Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ? Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức xử phạt đối với người vi phạm.
Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
1. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì?
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hiểu một cách đơn giản là những điều kiện pháp luật quy định để làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ đi hình phạt mà người vi phạm phải chịu.
2. Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
2.1 Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong hình sự
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong hình sự được quy định tại điều 51, 52 Bộ luật Hình sự 2015.
Tình tiết giảm nhẹ:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Phạm tội do lạc hậu;
- Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
- Tình tiết tăng nặng
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2.2 Tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trong vi phạm hành chính
Tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trong vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Tình tiết giảm nhẹ:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
- Tình tiết tăng nặng:
Để biết thêm tình tiết tăng nặng và việc vận dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ này trong xác định mức phạt hành chính thế nào, mời các bạn tham khảo bài: Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong vi phạm hành chính
3. Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ được không?
Khi các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không thuộc trường hợp được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt, thì:
Việc xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS và tăng nặng TNHS đối với người bị buộc tội hiện nay được quy định cụ thể tại các điều 51, 52 và 54 BLHS.
Luật hình sự Việt Nam vẫn coi các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS là căn cứ độc lập của quyết định hình phạt nhằm buộc Tòa án phải cân nhắc riêng các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với toàn bộ vụ án để đi đến quyết định giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS trong phạm vi khung hình phạt cho phép. Hay nói cách khác, không có quy định về việc “cấn trừ”
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hình sự
Tội liên quan đến bầu cử
Tội lây truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu?
Thời gian đào ngũ có được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ không?
Tội vô ý làm chết người là gì? Vô ý làm chết người xử phạt ra sao?
Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo theo Điều 166 Bộ luật Hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự