Hướng dẫn phân loại rác thải y tế

Quy định phân loại rác thải y tế

Việc phân loại rác thải y tế cực kỳ quan trọng, nhằm hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế. Vậy phân loại rác thải y tế như nào cho đúng, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Rác thải lâm sàng

1.1. Nhóm A: Rác thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm v.v, bao gồm các vật liệu thấm máu, dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…

1.2. Nhóm B: Là các vật sắc nhọn: kim tiêm, lưỡi dao, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật dụng có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng da.

1.3 Nhóm C: Rác thải có nguy cơ lây nhiễm từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…

1.4 Nhóm D: Rác thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị bỏ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.

1.5. Nhóm E: Rác thải giải phẫu bệnh Là mô, cơ quan nội tạng người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…

2. Rác thải gây độc tế bào: Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc, thuốc quá hạn, nước tiểu, phân.

3. Rác thải phóng xạ

  • Rác thải có hoạt độ riêng như các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu.
  • Rác thải phóng xạ gồm 3 thể rắn, lỏng, khí.
  • Rác thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…
  • Rác thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết.
  • Rác thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ.

4. Rác thải hoá học

Rác thải từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán bao gồm: formaldehyd, hoá chất cản quang, dung môi, etylen, hỗn hợp hoá chất…

5. Các loại bình chứa có áp suất

Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần… các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại riêng.

6. Rác thải sinh hoạt

Không được xem là rác thải nguy hại, phát sinh từ bệnh viện, phòng làm việc như giấy báo, tài liệu đóng gói, thùng, túi nilon, thức ăn dư thừa…

7. Rác thải y tế chưa được phân loại

Theo các quy định hiện hành, gần như 100% bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải từ nguồn, nhưng khó có thể đảm bảo thực hiện tốt hoàn toàn do điều kiện nhân lực của từng bệnh viện rất khác nhau.

Việc phân loại rác thải rắn y tế còn chưa đúng quy định, còn lẫn vào chất thải sinh hoạt. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, vật sắc nhọn chưa được cô lập an toàn. Không có phương tiện vận chuyển riêng biệt, chuyên dụng, nơi lưu giữ không bảo đảm vệ sinh, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập.

Thực tế cho thấy thiếu kinh phí là vấn đề chính. Đây cũng là ý kiến của rất nhiều đại diện các bệnh viện cũng như trung tâm y tế. Kinh phí đầu tư cho các hệ thống xử lý chất thải y tế nói riêng, công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường nói chung tại các bệnh viện, cơ sở y tế còn thiếu nhiều, chưa tương xứng với nhiệm vụ quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Công tác quản lý chất thải rắn nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường bệnh viện nếu được thực hiện tốt sẽ đạt được một số kết quả quan trọng về nhiều mặt như:

  • Môi trường bệnh viện sạch đẹp chẳng những sẽ mang lại những ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho mọi người đến thăm bệnh viện mà còn thể hiện nếp sống văn hóa và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý bệnh viện.
  • Sự sạch sẽ của bệnh viện sẽ tác động trực tiếp vào chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng như giữa bệnh viện với khu dân cư xung quanh. Việc ứng dụng các kỹ thuật điều trị cao trong y học phải gắn liền với việc nâng cao các chuẩn mực về vệ sinh và chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Làm tốt công tác quản lý chất thải bệnh viện sẽ tạo ra môi trường thuận lợi giúp bệnh viện chóng bình phục và được thoải mái khi nằm viện. Người bệnh là người đã có những thương tổn về sức khỏe và tâm lý, khả năng thích ứng của họ đối với các kích thích của môi trường xung quanh kém hơn người bình thuờng. Vì vậy, môi trường bệnh viện sạch sẽ, yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Bệnh viện là nơi người bệnh và người thân của họ có mặt và đến thăm hàng ngày, nếu bệnh viện sạch đẹp, có nề nếp vệ sinh tốt sẽ là tấm gương để cho mọi người học tập noi theo. Bởi vì thời gian ở bệnh viện là lúc người dân dễ tiếp thu nhất những lời khuyên bảo của thầy thuốc, của điều dưỡng và nhân viên y tế khác về phòng bệnh, chữa bệnh, giữ gìn nếp sống vệ sinh và bảo vệ môi trường sống.
  • Quản lý chất thải rắn tốt sẽ đảm bảo an toàn lao động nghề nghiệp cho nhân viên trong bệnh viện.
Đánh giá bài viết
1 1.245
0 Bình luận
Sắp xếp theo