Thủ tục trợ cấp ốm đau cho F0 điều trị tại nhà
Các bước để F0 điều trị tại nhà nhận tiền hỗ trợ BHXH
Chế độ ốm đau là chính sách hỗ trợ nghỉ ốm dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động bị COVID-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Vậy F0 điều trị tại nhà được hưởng chế độ gì? Sau đây là chi tiết các bước nhận hỗ trợ chế độ ốm đau từ BHXH cho F0, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Căn cứ pháp lý trợ cấp ốm đau cho F0 điều trị tại nhà
Cụ thể, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động là F0 cần thực hiện thủ tục như sau:
Người lao động bị nhiễm COVID-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo Điều 26 của Luật này, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:
- Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm.
+ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.
- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm.
+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.
Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Theo Công văn 238/BYT-KCB, F0 cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ.
2. Thủ tục nhận trợ cấp ốm đau cho F0 điều trị tại nhà
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.
Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản.
Sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan BHXH.
Thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau:
Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.
Bên cạnh đó, người lao động còn được nhận tiền dưỡng sức sau khi điều trị COVID-19 trong trường hợp sau: Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.
Như vậy, bạn căn cứ vào thực tế điều trị COVID-19 tại nhà và hướng dẫn tại các quy định trên để làm thủ tục hưởng hỗ trợ ốm đau từ BHXH.
3. Con F0, lao động F0 nghỉ việc chăm con có được hưởng BHXH ốm đau của con?
Câu trả lời là Có. Tức nếu có giấy xác nhận của cơ sơ y tế là con bạn bị nhiễm F0 (Giấy này cũng là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH) hoặc giấy ra viện của con bạn thì bạn cũng sẽ được hưởng thêm Chế độ ốm đau BHXH nghỉ việc do chăm sóc con bị ốm.
Khi bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và quỹ ngày nghỉ ốm trong năm theo quy định vẫn còn thì bảo hiểm sẽ duyệt.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội với người lao động có con là F0
Điều 24 và khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có con là F0 sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong thời gian chăm con nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:
- Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Phải nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi ốm đau;
- Con ốm có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ được giải quyết chế độ ốm đau sẽ xác định theo thời gian được ghi trên giấy ra viện của con (tính cả thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, thời gian hưởng chế độ cũng bị giới hạn tối đa theo Khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Con dưới 3 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 20 ngày/năm/con.
- Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 15 ngày/năm/con.
Chú ý: Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì cha mẹ có thể lựa chọn cùng nghỉ hoặc nghỉ luân phiên để chăm con. Cả hai trường hợp này đều được giải quyết hưởng chế độ ốm đau tương ứng với từng người.
Nên khi Con F0, lao động F0 thì khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ bạn sẽ được mức hưởng chế độ ốm đau của cả bạn lẫn của con.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật, Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nam Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27