Tội lưu hành, mua bán tiền giả 2024

Mức xử phạt tội lưu hành, mua bán tiền giả 2024 là bao nhiêu? Tiền giả đang là một hiện tượng nổi cộm. Tuy nhiên các bạn đã biết hình phạt mà pháp luật quy định với tội này chưa?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn cung cấp cho bạn đọc hình phạt Tội lưu hành, mua bán tiền giả 2024 theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Tội lưu hành, mua bán tiền giả 2023

1. Tiền giả là gì?

Tiền giả là loại tiền được sản xuất theo hình dáng, kiểu mẫu của đồng tiền Việt Nam nhưng không phải do nhà nước phát hành.

2. Mức xử phạt tội lưu hành, mua bán tiền giả

Tội lưu hành, mua bán tiền giả được quy định tại điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

=> Pháp luật đưa ra mức xử phạt rất nặng đối với tội này: cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân.

3. Cấu thành tội lưu hành mua bán tiền giả

Mặt khách quan:

  • Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, phôtô hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật.
  • Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…).
  • Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…).

Lưu ý: Việc làm ra tiền giả là nhằm để thu lợi bất chính.

Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của Nhà nước về quản lý tiền tệ.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự

Cần lưu ý độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS 2015

4. Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì?

Dùng tiền giả là một hoạt động quá quá trình lưu hành tiền giả, do đó, nếu bạn đã biết đó là tiền giả mà vẫn cố tình dùng nó để mua hàng hóa thì phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định tại điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 như trên

5. Sử dụng tiền giả nhưng không biết có phạm tội?

Bạn sử dụng tiền giả nhưng không biết đó là tiền giả thì bạn là người thứ 3 ngay tình. Trong trường hợp này thì bạn không phải là người phạm tội. Tuy nhiên để chứng minh được ý chí của một người có biết được đó là tiền giả hay không là một việc rất khó khăn.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn mức phạt tội lưu hành, mua bán tiền giả 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 196
0 Bình luận
Sắp xếp theo