Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Nhiều giáo viên thắc mắc về vấn đề hưởng thai sản và đặt ra câu hỏi: Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không? Không chỉ vậy, nếu là lao động Nữ sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản?
1. Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con lần thứ 3
1.1. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con thứ 3
Theo quy định của pháp luật, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, với thời gian nghỉ trước sinh tối đa là 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Ngoài ra, sau khi đi làm lại, sức khỏe người lao động không bảo đảm đáp ứng nhu cầu công việc, họ sẽ được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày tùy vào từng hình thức sinh.
1.2. Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con thứ 3
Theo quy định tại Điều 38, 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 mức hưởng của lao động nữ sinh con như sau:
- Trợ cấp một lần khi sinh con: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Đối với thời gian nghỉ sinh: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì chỉ được hưởng các chế độ như khám thai, thai chết lưu, nạo hút thai, sẩy thai, phá thai bệnh lý, thời gian nghỉ sinh;
- Nghỉ dưỡng sức: Trong trường hợp người lao động nghỉ dưỡng sức, mỗi ngày người lao động nghỉ sẽ được hưởng là 30% mức lương cơ sở.
2. Giáo viên, người lao động sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?
2.1. Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Tôi là giáo viên, đang có thai cháu thứ ba và dự sinh vào tháng 1/2018. Tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục được 6 năm. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, theo quy định của pháp luật ở trên thì đối với lao động nữ thì không phân biệt lao động nữ đó sinh con lần thứ 1, 2 hay 3… chỉ cần có đủ điều kiện hưởng thì đều được hưởng chế độ thai sản.
2.2. Người lao động sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Hỏi: Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản? Tôi đã có 2 con nhưng do không thực hiện kế hoạch nên tôi đã có thai. Bạn kế toán trong công ty nói tôi sinh con thứ 3 thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản như vậy có đúng không ạ?
Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con…”.
Như vậy, chỉ cần đáp ứng các điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản mà không phân biệt đó là con thứ mấy. Việc Nhà nước đề ra chính sách về kế hoạch hóa gia đình nhằm khuyến khích các gia đình dừng lại ở hai con để đảm bảo nuôi dạy các con tốt hơn. Do đó, pháp luật bảo hiểm xã hội không có sự phân biệt về việc giải quyết chế độ thai sản đối với con thứ nhất, thứ hai hay thứ ba.
Trước đây, vấn đề này của bạn được quy định tại Điều 10 của Điều lệ bảo hiểm xã hội năm 1995. Khi đó, quyền lợi của người mẹ được hưởng chế độ thai sản chỉ giới hạn ở con thứ nhất và con thứ hai. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ra đời, sửa đổi một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội năm 1995 cho đến nay thì quy định đó đã được điều chỉnh, quyền lợi của người mẹ được hưởng chế độ thai sản không bị giới hạn.
3. Có cấm sinh con thứ ba hay không?
Được biết thì việc sinh con liên quan lớn đến dân số đất nước, bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống nhân dân và con người hiện nay. Bởi việc sinh quá nhiều con trong một gia đình có thể khiến cho đời sống giảm sút về kinh tế từ đó thì chất lượng đời sống không đảm bảo. Vì thế nước ta luôn khuyến khích việc một gia đình chỉ nên sinh 2 con.
Hiện nay thì pháp luật cũng có quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, nghĩa là được phép sinh con thứ ba theo điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi theo điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP như sau:
Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Như vậy thì những trường hợp được quy định trên không vi phạm quy định về pháp lệnh dân số và sinh con thứ ba không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên việc sinh con cần có kế hoạch để đảm bảo chất lượng đời sống cho con. Không nên sinh con vì cố sinh con trai với tư tưởng Trọng nam khinh nữ, việc này sẽ khiến cho dân số đang bị chênh lệch giới tính nghiêm trọng.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Bảo hiểm của phần Hỏi đáp pháp luật.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện online
-
Thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi online mới nhất năm 2024
-
Các lỗi thường gặp khi đăng ký tài khoản VssID
-
Thẻ bảo hiểm y tế hưu trí hết hạn đổi ở đâu 2024?
-
Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế?
-
Hệ số bảo hiểm xã hội 2024
-
Mức đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện 2024
-
Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không?
-
Chế độ thai sản trùng vào Tết âm lịch đối với giáo viên
-
Thuê người nghỉ hưu có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, TNCN 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bảo hiểm
Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế?
Nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền 2024?
Hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu 2024
Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô, xe máy mới nhất
Thủ tục chuyển tuyến khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024
Bảo hiểm y tế có chi trả bệnh hiểm nghèo không 2024?