Hệ số bảo hiểm xã hội 2024

Tham gia bảo hiểm xã hội vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người lao động. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Hệ số bảo hiểm xã hội 2024 theo quy định của Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị quyết 128/2020/QH14 và các văn bản pháp luật liên quan khác.

1. Hệ số bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm được quy định thế nào?

Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động

Mức lương tháng tối thiểu phải đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

=> Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu cụ thể với từng vùng và từng đối tượng lao động được quy định như sau:

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.641.000

4.965.870

4.729.400

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.116.000

4.404.120

4.194.400

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.601.500

3.853.605

3.670.100

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.223.500

3.449.145

3.284.900

3.514.843

Hệ số bảo hiểm xã hội 2021

Mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội

Khoản 3 điều 6 quyết định 595 quy định: mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

=> Mức lương đóng BHXH tối đa là 20 tháng lương cơ sở.

Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng

=> Mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Hệ số đóng BHXH

  • Trường hợp doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHXH

Hưu trí- tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

8%

-

-

  • Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHXH

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.3%

8%

-

-

2. Luật bảo hiểm xã hội

Hệ số bảo hiểm xã hội 2021

Hiện nay, các vấn đề về bảo hiểm xã hội được quy định và điều chỉnh tại các văn bản pháp luật sau:

3. Sổ bảo hiểm xã hội

Người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.

Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN (kể cả thời gian nghỉ ốm trên 14 ngày trong tháng, nghỉ thai sản, nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn HĐLĐ)

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, sổ BHXH được xác nhận bởi BHXH huyện hoặc tỉnh

Để được cấp sổ BHXH, người tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện phải thực hiện các bước sau theo quy định tại điều 31 quyết định 595:

1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

1.1. Kê khai và nộp hồ sơ

a) Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 23 và nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc.

b) Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 kê khai hồ sơ và nộp như sau:

- Trường hợp đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 nộp cho đơn vị.

- Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 nộp cho cơ quan BHXH.

- Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 nộp cho đơn vị hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

c) Các trường hợp cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:

- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH.

1.2. Đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

a) Hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

b) Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng đóng thông qua đơn vị, kể cả người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy đóng sau khi về nước: nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy nộp.

c) Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH), nếu còn thiếu tối đa 06 tháng mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì thân nhân người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất tại BHXH huyện nơi cư trú với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi chết cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

1.3. Nhận kết quả:

a) Thông báo mã số BHXH.

b) Sổ BHXH, thẻ BHYT.

c) Tờ rời sổ BHXH (hằng năm).

2. Người tham gia BHXH tự nguyện

2.1. Kê khai và nộp hồ sơ: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 24, Điều 26 và Điều 27 nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.

2.2. Đóng tiền: Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký.

2.3. Nhận kết quả:

a) Thông báo mã số BHXH.

b) Sổ BHXH.

c) Tờ rời sổ BHXH.

4. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội theo hệ số lương

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Mức lương đóng BHXH và mức đóng BHXH. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Bảo hiểm, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 3.400
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm