Đóng bảo hiểm 6 tháng không liên tục có được hưởng thai sản?
Đóng bảo hiểm không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không? Đó là lo lắng của nhiều bạn chuẩn bị sinh em bé. Để giải đáp được, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Đóng bảo hiểm không liên tục có được hưởng chế độ không?
Khoản 2 Điều 51 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con như sau: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Ngoài ra, không có quy định nào khác yêu cầu người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục mới được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng, chỉ cần đáp ứng điều kiện là “ từ đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con”.
Ví dụ:
Chị A vào làm việc tại công ty X và đóng bảo hiểm xã hội từ 05/2019.
Tháng 10/2019, chị A xin nghỉ việc, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Tháng 12/2019, chị A vào làm tại công ty Y, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Tháng 03/2020, chị A nghỉ sinh con.
Theo đó, cho dù có 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn (tháng 10 -11/2019), chị A vẫn được hưởng chế độ thai sản, do đã đóng bảo hiểm 09 tháng (cộng dồn từ tháng 05 - 10/2019 và từ tháng 12/2019 - 03/2020) trong vòng 12 tháng trước khi sinh con nên chị A vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản của lao động nữ sinh con hiện nay
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, khi sinh con lao động nữ được hưởng các quyền lợi thuộc chế độ thai sản như sau:
1. Nghỉ 06 tháng
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng (khoản 1 Điều 34).
2. Nhận tiền thai sản
- Trong 06 tháng nghỉ sinh, lao động nữ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Điều 39)
- Lao động nữ còn được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con với mức hưởng cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con (Điều 38). Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.
3. Nghỉ dưỡng sức sau sinh
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 05 ngày làm việc (với sinh thường) và 07 ngày làm việc (với sinh mổ).
Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được nhận 30% mức lương cơ sở/ngày (Điều 41).
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Bảo hiểm của phần Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công