Chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không?
Chuyển khoản nhầm không còn là việc hiếm, số tiền chuyển khoản nhầm có thể lên đến con số chục triệu. Trong những trường hợp chuyển khoản nhầm như vậy, người chuyển khoản nhầm có được nhận lại tiền chuyển nhầm không? Trách nhiệm của những người nhận được tiền chuyển khoản nhầm là gì?
Hoatieu.vn xin trình bày những quy định liên quan vấn đề "Chuyển khoản nhầm" theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan khác
Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác làm sao để lấy lại?
- 1. Chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không?
- 2. Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản
- 3. Bao lâu thì lấy lại được tiền chuyển nhầm?
- 4. Người lạ chuyển nhầm tiền vào tài khoản có phải trả lại không?
- 5. Chuyển khoản nhầm không trả tiền xử lý sao?
- 6. Không trả tiền chuyển nhầm có bị đi tù không?
1. Chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không?
Việc lấy lại được số tiền chuyển nhầm còn tùy thuộc vào mức độ chuyển nhầm (chuyển nhầm cùng ngân hàng hay khác ngân hàng) cũng như thiện chí của người nhận được tiền chuyển nhầm
2. Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản
Hoatieu.vn hướng dẫn bạn trình tự thực hiện khi phát hiện mình chuyển nhầm tiền để có cơ hội lấy lại được số tiền chuyển nhầm
Bước 1: Kịp thời thông báo cho ngân hàng của bạn
Bạn nên kịp thời liên hệ với ngân hàng và báo về sự cố này, càng sớm càng tốt
Bước 2: Cung cấp thông tin giao dịch chuyển tiền nhầm cho ngân hàng
Việc cung cấp thông tin giao dịch bao gồm:
- Chứng minh thư
- Thẻ ngân hàng
- Chứng từ như hóa đơn chuyển tiền
- Thời gian chuyển, số tài khoản và nội dung chuyển tiền để ngân hàng tra soát, kiểm tra lại giao dịch.
Bước 3: Chờ đợi ngân hàng giải quyết
Ngân hàng sẽ dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp để kiểm tra và rà soát lại giao dịch bạn đã thực hiện.
- Nếu chuyển nhầm thuộc cùng ngân hàng:
- Ngân hàng sẽ tiến hành sẽ thông báo cho chủ tài khoản biết về thông tin khách hàng chuyển tiền nhầm vào tài khoản. Tiếp theo ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả số tiền đó nếu như trong tài khoản còn tiền.
- Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại thì ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thủ tục khởi kiện.
- Nếu sau khi bị khóa hoặc bị phong tỏa mà trong tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn số tiền mà mình đã chuyển thì ngân hàng sẽ tiến hành việc chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đang có yêu cầu thực hiện kiểm tra rà soát sai sót của bản thân khi chuyển nhầm số tài khoản cũng như nhầm số tiền.
- Nếu chuyển nhầm khác ngân hàng:
- Lúc ngày ngân hàng nơi bạn mở tài khoản sẽ cần liên hệ với ngân hàng phía bên kia để yêu cầu hỗ trợ liên hệ với chủ tài khoản và thực hiện các bước giúp khách hàng lấy lại tiền.
- Tương tự như trên nếu người nhận tiền chuyển nhầm đã tiêu hết số tiền kia và không chịu trả lại thì bạn có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa.
3. Bao lâu thì lấy lại được tiền chuyển nhầm?
- Với các trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản và người nhận tiền có thiện chí chuyển tiền lại thì thường sau 5 đến 7 ngày chủ tài khoản có thể nhận lại tiền của mình.
- Trường hợp người nhận tiền cố tình không trả lại tiền và buộc phải đưa sự việc ra Tòa án thì có thể mất vài tháng để có thể nhận lại được tiền của mình.
- Với các trường hợp chuyển tiền sai số tài khoản, sai tên người nhận thì thường cũng chỉ mất tối đa 7 ngày làm việc để ngân hàng tra soát giao dịch và chuyển trả lại tiền cho chủ tài khoản.
4. Người lạ chuyển nhầm tiền vào tài khoản có phải trả lại không?
Khi nhận được số tiền do người lạ chuyển khoản vào, chủ tài khoản phải trả lại số tiền chuyển khoản nhầm theo quy định tại khoản 1 điều 599 Bộ luật Dân sự 2015:
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
Trong đó điều 247 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
=> Phải trả lại tiền khi người lạ chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình
5. Chuyển khoản nhầm không trả tiền xử lý sao?
Khi nhận được tiền mà biết rõ đó là tiền chuyển khoản nhầm nhưng không chịu trả lại cho chủ sở hữu thì có thể cấu thành tội chiếm giữ tài sản trái phép
Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chiếm giữ tài sản trái phép như sau
Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu hành vi không đủ cấu thành tội phạm tội chiếm giữ tài sản trái phép (tài sản có giá trị không đủ như luật định...) thì người chuyển khoản nhầm có thể làm đơn khởi kiện dân sự gửi tòa án có thẩm quyền (TAND huyện, tỉnh) (thông thường là tòa án nhân dân huyện)
6. Không trả tiền chuyển nhầm có bị đi tù không?
Nếu số tiền đáp ứng được định lượng như điều 176 BLHS 2015 (từ 10 triệu đồng) thì có thể sẽ bị khởi tố tội chiếm giữ trái phép tài sản với khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù
=> Không trả tiền chuyển nhầm có thể bị đi tù nếu nó cấu thành tội phạm và bị tuyên hình phạt tù
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả các thông tin liên quan Vấn đề lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lái xe gây tai nạn chết người 2024 xử lý như thế nào?
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2024?
Lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông phạt ra sao?
3 ngày tết 2024 có phạt nồng độ cồn không?
Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2024
Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2024 bị xử lý thế nào?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27