Bảo hiểm y tế có chi trả bệnh hiểm nghèo không 2024?
Bảo hiểm y tế có chi trả bệnh hiểm nghèo không 2024? Bệnh hiểm nghèo là cụm từ được sử dụng thường xuyên và quen thuộc từ lâu với hầu hết mọi người, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh hiểm nghèo là gì? Và khi bị bệnh hiểm nghèo thì có được BHYT chi trả hay không? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này cho bạn đọc, mời các bạn tham khảo.
Quyền lợi khám, chữa bệnh cho người mắc bệnh hiểm nghèo
1. Bệnh hiểm nghèo là gì?
Hiện nay hệ thống pháp lý nước ta chưa có một định nghĩa chính thức về bệnh hiểm nghèo. Theo nhiều văn bản pháp luật của nhà nước thì bệnh hiểm nghèo có thể được hiểu “là bệnh nguy hiểm đến tính mạng” (Nghị định 76/2003/NĐ-CP) và “khó có phương thức chữa trị” (Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP).
Như vậy, có thể nói 2 đặc điểm cơ bản để xác định bệnh hiểm nghèo là:
- Nguy hiểm đến tính mạng: Sự nguy hiểm đến tính mạng thể hiện ở việc những căn bệnh này gây ra tác động nghiêm trọng lên cơ thể ở thời điểm hiện tại, diễn tiến qua giai đoạn sau nhanh chóng, hoặc bệnh diễn tiến từ từ nhưng lại khó điều trị và có nguy cơ cao gây ra suy yếu, tật nguyền hoặc tử vong.
- Phương pháp điều trị thuộc mức độ khó:
Đòi hỏi kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư… cao cấp, liệu trình điều trị đặc biệt, kéo dài, bám sát thực tế, khó đoán định trước. Khả năng điều trị thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, nguyên nhân, tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa người bệnh…
Một số bệnh hiểm nghèo khá quen thuộc bao gồm: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, suy tim, suy thận…
Có thể thấy yếu tố quyết định khả năng chữa khỏi bệnh là điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, chi phí điều trị tốn kém là một trong những nỗi lo lớn nhất của người mắc bệnh hiểm nghèo và gia đình họ.
2. Danh mục bệnh hiểm nghèo
Dưới đây là danh sách bệnh hiểm nghèo do Bộ Tài chính quy định, nhằm xét giảm thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013. Danh sách này gồm các bệnh:
1. Ung thư
2. Đại dịch HIV/AIDS
3. Phẫu thuật động mạch vành
4. Phẫu thuật thay van tim
5. Phẫu thuật động mạch chủ
6. Đột quỵ/Tai biến mạch máu não
7. Hôn mê
8. Tiểu đường
9. Bệnh xơ cứng rải rác
10. Bệnh xơ cứng teo cơ một bên
11.Bệnh Parkinson
12. Viêm màng não do vi khuẩn
13. Viêm não nặng
14. U não lành tính
15. Loạn dưỡng cơ
16. Bại hành tủy tiến triển
17. Teo cơ tiến triển
18. Viêm đa khớp dạng thấp nặng
19. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết
20. Thiếu máu bất sản
21. Liệt hai chi
22. Mù hai mắt
23. Mất hai chi
24. Mất thính lực
25. Mất khả năng phát âm
26. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn
27. Suy thận
28. Bệnh nang tủy thận
29. Viêm tụy mãn tính tái phát
30. Suy gan
31. Bệnh Lupus ban đỏ
32. Ghép cơ quan (Ghép tim, Ghép gan, Ghép thận)
33. Bệnh lao phổi tiến triển
34. Bỏng nặng
35. Bệnh cơ tim
36. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
37. Tăng áp lực động mạch phổi
38. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
39. Chấn thương sọ não nặng
40. Bệnh chân voi
41. Nhồi máu cơ tim lần đầu
42. Ghép tủy
43. Bại liệt
44. Dịch tả, thương hàn
45. Dịch MERS
46. Dịch SARS
47. Ebola
48. Sốt rét
49. Dịch COVID-19
3. Bảo hiểm y tế có chi trả bệnh hiểm nghèo không?
Bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có BHYT sẽ được chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Pháp luật về BHYT (Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế 2014).
Mức hỗ trợ chi phí chữa trị bệnh hiểm nghèo sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT chứ không phụ thuộc vào loại bệnh mà người tham gia BHYT mắc phải.
4. Mức chi trả BHYT với bệnh hiểm nghèo?
Căn cứ theo quy định của Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 và Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Mức hưởng BHYT của người bệnh được quy định như sau:
- Khi khám bệnh, chữa bệnh hiểm nghèo đúng tuyến
Bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến:
- Được hưởng 100% chi phí nếu là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nhân dân; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- Được hưởng 100% chi phí với trường hợp chi cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
- Được hưởng 100% chi phí KCB tại tuyến xã; người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến;
- Hưởng 95% chi phí nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân người có công với cách mạng, trừ cha/mẹ đẻ, vợ/chồng/con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Hưởng 80% chi phí với các đối tượng khác.
- Trong trường hợp bệnh nhân thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý các mức hưởng của từng đối tượng để được hưởng mức có lợi hơn.
- Khám chữa bệnh trái tuyến
- Do tính chất nguy hiểm và phức tạp của bệnh hiểm nghèo mà đa phần các bệnh nhân sẽ đều phải lựa chọn bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương để chữa trị. Một số ít bệnh nhân lựa chọn bệnh viện tuyến huyện để chữa trị. Việc bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như chữa trị đúng tuyến và theo tỷ lệ như sau:
- Hưởng 100% chi phí khám bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
- Hưởng 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
- Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi KCB tại bệnh viện tuyến trung ương.
- Trường hợp đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thuộc đối tượng sau thì được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh:
+ Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Khi người tham gia BHYT điều trị các bệnh hiểm nghèo thì quỹ BHYT sẽ thanh toán tiền thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được bác sĩ chỉnh định để khám chữa trị bệnh cho bệnh nhân. Các loại thuốc hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế này phải đảm bảo có trong trong danh mục các loại thuốc, vật tư y tế dịch vụ kỹ thuật và tỷ lệ, điều kiện thanh toán do Bộ Y tế ban hành.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc về vấn đề Bảo hiểm y tế có chi trả bệnh hiểm nghèo không? Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Quyết định 584/QĐ-BGTVT 2022 công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam
30+ Mẫu giấy mời họp phụ huynh 2024 đẹp nhất (Word, Powerpoint)
Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 không may mắn?
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Toán có đáp án
Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cho HSSV
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì I 2024
Mẫu đơn đăng ký hiến mô/tạng sau khi chết/chết não 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bảo hiểm
Đóng trùng BHYT có được nhận lại tiền không?
Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHXH?
Thời gian giải quyết chế độ thai sản cho người lao động năm 2024
Mua bảo hiểm y tế có cần sổ hộ khẩu không 2024?
6 Trường hợp đi bệnh viện khác nơi đăng ký vẫn được xem là đúng tuyến BHYT
Khi nào được nhận tiền trượt giá BHXH 1 lần?