Năng lực hành vi dân sự là gì?
Mỗi người ở từng độ tuổi nhất định sẽ có từng mức độ năng lực hành vi dân sự khác nhau. Vậy năng lực hành vi dân sự là gì theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015?
Quy định về năng lực hành vi dân sự
1. Năng lực hành vi dân sự là gì?
Theo quy định tại điều 19 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Người thành niên (người từ đủ 18 tuổi) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ là việc cá nhân có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện tất cả các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
- Từ đủ 18 tuổi
- Không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Mất năng lực hành vi dân sự
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
3. Người bị mất năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, thì:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
=> Một người được xem là mất năng lực hành vi dân sự khi:
- Do bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
- Có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của tòa án
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự: Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vì bị bệnh về thần kinh mà A bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi chữa khỏi bệnh thì A có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
4. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại điều 24 Bộ luật Dân sự 2015, thì:
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
=> Một người bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự khi:
- Nghiện các chất kích thích, ma túy dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
- Có quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự của tòa án
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự
- Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Vì người này chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chứ không phải mất năng lực hành vi dân sự => Do đó cần quy định phạm vi đại diện của người đại diện (đại diện những phần gì? thường thì chỉ đại diện những phần mà người đó bị hạn chế)
- Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. (ví dụ: mua đồ ăn hằng ngày)
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không?
Mặc dù Bộ luật dân sự không đề cập tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu là năng lực hành vi của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, tức là năng lực hành vi tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật.
Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy pháp nhân có năng lực hành vi. Năng lực hành vi của pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Năng lực hành vi dân sự là gì? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27