Nhiễm HIV không được làm việc lĩnh vực nào năm 2024?
Người nhiễm HIV không được làm nghề gì? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Như chúng ta đã biết, HIV là căn bệnh nguy hiểm gây suy giảm miễn dịch mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Do đó, có nhiều ngành nghề không tuyển dụng những người đang mắc HIV. Hoatieu.vn mời bạn cùng tham khảo tại đây.
Quy định về những người nhiễm HIV 2024
1. Những ngành nghề người nhiễm HIV không được làm?
Người bị nhiễm HIV sẽ không được làm ngành nghề nào? Người bị HIV có được làm bác sĩ không? Người bị HIV có làm giáo viên được không? Đây đều là những câu hỏi rất phổ biến của người bị nhiễm HIV nói chung, Hoatieu.vn xin đưa ra giải đáp thích đáng cho các câu hỏi này cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi 2020, những ngành nghề sau đây phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
Điều 20. Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng
1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
a) Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Như vậy, người nhiễm HIV sẽ không được làm những công việc thuộc thành viên tổ lái máy bay (lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay) và làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng (công an, bộ đội, công nhân quốc phòng,....)
=> Ngoài những ngành nghề đặc thù nêu trên thì người nhiễm HIV vẫn được tuyển dụng và làm việc, tuy nhiên phải có các biện pháp phòng tránh việc lây nhiễm HIV tại nơi làm việc.
Ngoài 2 lĩnh vực kể trên, người sử dụng lao động không được:
- Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV.
- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV
2. Bị HIV có thông báo về địa phương không?
Tại Khoản 5 Điều 8 Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 quy định hành vi "Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó". Như vậy đây là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp mà kết quả xét nghiệm HIV dương tính cần được thông báo cho các đối tượng khác, theo Khoản 2 Điều 30 Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 quy định như sau:
- Người được xét nghiệm.
- Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS.
- Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị; nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế.
- Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác.
=> Có thể thấy khi bị nhiễm HIV sẽ không thông báo công khai về địa phương. Những hành vi tự ý công khai kết quả nhiễm HIV của người bị sẽ có thể chịu sự xử phạt theo quy định pháp luật.
3. Người nhiễm HIV có được giữ kín không?
Tại điểm d Khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 quy định người nhiễm HIV có quyền được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.
Hơn nữa, theo như phân tích tại Mục 2 thì hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh hoặc tiết lộ cho người khác biết khi chưa được sự đồng ý của người nhiễm HIV là một hành vi không chỉ trái pháp luật mà còn trái đạo đức.
Kể cả những đối tượng có quyền được nhận kết quả xét nghiệm HIV dương tính cũng cần phải có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người nhiễm HIV.
4. Người nhiễm HIV không có quyền nào?
=> Người nhiễm HIV có đầy đủ các quyền công dân như mọi công dân khác. Người nhiễm HIV chỉ bị hạn chế trong một số ngành nghề nhất định như đã nêu tại Mục 1 bài này.
Người nhiễm HIV hoàn toàn bình đẳng với người không nhiễm HIV, bởi theo Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 thì 1 trong 4 nguyên tắc quan trọng của luật này là: Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.
5. Bị HIV có đi làm công ty được không?
Làm việc văn phòng, ở các công ty, nhà máy... là những ngành nghề không cấm người HIV.
=> Người nhiễm HIV vẫn đi làm việc ở các công ty được nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV tại nơi làm việc.
Người sử dụng lao động trong trường hợp trên cũng không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV.
6. Bị nhiễm HIV có bị đuổi việc không?
Như đã phân tích tại Mục 1 bài này, ngoài 2 ngành nghề được nêu ra thì những ngành nghề khác không được cấm người nhiễm HIV làm việc.
Nếu một người bị đuổi việc vì lí do người đó nhiễm HIV thì người sử dụng lao động đã vi phạm điều cấm của luật phòng chống HIV/AIDS, đó là: Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV (theo Khoản 3 Điều 8 Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi 2020).
7. Bị HIV có đi nước ngoài được không?
=> Pháp luật hiện hành không quy định cấm hay hạn chế việc xuất nhập cảnh của người nhiễm HIV. Do đó, người bị nhiễm HIV hoàn toàn có thể đi nước ngoài.
Tuy nhiên, để hạn chế sự lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thì người nhiễm HIV cần phải khai báo y tế về tình trạng sức khỏe theo quy định cụ thể của từng nơi. Nếu đang trong quá trình điều trị HIV thì người nhiễm nên chuẩn bị đầy đủ thuốc và các giấy tờ cần thiết có liên quan để đảm bảo cho chuyến đi không bị gián đoạn.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào và một số các thắc mắc có liên quan của người nhiễm HIV Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Sunset
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Mắc các bệnh, tật này thì không được lái xe máy, ô tô
35 bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội (cập nhật mới nhất 2024)
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu TP HCM 2024
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 2024
Cách tính tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần mới nhất năm 2024
Đối tượng ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh năm 2024
Hướng dẫn phân loại rác thải y tế đúng cách mới nhất 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27