Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHXH?

Tai nạn giao thông hiện đang là vấn đề gây ra sự "đau đầu" cho các cơ quan chức năng khi số vụ tai nạn giao thông vẫn tồn tại với mức cao. Nhiều người bị mất sức lao động, tổn hại sức khỏe sau các vụ tai nạn. Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHXH?

1. Các chế độ BHXH

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

  • Ốm đau;
  • Thai sản;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

2. Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHXH?

Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHXH?

Có được hưởng chế độ đau ốm khi bị tai nạn giao thông?

Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (luật BHXH), được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định trường hợp được hưởng chế độ ốm đau là: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
  • Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

=> Nếu không thuộc các trường hợp không giải quyết chế độ đau ốm nêu trên thì người bị tai nạn giao thông vẫn được hưởng BHXH (chế độ bảo hiểm ốm đau)

3. Thanh toán BHXH cho người bị tai nạn giao thông

Khoản 1 Điều 28 Luật BHXH quy định, người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.

Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày x 75% x số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.

Trong đó: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

4. Mức đóng BHXH

Người lao động phải đóng BHXH như thế nào?

Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

=> Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu cụ thể với từng vùng và từng đối tượng lao động sẽ khác nhau theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể:

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.641.000

4.965.870

4.729.400

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.116.000

4.404.120

4.194.400

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.601.500

3.853.605

3.670.100

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.223.500

3.449.145

3.284.900

3.514.843

Để biết hệ số đóng bảo hiểm giữa người lao động, người sử dụng lao đông, các quy định khác về đóng BHXH, mời các bạn tham khảo bài: Hệ số bảo hiểm xã hội 2021

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHXH? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Bảo hiểm, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 225
0 Bình luận
Sắp xếp theo