Phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 1/1/2025

Kể từ ngày 1/1/2025, với việc ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP thì Việt Nam đã chính thức có chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện dành cho những người lao động không có hợp đồng lao động. Trong bài viết này, Hoa Tiêu sẽ tổng hợp cho bạn các phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định mới nhất chính thức có hiệu lực kể từ 1/2025, mời các bạn cùng tham khảo.

Nghị định số 143/2024/NĐ-CP (chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

1. Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

Trước tiên ta cần hiểu rõ về khái niệm "tai nạn lao động", theo đó tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm tai nạn lao động là một hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhằm mục đích bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho người lao động khi gặp phải tai nạn gây tổn thương cho cơ thể trong quá trình lao động.

Bảo hiểm tai nạn lao động được xem như một "mạng lưới an toàn" bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp họ yên tâm hơn khi làm việc.

2. Phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 1/1/2025

Phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 1/1/2025

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Theo đó, kể từ thời điểm bắt đầu năm 2025, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đóng theo một trong hai phương thức đóng sau đây:

Phương thức 1: Đóng 06 tháng một lần;

Phương thức 2: Đóng 12 tháng một lần.

Ngoài ra, người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.

Lưu ý: Mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:

- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4: 207.000 đồng.

- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4: 414.000 đồng.

(Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến ngày 1/1/2025)

3. Chế độ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động kể từ ngày 1/1/2025

Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định có 02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, bao gồm:

1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

- Người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định;
  • Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;
  • Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả phí giám định đối với người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng hoặc điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

- Thời điểm chi trả phí giám định đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện cùng với thời điểm trả trợ cấp tai nạn lao động quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

2. Trợ cấp tai nạn lao động

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng ba lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;

+ Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại điểm b khoản này là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Ngoài ra, thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 31,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;
  • Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đau do tai nạn lao động;
  • Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Trợ cấp tai nạn lao động thực hiện theo nguyên tắc tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Trên đây là tổng hợp của Hoatieu.vn về Phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 1/1/2025. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật trên trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 23
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm