Cách phân biệt tiền giả, tiền thật chuẩn nhất 2024
Cách phân biệt tiền thật, tiền giả chuẩn nhất năm 2024 như thế nào? Chắc chắn trng số mọi người ở đây đều từng một lần dính bẫy tiền giả, bởi những đồng tiền giả hiện nay có vẻ ngoài hoàn toàn giống với tiền thật, nếu không để ý kĩ sẽ không thể phát hiện ra. Để tránh rủi ro không đáng có, bạn đọc cần nắm rõ thông tin một số cách phân biệt tiền thật, tiền giả bằng mắt thường để có thể phòng tránh hiệu quả nhất. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc một số cách nhận biết tiền thật, tiền giả chuẩn nhất theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan công an.
Chỉ cách nhận biết tiền thật, tiền giả
- Cách 1: Kiểm tra chất liệu polymer in tiền
- Cách 2: Soi tờ tiền trước nguồn sáng
- Cách 3: Vuốt nhẹ mặt trước tờ tiền, kiểm tra các chi tiết in nổi
- Cách 4: Kiểm tra mực đổi màu, dây bảo an, hình ẩn nổi
- Cách 5: Kiểm tra các cửa sổ trong suốt
- Cách 6: Dùng kính lúp, đèn cực tím
- Tội lưu hành, mua bán tiền giả bị xử lý như thế nào?
Để tránh trường hợp nhận phải tiền giả, bạn đọc cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của đồng tiền và xây dựng cho bản thân thói quen kiểm tra tiền khi giao dịch. Bởi tiền giả là đồng tiền không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành; không được phép lưu hành trên thị trường. Dưới đây là 6 cách kiểm tra tiền bằng tay và mắt thường nhanh nhất để phân biệt tiền thật, tiền giả.
Cách 1: Kiểm tra chất liệu polymer in tiền
- Tiền thật: in trên chất liệu polymer, độ đàn hồi cao, bền => Bạn có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và khi mở ra, tờ tiền sẽ trở về trạng thái ban đầu; hoặc kéo, xé nhẹ ở mép tờ tiền (không kéo, xé ở vị trí đã bị rách) sẽ thấy tờ tiền rất dai, khó rách.
- Tiền giả in trên chất liệu nylong nên không có độ đàn hồi và độ bền như tiền thật, rất dễ bai rách, khó trở về nguyên trạng ban đầu nếu bị vo nắm trong tay.
Cách 2: Soi tờ tiền trước nguồn sáng
Khi soi tờ tiền trước nguồn sáng sẽ giúp nhận biết và kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm và hình định vị.
+ Hình bóng chìm (bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền): Nhìn thấy rõ từ hai mặt tờ tiền, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Đối với mệnh giá từ 20.000đ đến 500.000đ là hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mệnh giá 10.000đ là hình ảnh chùa Một Cột.
+ Hình định vị (10.000đ, 20.000đ: phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền; 50.000đ-500.000đ: Phía trên bên phải mặt trước hoặc phía trên bên trái mặt sau tờ tiền): nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau.
+ Dây bảo hiểm: Nhìn thấy rõ từ hai mặt, chạy dọc tờ tiền, có cụm số mệnh giá và chữ “NHNNVN” (hoặc “VND” - mệnh giá 10.000đ) sáng trắng. Ví dụ, ở tờ tiền mệnh giá 200.000đ, dây bảo hiểm ngắt quãng, có cụm số “200000”.
Ở tiền giả, hình bóng chìm chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo; các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.
Cách 3: Vuốt nhẹ mặt trước tờ tiền, kiểm tra các chi tiết in nổi
Một cách phân biệt tiền giả, tiền thật trực quan nhất là bằng tay. Tại các vị trí có chi tiết in nổi, bạn sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in, như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Ở tiền giả, chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy mà không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.
Cách 4: Kiểm tra mực đổi màu, dây bảo an, hình ẩn nổi
Bạn đọc có thể chao nghiêng tiền để kiểm tra mực đổi màu, hình ẩn nổi trên tiền. Mực đổi màu chỉ có ở ba mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng và 100.000 đồng (500.000đ, 200.000đ: phía dưới, bên trái; 100.000đ: phía trên bên phải mặt trước tờ tiền), khi quan sát sẽ thấy mực chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây hoặc ngược lại.
