như vậy, nếu bị trả lương không đúng hạn thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước với người sử dụng lao động. Ngoài ra, khi chấm dứt HĐLĐ thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc, trả lương theo quy định pháp luật. Còn nếu bạn kiên nhẫn và có điều kiện đủ sống trong những tháng không được lương thì cứ tiếp tục làm việc tại Công ty cũng không sao.
- Thứ hai, đối thoại với người sử dụng lao động về thỏa thuận trả lương
Thiết nghĩ, phương án thỏa thuận lại với người sử dụng lao động là phương án hòa giải thích hợp nhất để bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên. Nếu thỏa thuận được thì tốt. Còn không thỏa thuận được thì người lao động nên tính đến phương án tiếp theo
- Thứ ba, Khiếu nại đến Thanh tra lao động
Thực hiện khiếu nại đến thanh tra lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.
- Thứ tư, Khởi kiện Công ty/Doanh nghiệp chậm trả lương
Sau khi thực hiện các phương thức trên mà vẫn không có kết quả, bạn hãy làm đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện, nơi Công ty đóng trụ sở tại đó.
Trong quá trình khởi kiện, bạn cần thu thập tài liệu, chứng cứ của việc trả chậm lương để chứng minh trước Tòa, bảo vệ quyền lợi của mình nhé.
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu đơn khởi kiện có hướng dẫn, Mẫu đơn đề nghị rút đơn khởi kiện từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Giải quyết hợp đồng vay tài sản có tranh chấp 2021?
Gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự không 2024?
Bị ốm nặng có được xin miễn sinh hoạt Đảng không?
Thời gian, lịch làm việc mùa hè chứng khoán 2024
Khám sức khỏe nữ tuyển sinh công an, quân đội như thế nào?
Thủ tục ly hôn khi không biết rõ nơi ở của vợ/chồng 2021