Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH?

Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH? Bảo hiểm xã hội là một trong những bảo hiểm bắt buộc của người lao động nhăm bù đắp những quyền lợi của người lao động khi gặp vấn đề về sức khỏe hoặc công việc. Đây là chế độ cần thiết đối người lao động để đề phòng rủi ro trong cuộc sống.

1. Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH?

Cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không quy định bắt buộc về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu thì được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội. Vì thế người lao động làm chưa đủ 12 tháng vấn được hưởng các chế độ như sau nếu đạt điều kiện:

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Cụ thể người làm chưa đủ 12 tháng đóng BHXH bắt buộc, sẽ được hưởng BHXH với những chế độ là:

  • Chế độ ốm đau;
  • Chế độ tai nạn lao động;
  • Chế độ bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ thai sản;
  • Còn chế độ hưu trí và tử tuất không đủ điều kiện được hưởng.

Như vậy nên những người lao động đóng BHXH chưa đủ 12 tháng mà theo dạng tự nguyện sẽ không được hưởng các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, nghề nghiệp.

Những chế độ này dành cho người đóng bảo hiểm xã hội, trong các chế độ sẽ có những điều kiện khác nhau, bạn đọc tham khảo tại mục số 3.

2. Làm chưa đủ 12 tháng có được rút BHXH 1 lần?

Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH?
Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH?

Làm chưa đủ 12 tháng và đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 12 tháng vẫn được rút bảo hiểm xã hội nếu đạt điều kiện sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục tham gia BHXH.

Bạn đọc tham khảo chi tiết tại: Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không?

3. Điều kiện được hưởng BHXH khi đi làm chưa đủ 12 tháng

Cụ thể mỗi chế độ của BHXH lại có những điều kiện căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

3.1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Điều 25:

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy khi đi làm và đóng BHXH chưa đủ 12 tháng vẫn được hưởng chế độ ốm đau nếu có minh chứng của cơ sở khám, chữa bệnh.

3.2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều 43.

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Người lao động làm chưa đủ 12 tháng vẫn được hưởng các chế độ về tai nạn lao động nếu đạt điều kiện:

  • Tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ phải thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Trên đường đi và về từ nhà đến nơi làm việc.
  • Và điều kiện bắt buộc là suy giảm từ 5% khả năng lao động trở lên.

3.3. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Tại quy định này thì điều kiện người lao động bị suy giảm từ 5% khả năng lao động trở lên khi mắc căn bệnh nghề nghiệp tại danh mục bệnh nghề nghiệp.

3.4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều 31.

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

4. Căn cứ pháp lý giải đáp Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH

Căn cứ pháp lý để giải đáp câu hỏi Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH:

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Bảo hiểm liên quan.

Đánh giá bài viết
1 44
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm