Mẫu Kế hoạch phân loại rác trong trường học năm 2024

Mẫu Kế hoạch phân loại rác trong trường học năm 2024 lập ra nhằm mục đích xác định mục tiêu, những việc cần làm để giáo dục học sinh có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc các Mẫu Kế hoạch phân loại rác trong trường học và bài tuyên truyền về bảo vệ môi trường năm học 2023 - 2024 mới nhất.

1. Nội dung Mẫu Kế hoạch phân loại rác trong trường học

Kế hoạch phân loại rác trong trường học là kế hoạch hằng năm hoặc theo giao đoạn do các nhà trường lập ra theo kế hoạch chỉ đạo của cấp trên có thẩm quyền, nhằm lên danh mục các việc cần làm, phân chia nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên trong trường làm nhiệm vụ phân loại rác thải, bảo vệ môi trường, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - thân thiện.

Kế hoạch phân loại rác thải trong trường hợp là văn bản hành chính do nhà trường soạn thảo, báo cáo với cấp trên có thẩm quyền về những việc nhà trường sẽ tiến hành trong năm học, nhằm mục đích bảo vệ môi trường, giáo dục học sinh biết các bước phân loại rác cơ bản, có tinh thần trách nhiệm hơn với cộng đồng, môi trường mình đang sống. Từ đó, không chỉ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường học, mà còn ở gia đình và ngoài xã hội.

Đồng thời, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn; từ đó giảm gánh nặng chi phí xử lý chất thải sinh hoạt và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống.

Với mục đích cụ thể như trên, bản kế hoạch phân loại rác trong nhà trường sẽ bao gồm những nội dung chính sau:

- Mục đích và yêu cầu: Từ mục đích giúp giáo viên, cán bộ nhà trường, học sinh và phụ huynh nắm được các bước phân loại rác cơ bản, đặt ra yêu cầu mỗi người cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sống, tự giác chấp hành phân loại rác thải tại nguồn ngay khi có phát sinh.

- Nội dung thực hiện: thời gian thực hiện khi nào, bằng hình thức gì, nội dung công việc cần thực hiện.

- Phương pháp phân loại rác thải.

- Phân công nhiệm vụ, đầu việc cho từng phòng, ban: Ví dụ

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trực tiếp lãnh đạo, quản lý, lập kinh phí và kiểm tra, giám sát việc phân loại rác thải sinh hoạt tại trường.

+ Liên đội nhà trường: triển khai kế hoạch đến từng học sinh, nhắc nhở học sinh tham gia và có ý thức phân loại rác, bảo vệ môi trường.

+ Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý lớp thực hiện nhiệm vụ, giáo viên bộ môn lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường sống, thu gom rác thải, phân loại và xử lý rác thải trong bài học.

+ Ban truyền thông: Đăng lên mạng xã hội, website của nhà trường nội dung kế hoạch phân loại rác thải ; in ấn tờ rơi phát cho phụ huynh học sinh về các bước cơ bản của phân loại rác để phụ huynh cùng biết, nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan xung quanh ở nhà và khi ra đường.

Ngoài ra, khi trình bày kế hoạch, cũng cần trình bày theo thể thức văn bản hành chính. Nội dung thông tin đưa ra phải chính xác, yêu cầu mọi người thực hiện theo đúng phân công nhiệm vụ.

2. Mẫu Kế hoạch phân loại rác trong trường tiểu học năm học 2023 - 2024

PHÒNG GDĐT...............

TRƯỜNG TIỂU HỌC......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Số:…/KH-......................., ngày... tháng... năm...

KẾ HOẠCH

Triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại Trường Tiểu học...................

Năm học 20...-20...

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020 ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Căn cứ Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 quy định về xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Kế hoạch số .../KH-UBND ngày...............của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động số ...-CTr/TU ngày .................. của Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh.................... trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường; mục tiêu hướng tới chủ động tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sở Giáo dục và Đào tạo nhân rộng mô hình phân loại, giảm thiểu rác thải đang thực hiện có hiệu quả tại một số trường; đảm bảo 100% các trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện mô hình “Trường học không rác thải” vào năm 2025.

Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục năm học 20... – 20... của Hiệu trưởng Trường.....................

Trường......................... xây dựng kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chất thải sinh hoạt phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm gánh nặng chi phí xử lý chất thải sinh hoạt và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải sinh hoạt cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống;

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh và học sinh từng bước hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Đồng thời, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh và học sinh cách thức phân loại, lưu giữ và giao chất thải cho đơn vị thu gom đúng quy định;

- Mỗi cá nhân cán bộ, viên chức, học sinh đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại rác thải sinh hoạt khi có phát sinh.

2. Yêu cầu

- Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen phân loại rác thải sinh hoạt trong và ngoài nhà trường; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại rác thải tại nguồn ngay khi có phát sinh;

- Triển khai thực hiện từng năm từ tháng 5 năm 2023 và những năm tiếp theo;

- Cán bộ GV, NV gương mẫu chấp hành, thực hiện và chỉ đạo cho học sinh phân loại rác thải tại phòng học và trong khuôn viên nhà trường;

- Rác thải sinh hoạt được phân loại thành 03 loại, gồm:

+ Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: thức ăn thừa, lá cây, rau củ quả, xác động thực vật;

+ Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: giấy, nhựa, kim loại, cao su…;

+ Chất thải còn lại: giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, túi nilong, khẩu trang, đầu lọc thuốc…;

- Chất thải nguy hại phát sinh tại các đơn vị được phân loại, lưu giữ riêng trong các bao bì (túi, thùng) chứa phù hợp.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện

- Ngay trong năm 2023: Tập trung truyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc phân rác thải tại nguồn đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh về triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn;

- Trong năm học này: Tiến hành thực hiện trong khuôn viên nhà trường;

- Những năm tiếp theo: Tiếp tục mở rộng đối tượng ngoài nhà trường và triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đối với hộ dân xung quanh nhà trường, đặc biệt là các hộ buôn bán ngay cổng trường.

2. Nội dung thực hiện

  • Củng cố lực lượng thu gom tại chỗ:

- Tổ chức, sắp xếp lực lượng thu gom rác tại đơn vị về thời gian thu gom, phương tiện thu gom;

- Mỗi ngày 1 lớp cử 2 học sinh thu gom và tập kết rác thải đúng nơi quy định.

  • Tổ chức tuyên truyền vận động

- Nội dung tuyên truyền

+ Tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về phân loại rác thải tại nguồn, các văn bản chỉ đạo, chủ trương, kế hoạch tổng thể triển khai chương trình phân loại rác thải tại nguồn;

+ Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, GV, NV, người lao động, phụ huynh và học sinh về thực hiện phân loại rác thải tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn minh đô thị;

+ Xây dựng các nội dung tuyên truyền, giáo dục về môi trường phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các khối lớp;

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ khối, cá nhân, học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.

  • Hình thức thực hiện

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung: trên cổng thông tin điện tử của trường;

- Tuyên truyền thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp...;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hành động với nhận thức của từng lứa tuổi tại các khối lớp;

- Tổ chức thi đua tại lớp làm kế hoạch tiết kiệm cho lớp trong việc thu gom rác thải sinh hoạt tại trường.

3. Phương pháp phân loại, thu gom rác thải:

- Trong lớp: mỗi lớp sẽ được cấp 3 sọt rác có màu khác nhau để dễ nhận biết khi học sinh phân loại cụ thể:

+ Chất thải hữu cơ dễ phân hủy( sọt màu xanh): thức ăn thừa, lá cây, rau củ quả, xác động thực vật..;

+ Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế( màu trắng): giấy, nhựa, kim loại, cao su…;

+ Chất thải còn lại( màu đen): giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, túi nilong, khẩu trang, đầu lọc thuốc…

- Ngoài sân trường:

+ Mỗi dãy phòng học ở ngoài bố trí 3 thùng rác lớn ở ngoài sân trường. Thùng chứa chất thải được dán nhãn bên ngoài phía trên và thân thùng rác để phân biệt nhóm chất thải phân loại;

+ Hợp đồng với xe chở rác để vận chuyển các loại rác không tái chế được đi xử lý theo đúng quy trình xử lý rác thải không tái chế.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Ban chỉ đạo phong trào THTT, HSTC:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cho các GV, NV, học sinh của nhà trường; tổng kết, báo cáo nhiệm vụ cho hiệu trưởng trước ngày...............;

- Lập dự trù kinh phí hằng năm về công tác phân loại, xử lý rác thải;

- Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc phân loại rác thải sinh hoạt tại trường;

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 03 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải tái chế, 01 thùng chứa chất thải không tái chế;

- Tham mưu hiệu trưởng khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và có biện pháp xử lý với những tập thể, cá nhân cố tình vi phạm công tác phân loại, xử lý rác.

2. Liên đội:

- Triển khai kế hoạch thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ;

- Tổ chức treo băng rôn, phát tờ bướm tuyên truyền về Chương trình phân loại rác tại nguồn;

- Thu gom phân loại các loại rác tái chế được để bán nhôm nhựa, bổ sung vào quỹ Đội;

- Đề xuất khen thưởng các lớp, học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và phê bình các lớp, học sinh không thực hiện tốt.

3. Nhân viên Y tế

- Thường xuyên kiểm tra việc thu gom rác tại đơn vị trường học;

- Tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ, GV, NV, người lao động, phụ huynh, học sinh và người dân cách phân loại rác thải tại nguồn đúng quy định.

4. Bảo vệ

- Kịp thời xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy hằng ngày;

- Đưa rác không tái chế được ra ngoài cổng để xe rác chở đi.

5. Các tổ chuyên môn

- Tổ trưởng xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn của tổ mình phụ trách;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các bài học trên lớp;

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 03 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải tái chế, 01 thùng chứa chất thải không tái chế.

6. Giáo viên chủ nhiệm lớp

- Phân công cụ thể tổ trực phụ trách việc thu gom và tập kế rác đến nơi quy định từng buổi học;

- Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, đốn đốc các em thực hiện phân loại rác tại lớp và dãy hành lang lớp học;

- Tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh phân loại rác tại nhà.

7. Giáo viên khác

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các bài học trên lớp;

- Chịu trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở việc thực hiện về sinh môi trường trong phòng học và dãy hành lang phòng học.

Trên đây là Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của Trường .................................... năm học 20... -20... và những năm tiếp theo. Đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và các bộ phân có liên quan triển khai và tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
- PGDĐT(b/c);
- BGH (chỉ đạo);
- CĐCS(ph/h);
- Ban ĐDCMHS(ph/h);
- Đăng Website;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

3. Kế hoạch xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp 2024

Phân loại rác trong trường học cũng là một nội dung quan trọng của Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - hạnh phúc. Kế hoạch xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, hạnh phúc bao hàm các nội dung chi tiết hơn, bên cạnh phân loại rác, giáo viên, học sinh, nhân viên nhà trường còn được thực hiện các nhiệm vụ khác như: trồng cây xanh, giữ gìn cơ sở vật chất nhà trường, trang trí lớp học, sử dụng điện an toàn...

Mời các bạn tải file đầy đủ về để biết thêm chi tiết.

Kế hoạch xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp
Kế hoạch xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp

Mời bạn đọc tải file .DOC hoặc .PDF về tham khảo chi tiết

4. Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường mới nhất

Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường
Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường

Mời bạn đọc tải file .DOC hoặc .PDF về tham khảo chi tiết

5. Mẫu kế hoạch Triển khai phân loại rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường trong trường THCS

PHÒNG GD&ĐT...................

TRƯỜNG THCS.........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số / KH – THCS ................, ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH

Triển khai phân loại rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường Trường THCS .....................

Năm học 20...-20...

Căn cứ Hướng dẫn thực hiện tiêu chí xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Trường THCS.................. xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chất thải sinh hoạt phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm gánh nặng chi phí xử lý chất thải thải sinh hoạt và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải sinh hoạt cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống;

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh và học sinh từng bước hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Đồng thời, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh và học sinh cách thức phân loại, lưu giữ và giao chất thải cho đơn vị thu gom đúng quy định;

- Mỗi cá nhân cán bộ, viên chức, học sinh đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại rác thải sinh hoạt khi có phát sinh;

- Có ý thức trách nhiệm trong công tác vệ sinh môi trường tại nơi ở, địa phương, nơi học tập.

2. Yêu cầu

- Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen phân loại rác thải sinh hoạt trong và ngoài nhà trường; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại rác thải tại nguồn ngay khi có phát sinh;

- Triển khai thực hiện từng năm từ tháng ... năm 20... và những năm tiếp theo;

- Cán bộ GV-CNV gương mẫu chấp hành, thực hiện và chỉ đạo cho học sinh phân loại rác thải tại phòng học và trong khuôn viên nhà trường;

- Rác thải sinh hoạt được phân loại thành 03 loại, gồm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (chai nhựa); chất thải còn lại;

- Chất thải nguy hại phát sinh tại các đơn vị được phân loại, lưu giữ riêng trong các bao bì (túi, thùng) chứa phù hợp và được tổ chức thu gom, xử lý theo hướng dẫn của kế hoạch này.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện

- Trong tháng ............năm 20...: Tập trung truyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc phân rác thải tại nguồn đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên, phụ huynh và học sinh về triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn;

- Trong tháng ............... năm 20...: Tiến hành thực hiện trong khuôn viên nhà trường;

- Trong năm học 20...-20...: Tiếp tục mở rộng đối tượng ngoài nhà trường và triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đối với hộ dân xung quanh nhà trường;

- Trong năm học 20...-20...: Tiếp tục nâng chất và đẩy mạnh đối tượng, phạm vị triển khai phân loại rác thải sinh hoạt trong toàn địa bàn có học sinh học tại trường THCS................

2. Nội dung thực hiện

2.1. Xây dựng nguồn nhân lực

a) Củng cố lực lượng thu gom tại nguồn

- Tổ chức, sắp xếp lực lượng thu gom rác tại đơn vị về thời gian thu gom, phương tiện thu gom;

- Mối lớp cứ 2 học sinh thu gom và tập kết rác thải đúng nơi quy định.

b) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh người lao động tham gia quản lý môi trường tại đơn vị;

- Tăng cường trao đổi, hợp tác và học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn về triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn để rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp phù hợp cho việc triển khai Chương trình tại trường.

- Tích hợp lồng ghép trong tiết học GDHN-TN, HĐGDNGLL

- Tuyên truyền trong giờ ra chơi sau tiết học thứ 2 (Phát thanh của Đội TNTP)

2.2. Xây dựng cơ chế chính sách

- Kiến nghị Sở Giáo dục ban hành quy định, cơ chế chính sách hỗ trợ;

- Ban hành quy định quản lý rác thải sinh hoạt trong phạm vị trường học;

- Có chính sách an sinh xã hội cho lực lượng trực tiếp thu gom rác khi tham gia theo quy định.

2.3. Tổ chức tuyên truyền vận động

a) Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về phân loại rác thải tại nguồn, các văn bản chỉ đạo, chủ trương, kế hoạch tổng thể triển khai chương trình phân loại rác thải tại nguồn;

- Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, GV-CNV, người lao động, phụ huynh và học sinh về thực hiện phân loại rác thải tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn minh đô thị;

- Xây dựng các nội dung tuyên truyền, giáo dục về môi trường phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các khối lớp;

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ khối, cá nhân, học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.

b) Hình thức thực hiện

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung: trên cổng thông tin điện tử của trường;

- Tuyên truyền thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp...;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hành động với nhận thức của từng lứa tuổi tại các khối lớp;

- Tổ chức thi đua tại lớp làm kế hoạch tiết kiệm cho lớp trong việc thu gom rác thải sinh hoạt tại trường.

3. Tổ chức phân loại, thu gom rác thải sau phân loại

3.1 Phân loại chất thải

- Rác thải sinh hoạt được phân loại thành 03 loại, gồm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (hay còn gọi là phế liệu); chất thải còn lại;

- Bố trí thêm các thùng rác tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, GV-CNV, người lao động, phụ huynh và học sinh bỏ rác phân loại theo quy định.

3.2 Thiết bị lưu chứa

- Túi chứa chất thải hữu cơ: Sử dụng các màu sáng để chứa chất thải hữu cơ như màu trắng, màu xanh. Khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện môi trường;

- Túi chứa chất thải còn lại, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Không quy định màu sắc túi chứa chất thải còn lại;

- Thùng chứa chất thải: Thùng chứa chất thải được dán nhãn bên ngoài phía trên và thân thùng rác để phân biệt nhóm chất thải phân loại.

3.3 Phương tiện thu gom tại nguồn

Trong năm 2018 giữ nguyên hiện trạng các trang thiết bị để thu gom chất thải. Khi sử dụng phương tiện thô sơ để thu gom chất thải hữu cơ thì gắn nhãn chất thải có dòng chữ “CHẤT THẢI HỮU CƠ” ở hai bên thành phương tiện. Ngược lại, khi sử dụng để thu gom chất thải còn lại thì gắn nhãn chất thải có chữ “CHẤT THẢI CÒN LẠI” ở hai bên thành phương tiện.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cho các GV-CNV, học sinh của nhà trường;

- Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc phân loại rác thải sinh hoạt tại trường;

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 02 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải còn lại.

2. Đoàn thanh niên + Đội TNTP

- Triển khai kế hoạch thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ;

- Tổ chức treo băng rôn, phát tờ bướm tuyên truyền về Chương trình phân loại rác tại nguồn;

- Đề xuất khen thưởng các lớp, học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và phê bình các lớp, học sinh không thực hiện tốt.

3. Nhân viên phụ trách Y tế

- Thường xuyên kiểm tra việc thu gom rác tại đơn vị trường học;

- Tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ, GV-CNV, người lao động, phụ huynh, học sinh và người dân cách phân loại rác thải tại nguồn đúng quy định.

4. Các tổ chuyên môn

- Tổ trưởng xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn của tổ mình phụ trách;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các bài học trên lớp;

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 02 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải còn lại.

5. Giáo viên chủ nhiệm lớp

- Phân công cụ thể thành viên phụ trách, việc thu gom và tập kế rác đến nơi quy định từng buổi học;

- Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, đốn đốc các em thực hiện phân loại rác tại lớp và dãy hành lang lớp học;

- Tuyên truyền vận động phụ huỳnh và học phân loại rác tại nhà.

6. Giáo viên bộ môn

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các bài học trên lớp;

- Chịu trách nhiệm nhắc nhở việc thực hiện về sinh môi trường trong phòng học và dãy hành lang phòng học.

Trên đây là Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của Trường THCS........................ năm học 20...-20... và nhưng năm tiếp theo đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và các bộ phân có liên quan triển khai và tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (báo cáo);

- Giáo viên trường (thực hiện);

- Lưu VT.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

6. Kế hoạch Thực hiện Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu và phân loại rác thải

UBND QUẬN...........

TRƯỜNG TIỂU HỌC..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số ... /KH-TH...

..............., ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu

và phân loại rác thải của trường Tiểu học........................ năm học 20...- 20...




Căn cứ Chỉ thị số .../CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày ................... về việc "Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa";

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tại Quyết định số .........../QĐ-BGDĐT ngày....................về việc phê duyệt Đề án "Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 20...- 20..."; Chương trình phối hợp số 01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT ngày 08/5/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và Bộ GDĐT về công tác bảo vệ môi trường giữa 02 Bộ giai đoạn 2019-2025;

Căn cứ Kế hoạch số nhà Trường về việc "Triển khai thực hiện chương trình "Quản lý, phân loại rác, phòng chống rác thải nhựa và túi ni lông trên địa bàn................... đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2025";

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trường Tiểu học........................xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu và phân loại rác thải của nhà trường năm 20..., cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chương trình được tổ chức thực hiện tại trường Tiểu học ....................... nhằm quán triệt việc phân loại rác tại nhà trường theo Kế hoạch của nhà trường.

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường về tình trạng ô nhiễm rác thải, tác hại của rác thải đối với con người và môi trường làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể nhằm giáo dục học sinh giảm thiểu và phân loại rác. Đưa ra sáng kiến về giảm thiểu và phân loại rác thải tại tại trường TH.............................

2. Yêu cầu

- Mỗi học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực đến gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn, góp phần đạt được mục tiêu chung .

- Giảm thiểu việc sử dụng chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy, phân loại, thu gom rác thải tại nguồn trong nhà trường.

3. Thời gian thực hiện: Từ .../.../20... đến .../.../20...

4. Địa điểm

- Thực hiện tại trường Tiểu học...............................

II. NỘI DUNG

1. Kịch bản chương trình hành động của trường

1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai "Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu và phân loại rác thải năm học 20...- 20..."

1.2. Xây dựng Tổ nòng cốt thực hiện kế hoạch

- Trường xây dựng tổ thực hiện gồm :

+ Đ/c ............................. – Phó Hiệu trưởng

+ Đ/c ............................... – TPT

+ Đ/c ................................ – TTCM tổ 1

+ Đ/c .................................... – TTCM tổ 2

+ Đ/c ................................. – TTCM tổ 3

+ Đ/c ................................. – TTCM tổ 4

+ Đ/c ............................... – TTCM tổ 5

+ Đ/c ................................ –Tổ trưởng tổ văn phòng

1.3. Thống kê số liệu rác thải ban đầu

- Xác định số liệu rác thải ban đầu: Rác tái chế (nhựa, kim loại, giấy), rác còn lại.

- Sử dụng số liệu để tuyên truyền rộng rãi trong trường, tổ chức thi đua giữa các lớp để ghi nhận sự thay đổi và tham gia của các lớp học.

- Thời gian thực hiện: Trong vòng suốt năm học và được triển khai trong toàn trường.

1.4. Phân loại và thu gom rác thải

- Các lớp tổ chức phân loại rác thải thành 02 loại: Rác tái chế (giấy, nhựa, kim loại) và rác còn lại.

- Mỗi lớp tự trang bị 02 vật dụng chứa các loại rác: giấy, nhựa (các vật liệu khác HS đưa vào thùng rác chung ở đầu hành lang các tầng). Vật liệu, kích thước, hình dáng các vật dụng chứa rác do các lớp tự sáng tạo và thực hiện. Khuyến khích sử dụng các nguyên liệu tái chế.

- Mỗi lớp học phân công học sinh phụ trách hàng ngày đưa rác tới địa điểm tập kết rác của nhà trường ( 02 thùng rác đặt ở vị trí góc sảnh nhà B phía bên đối diện cầu thang). Lưu ý HS để giấy và vật liệu nhựa đúng thùng phân loại.

- Thời gian và cách thức thu gom:

+ Hình thức thu gom: Thu trực tiếp tại trường

+ Tần suất: 01 tuần/lần

+ Thời gian: 8 giờ sáng thứ................

+ Địa điểm: Trường TH .................................................

Lưu ý: Đối với rác thải điện tử (pin, đồ điện tử hỏng…), yêu cầu các lớp phân loại riêng rác thải điện tử (nhà trường sẽ tập hợp và chuyển đến nơi thu riêng biệt)

1.5. Tổ chức, phát động kế hoạch

- Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, đoàn viên, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh trong nhà trường

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh về tác hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người; thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.

+ Tuyên truyền thông qua các bảng điện tử, áp phích, băng rôn, bảng tin, cổng thông tin điện tử. Lồng ghép thông qua các hoạt động giảng dạy các tiết học như Địa lí, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Tự nhiên và Khoa học. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm , sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao …có lồng ghép các nội dung tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy vào các nội dung truyền thông và giáo dục về bảo vệ môi trường tại nhà trường .

- Tổ chức các cuộc thi như viết về khẩu hiệu tuyên truyền, thơ, bài vẽ, vẽ tranh, làm phim hoạt hình, sáng tạo, sáng chế các mô hình giảm thiểu, giúp thu gom, phân loại rác thải hoặc các sản phẩm tái chế từ rác thải…

- Hướng dẫn giáo viên và học sinh trong trường thực hiện ghi chép "Nhật ký giảm thiểu túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần". Khuyến khích ghi chép trong 07 ngày.

- Nhà trường có kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của đơn vị.

+ Không sử dụng sử dụng nước uống đóng chai (có thể tích 330ml-500ml) trong công sở và khi tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyển sang sử dụng các bình nước thể tích lớn (>20 lít), hoặc tự đun nấu, sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu thân thiện môi trường.

+ Không sử dụng ly nhựa, ống hút nhựa,… sử dụng một lần trong tất cả các hoạt động hằng ngày của đơn vị và tại các hội nghị, hội thảo, cuộc họp.

- Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong đơn vị gắn với tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đưa vào quy chế hoạt động.

- Tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh mang theo túi khi mua sắm, hạn chế dùng túi ni lông, bao bì đựng hàng hóa.

- Đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn; có giải pháp hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong các hoạt động của nhà trường

- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các hoạt động tổng vệ sinh trường lớp, khuôn viên nhà trường, thu gom rác tồn đọng tại các khu vực trong và ngoài nhà trường đảm bảo an toàn, vệ sinh, xanh, sạch, đẹp.

1.6. Các sản phẩm sáng tạo

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch, các sản phẩm do học sinh, các tổ tự sáng tạo theo các hình thức sau:

- Các sản phẩm về hoạt động truyền thông.

- Các sản phẩm về giải pháp.

- Các sản phẩm về mô hình.

- Các sản phẩm khác…

- Các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí tận dụng nguyên liệu tái chế, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tái tạo.

- Thời gian đăng ký sản phẩm sáng tạo của các tổ: Ngày .../.../20...

2. Sự kiện tổng kết "Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu và phân loại rác thải năm 20..."

2.1. Cấp trường

- Mỗi lớp tham gia dự thi tối thiểu 02 sản phẩm và tối đa 03 sản phẩm sáng tạo theo các hình thức nêu trên, nhà trường sẽ tổ chức chấm vào ngày............................. tại phòng HĐSP. Sản phẩm yêu cầu có bản thuyết minh: tên sản phẩm; tác giả; giới thiệu các nguyên vật liệu sử dụng tạo ra sản phẩm; công dụng của sản phẩm (lưu ý sản phẩm phải được làm từ các nguyên liệu tái chế). Sản phẩm có thể là đồ chơi, đồ dùng dạy học, các mô hình sáng tạo áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, các mô hình mang ý nghĩa truyền thông,….

- Ban giám khảo sẽ lựa chọn những sản phẩm có tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường để trao giải vào ngày tổng kết chương trình (..............................).

- Chuẩn bị cho lễ tổng kết:

+ Mỗi tổ sẽ có 01 bàn trưng bày sáng kiến, sản phẩm tái chế. Yêu cầu có trang trí và bản thuyết minh giới thiệu các sản phẩm của khối.

+ Ban giám khảo đánh giá, chấm điểm phần trưng bày sản phẩm của các tổ, trao quà và khen thưởng cho các tổ có thành tích xuất sắc.

+ Tham quan các bàn trưng bày sản phẩm của các tổ.

2.2. Cấp Huyện

+ Trường sẽ có ít nhất 01 sản phẩm trưng bày dự thi tại buổi tổng kết cấp huyện.

+ Phân công giáo viên thuyết minh về sản phẩm tham gia dự thi.

+ Bố trí thời gian cho các tổ chuyên môn tham quan trưng bày triển lãm cấp huyện và tham quan các gian hàng thân thiện môi trường của các tổ chức

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban giám hiệu

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả, thiết thực; kiểm tra, rà soát việc thực hiện kế hoạch; sơ kết, tổng kết, biểu dương các cá nhân thực hiện tốt kế hoạch tại đơn vị.

2. Tổng phụ trách

- Tổ chức truyền thông cho học sinh toàn trường vào thứ .............................................

- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt dưới cờ, …có lồng ghép các nội dung tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy vào các nội dung truyền thông và giáo dục về bảo vệ môi trường tại nhà trường .

- Phát động các cuộc thi như viết về khẩu hiệu tuyên truyền, thơ, bài vẽ, vẽ tranh, làm phim hoạt hình, sáng tạo, sáng chế các mô hình giảm thiểu, giúp thu gom, phân loại rác thải hoặc các sản phẩm tái chế từ rác thải…

- Tổ chức Lễ tổng kết cấp trường: Thứ hai................................................

3. Tổ nòng cốt thực hiện kế hoạch

- Tuyên truyền, thúc đẩy, triển khai kế hoạch.

- Chuẩn bị các sản phẩm tham dự triển lãm và tham gia dự thi, trưng bày theo tổ trong buổi tổng kết "Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu và phân loại rác thải năm 2023" cấp trường, cấp quận.

