Phân biệt Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự

Phân biệt Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự - Đây là 2 quan hệ phát sinh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy quan hệ lao động và quan hệ dân sự khác và giống nhau ở những điểm gì, Hoatieu.vn mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Phân biệt Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự

1. Phân biệt Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự

Quan hệ lao độngQuan hệ dân sự là hai loại quan hệ pháp lý có nhiều điểm khác biệt, mặc dù đôi khi chúng có thể chồng chéo nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại quan hệ này, mời các bạn cùng tham khảo bảng so sánh qua từng khía cạnh được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây:

Tiêu chí

Quan hệ lao động

Quan hệ dân sự

Khái niệm

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

(Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019)

Quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện tư do ý chí, thiện chí trung thực,…

Luật điều chỉnh

Bộ luật Lao động 2019, Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Dân sự 2015

Cơ sở phát sinh

Quan hệ phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động

Quan hệ phát sinh trên cơ sở hợp đồng dân sự, các giao dịch sự kiện pháp lý.

Đặc điểm

+ Giữa các bên trong hợp đồng có sự ràng buộc pháp lý

+ Phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động

+ Quan hệ lao động vừa mang tính thỏa thuận (các bên thảo thuận về tiền lương, giờ giấc làm việc) vừa mang tính phụ thuộc về mặt pháp lý (nội quy, thỏa ước lao động, quy chế donah nghiệp)

+ Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau

+ Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể

+ Người lao động phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng

+ Thường có sự tham gia của tổ chức công đoàn

+ Giữ các bên không có sự phụ thuộc về mặt pháp lý, mà tự do bình đẳng với nhau

+ Xác lập quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng,

+ Cam kết thực hiện một cách tự nguyện thiện chí

Chủ thể

Năng lực pháp luật, năng lực hành vi (luật không quy định minh thị)

+ Người lao động: Đảm bảo vệ độ tuổi (Đủ 15 tuổi trừ một số trường hợp ngoại lệ, khả năng lao động)

+ Người sử dụng lao động: Cá nhân, tổ chức đảm bảo về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

Đảm bảo về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

Hợp đồng

Hình thức hợp đồng

+ Có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản (Điều 14 Bộ luật Lao động 2019) nhưng đa số phải được lập bằng văn bản

Bằng lời nói hoặc bằng văn bản

Các bên trong hợp đồng

Gồm hai bên: Người lao động và người sử dụng lao động

Gồm: Bên có nghĩa vụ và bên có quyền (tùy từng lợi hợp đồng mà các bên có tên gọi cụ thể)

Nội dung hợp đồng

Điều 13 Bộ luật Lao động 2019

Phải có sự thỏa thuận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015

Các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ

Đối tượng hợp đồng

Việc làm

Quyền, nghĩa vụ, tài sản, công việc

Ví dụ

Một công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ô tô, quan hệ giữa công nhân đó và nhà máy là quan hệ lao động.

Một người mua một căn nhà từ một người khác, quan hệ giữa người mua và người bán là quan hệ dân sự.

2. Hợp đồng lao động và Hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?

⇒ Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.

Các bạn có thể tham khảo bảng so sánh phân biệt Hợp đồng lao động và Hợp đồng dân sự dưới đây để nhận rõ được sự khác nhau giữa 2 loại hợp đồng này:

Tiêu chíHợp đồng lao độngHợp đồng dân sự
Khái niệm

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

(Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019)

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

(Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015)

Chủ thể giao kết hợp đồngNgười lao động với người sử dụng lao động (Người lao động phải từ 15 tuổi trở lên).Người có năng lực hành vi dân sự có thể tham gia ký kết hợp đồng dân sự là những người từ 18 tuổi trở lên (nếu dưới 18, có những quy định riêng về sự chấp thuận của người đại diện pháp luật…) Các bên ký kết hợp đồng dân sự không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân;
Luật điều chỉnhHợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.Thông thường, các hợp đồng dân sự sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự và các luật liên quan tới nội dung thỏa thuận;
Mục đích hợp đồngThỏa thuận về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.Hợp đồng dân sự có thể có mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi (chẳng hạn như hợp đồng tặng, cho)
Hình thứcCó thể chia thành văn bản hoặc lời nói. Và được chia làm 3 loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định.Các hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp.
Cơ quan giải quyết tranh chấpTranh chấp của Hợp đồng lao động được giải quyết bởi Hòa giải viên lao động, Tòa án nhân dân.Tranh chấp của hợp đồng dân sự chỉ có thể được giải quyết riêng giữa 2 bên hoặc đưa ra Tòa án
Phạt vi phạm hợp đồng

Quy định về vấn đề bồi thường, khi gây thiệt hại vi phạm nghĩa vụ báo trước, vi phạm cam kết về giao kết hợp đồng khi được đào tạo…

Tuy nhiên mức bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại thực tế.

Mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận và không bị khống chế bởi Bộ luật dân sự
Ví dụ

Bên A ký hợp đồng làm việc với Công ty B, trong đó quy định về công việc, mức lương, thời gian làm việc,...

Bên A thuê căn hộ của bên C, hai bên ký kết hợp đồng thuê nhà, quy định về số tiền thuê nhà, thời hạn thuê, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên,...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt sự khác nhau giữa Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
3 3.532
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm