Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Bảo hiểm là điểm tựa tài chính, giúp người tham gia bảo vệ bản thân khi gặp những điều không may mắn như tai nạn, ốm đau, bệnh tật hay qua đời. Bảo hiểm thất nghiệp cũng như thế. Mọi người mua bảo hiểm thất nhiệp là để đảm bảo khi con người ta lỡ sa cơ thất thế, mất việc hay chưa tìm được việc làm sẽ có một khản tiền dù là nhỏ thôi để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cơ bản nhất trong cuộc sống. Vậy bảo hiểm thất nghiệp được tính thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Trong khi Bảo hiểm xã hội ra đời từ năm 1995 thì bảo hiểm thất nghiệp ra đời năm nào?

Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2009. Đây cũng là lần đầu tiên bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng.

=> Bảo hiểm thất nghiệp ra đời từ năm 2009.

2. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Việc đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:

  • Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
  • Trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi.

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu: 

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp - Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21%

10.5%

Tổng cộng 31.5%

=> Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là 1% tháng lương cứng.

4. Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc phải đóng không?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, những đối tượng sau phải bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

=> Bảo hiểm thất nghiệp chỉ bắt buộc đối với một trong số những đối tượng được liệt kê trên đây.

Việc không đóng bảo hiểm giống như đi trên cây cầu mà không có hàng rào bảo vệ hai bên, đầy rẫy nguy hiểm.

Trong thời đại ngày nay, con người ta không chỉ muốn ăn chắc mặc bền, mà còn muốn ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu cao hơn nữa là có bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho tương lai không biết phía trước.

Vì vậy, Bảo hiểm thất nghiệp dù với một số bộ phận không phải là bắt buộc nhưng cũng nên đóng, để đảm bảo cho tương lai. Dù chắc chắn chẳng ai mong muốn, nhưng nếu lỡ sa cơ thất thế, ta sẽ có khoản tiền nhỏ để đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất của bản thân và gia đình.

5. Giáo viên có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 đã phân tích tại phần 4 và theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:

Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu là giáo viên và là viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN. Trường hợp là giáo viên dạy hợp đồng với thời hạn từ 03 tháng trở lên vẫn phải đóng BHTN.

6. Giáo viên đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 44 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày. Quy định này cũng được áp dụng cho giáo viên.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc năm ra đời của bảo hiểm thất nghiệp cũng cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách bảo đảm quyền lợi cho người lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc và được nhận trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Bảo hiểm mảng Hỏi đáp pháp luật.và Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 2.896
0 Bình luận
Sắp xếp theo