Nộp sổ bảo hiểm muộn có được hưởng chế độ thai sản không?
Trong nhiều trường hợp như công ty chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, chậm quyết toán sổ bảo hiểm xã hội... dẫn đến người lao động có thể bị nộp chậm sổ BHXH để đăng ký hưởng thai sản. Vậy nộp sổ bảo hiểm muộn có được hưởng chế độ thai sản không, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Hỏi: Em làm ở công ty A đóng bảo hiểm từ 1/2018-7/2018. Do công ty nợ bảo hiểm nên em chỉ được báo giảm và chưa chốt được sổ bảo hiểm.
Tháng 8-2018 em dạy học ở trường và đóng bảo hiểm vào số sổ đó (đóng 8-2018 đến 10-2018). Đến 10/2018 em sinh con. Em nghỉ từ tháng 10-2018 đến 4-2019 thì đi dạy học sau khi sinh. Tháng 5/2019 em rút được sổ ở công ty A và nộp về trường học. Chú kế toán bảo nộp sổ muộn nếu chế độ bảo hiểm trục trặc do cháu. Chú bắt em ghi lại tường trình nộp muộn và kí tên. Vậy cho em hỏi là em có hưởng chế độ thai sản bình thường không? Nếu được mà phía trường bảo không được thì em phải làm như thế nào? (thực tế là em đóng bảo hiểm được trên 6 tháng liên tiếp trước khi sinh con. Chỉ nộp sổ hơi muộn)
Trả lời:
1. Điều kiện, thủ tục và mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Về điều kiện:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, trường hợp của bạn hoàn toàn đủ điều điện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Về thủ tục được quy định tại Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH như sau:
Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội
2. Giấy chứng sinh(bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con
3. Danh sách người lao động để nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số 01B-HSB, 01 bản)
Hồ sơ nộp tại doanh nghiệp nơi bạn đăng ký bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng bảo hiểm thai sản
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo Hiểm xã hội 2014 về mức hưởng bảo hiểm thai sản:
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp khi sinh con như sau:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, mức hưởng của bạn là 6 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội và 2 tháng lương tối thiểu chung cho trợ cấp một lần sinh con.
Thời hạn xử lý hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau
Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp của bạn thì bạn làm hồ sơ hưởng thai sản sau khi quay lại làm việc 30 ngày thì vẫn nằm trong khoảng thời gian cho phép. Vậy nên bạn vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thai sản.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn như sau:
Đối với lao động nữ sinh con:
- Sổ bảo hiểm;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con
Sau khi có toàn bộ giấy tờ nêu trên chị nộp cho Doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc thì bên Doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động và nộp lên BHXH trong thời gian 06 ngày làm việc bên BHXH sẽ chi trả cho Doanh nghiệp.
3. Chế độ thai sản khi hợp đồng lao động bị gián đoạn do hết thời hạn?
Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2012 - 6/2019 thì hết hợp đồng lao động. Hiện tại tôi đang có bầu được hơn 5 tháng và dự sinh vào tháng 2/2020.
Theo tôi tìm hiểu thì tôi sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản nếu tham gia từ đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Vậy cho tôi hỏi, trong khoảng thời gian từ 2/2019 - 6/2019 tôi đã đóng BHXH sau đó vì hết hợp đồng lao động nên tôi bị gián đoạn cho đến tháng 11/2019 tôi mới đóng tiếp BHXH thì tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản hay không?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tạo Luật bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Với những thông tin chị cung cấp chị tham gia đóng bảo hiểm từ 9/2012 đến tháng 6/2019, sau đó hết hợp đồng và đến tháng 11/2019 bạn tham gia tiếp, hiện nay chị mang thai và dự sinh vào năm tới, luật bảo hiểm quy định điều kiện để được hưởng thai sản là chị đóng đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 trước khi sinh, do đó cần phải xem xét lại xem chị sinh tháng mấy.Nếu chị đóng đủ 6 tháng trước khi sinh thì chị sẽ đủ điều kiện nhận trợ cấp thai sản.
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác từ ngày 1/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con của bạn = 1.490.00 x 2 tháng = 2.980.000 đồng
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Bảo hiểm của phần Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bảo hiểm
Quá 3 tháng, có được hưởng trợ cấp thất nghiệp 2024?
Đóng bảo hiểm 20 năm, về hưu sớm và nhận BHXH 1 lần được không?
12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế 2024
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược 2024
Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa 2024?
Nghỉ trước sinh 2 tháng có ảnh hưởng đến chế độ thai sản?