- Dải iriodin (dây bảo an) chỉ có ở các mệnh giá 500.000đ, 200.00đ, 100.000đ, 20.000đ và 10.000đ, là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền và đặt tại mặt sau tờ tiền; riêng mệnh giá 100.000đ đặt tại mặt trước tờ tiền. Khi chao nghiêng tờ tiền, bạn sẽ thấy dải iriodin lấp lánh ánh kim, trên dải có số mệnh giá hoặc hoa văn.
Ở tiền giả, có làm giả yếu tố mực đổi màu (OVI) nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật, không có dải iriodin hoặc có in giả nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.
Cách 5: Kiểm tra các cửa sổ trong suốt
Cửa sổ trong suốt nhay yếu tố hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ chỉ có ở bốn mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ và 50.000đ. Đây là chi tiết nền nhựa trong suốt và đặt tại phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền. Khi đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng phù hợp (có thể là ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt, đèn đường, đèn flash điện thoại) sẽ nhìn thấy hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng.
Trong khi đó ở tiền giả, cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật, trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn.
Đối với những tờ tiền cũ, cửa sổ nhỏ thường có nhiều vết xước nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Ở tiền giả, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.
Cách 6: Dùng kính lúp, đèn cực tím
Khi sử dụng kính lúp, đèn cực tím để kiểm tra chữ siêu nhỏ và phát quang thì mảng chữ in siêu nhỏ được tạo bởi các dòng chữ “NHNNVN” hoặc “VN” hoặc số có mệnh giá lặp đi lặp lại, nhìn thấy rõ dưới kính lúp.
Mực không màu phát quang: Là cụm số mệnh giá in bằng mực không màu, chỉ nhìn thấy (phát quang) khi soi dưới đèn cực tím.
Số sêri phát quang: Số sêri dọc màu đỏ phát quang màu vàng cam và số sêri ngang màu đen phát quang màu xanh lơ khi soi dưới đèn cực tím.
Ở tiền giả, không có mảng chữ siêu nhỏ hoặc các dòng chữ, số không sắc nét, rất khó đọc. Không có mực không màu phát quang hoặc có làm giả nhưng phát quang yếu. Số sêri không phát quang hoặc phát quang không giống như ở tiền thật.
Tội lưu hành, mua bán tiền giả bị xử lý như thế nào?
>> Đọc thêm: Mức xử phạt tội lưu hành, mua bán tiền giả năm 2024
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi lưu hành, mua bán tiền giả không?
Theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy theo giá trị tiền giả, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 - 20 năm tù hoặc chung thân. Cụ thể:
- Phạt tù từ 03 - 07 năm với người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
- Phạt tù từ 05 - 12 năm với người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
- Phạt tù từ 10 năm - 20 năm hoặc tù chung thân với người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên.
Cũng theo khoản 4 Điều này, người chuẩn bị phạm tội thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm.
Bên cạnh hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mua bán tiền giả có phải là tội lừa đảo không?
Trường hợp cá nhân biết là tiền giả nhưng vẫn cố tình lưu thông, mua bán bằng tiền giả có thể xử lý hình sự với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 với các mức phạt như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 - 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cụ thể:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ...
- Người phạm tội bị phạt tù từ 02 - 07 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng...
- Phạt tù từ 07 - 15 năm với người chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng.
- Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân với người chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là cách nhận biết tiền thật, tiền giả chính xác nhất 2024. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cách tra cứu NHANH tiền lương công chức, viên chức 2024
Lệ phí cấp hộ chiếu 2024
Những khoản tiền nhà trường được phép thu đầu năm học 2024 - 2025
Điều kiện hưởng lương hưu 2024
Lương, thưởng Tết cho giáo viên 2024 ra sao?
Tải Nghị định 87/2023/NĐ-CP về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam file DOC, PDF
Chính thức giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2024
Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em bị phạt tiền như thế nào?
Gợi ý cho bạn
-
Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình có được phục vụ tại ngũ?
-
Thủ tục hồ sơ chuyển trường 2024 cho mọi cấp học
-
Đối tượng nào được cấp Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
-
Phân biệt Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự
-
Việc miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến do ai hoặc cấp nào qui định?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27