4. Giáo viên

- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh trong lớp thực hiện ghi chép "Nhật ký giảm thiểu túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần". Khuyến khích ghi chép trong 07 ngày.

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy vào các nội dung truyền thông và giáo dục về bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giảng dạy các tiết học như Địa lí, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Tự nhiên và Khoa học. Tổ chức các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao …

- Hướng dẫn, động viên học sinh tham gia các cuộc thi như viết về khẩu hiệu tuyên truyền, thơ, bài vẽ, vẽ tranh, làm phim hoạt hình, sáng tạo, sáng chế các mô hình giảm thiểu, giúp thu gom, phân loại rác thải hoặc các sản phẩm tái chế từ rác thải…

5. Tổ văn phòng

- Xác định số lượng rác thải ban đầu trong toàn trường: Rác tái chế (nhựa, kim loại, giấy), rác còn lại theo phụ lục 01, từ ngày .../.../20... đến ngày .../.../20...

- Nhân viên lao công hướng dẫn học sinh để các loại rác tái chế gọn gàng vào điểm tập kết rác của nhà trường, hỗ trợ công tác thu gom tại các lớp học sinh khối 1.

- Kịp thời cung cấp các văn bản chỉ đạo tới cán bộ giáo viên qua hòm thư chung của trường.

6. Ban truyền thông

- Đưa lên website của nhà trường tất cả văn bản chỉ đạo theo Kế hoạch số ....../KH-TNMT-GDĐT ngày................. của Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Kế hoạch thực hiện Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu và phân loại rác thải của các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn .......................... năm 20... ; Các sản phẩm do học sinh, nhà trường tự sáng tạo; Viết các bài đưa tin và biểu dương GV- HS thực hiện tốt nhiệm vụ…

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình trường học tiên phong giảm thiểu và phân loại rác thải của trường Tiểu học .................... năm học 20...- 20..., Ban giám hiệu đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả, báo cáo đúng tiến độ quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo về BGH để được giải quyết.

Nơi nhận:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo; (để báo cáo)

- Hiệu trưởng; (để báo cáo)

- Tổ CM, tổ VP; (để thực hiện)

- Lưu: VT.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

7. Bài tuyên truyền kêu gọi phân loại rác, bảo vệ môi trường (2 bài)

7.1. Bài tuyên truyền kêu gọi phân loại rác, chất thải (Mẫu 1)

Bài tuyên truyền kêu gọi phân loại rác, bảo vệ môi trường
Bài tuyên truyền kêu gọi phân loại rác, bảo vệ môi trường

7.2. Mẫu bài tuyên truyền bảo vệ môi trường (Mẫu 2)

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tác hại của việc sử lý rác thải không hợp vệ sinh và biện pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách.

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp cấp bác để bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa, với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.

I- TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ LÝ RÁC KHÔNG HỢP VỆ SINH.

Đối với các loại rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề đường, ao, hồ, bờ đồng, thu gom còn bỏ lẫn lộn, chưa biết cách phân loại rác thải. Đây thực sự là một áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường và cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ cộng đồng.

Tuy nhiên, việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan công cộng và tác hại xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, sinh vật và chất lượng môi trường, gây khó khăn cho việc thu gom rác thải tập trung.

1. Tác hại của việc đốt rác thải không có sự phân loại

- Thói quen của người dân nông thôn là đổ đống và đốt rác thải ngay tại gia đình, đốt tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon….Khi đốt thủ công (nhiệt độ thấp), các vật liệu này cháy không triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, Hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen, dioxin, furin là những chất rất độc hại.

- Đốt rác theo phương pháp thủ công không có sự phân loại trong khu dân cư, các chất độc hại phát sinh sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây khó thở, viêm đường hô hấp,...

Chính vì vậy việc thu gom sử lý rác thải tập trung là rất cần thiết.

2. Tác hại của việc đổ rác thải bừa bãi

- Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ, đồng ruộng....đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn, việc này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ra nhiều tác hại cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người,...chẳng hạn như:

+ Khí thải sinh ra từ các đống rác sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, gây mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe con người.

+ Nước rỉ từ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá... sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các chất loại thực phẩm này.

+ Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.

Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức xóa bỏ thói quen đổ rác thải bừa bãi ra môi trường.

II- PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

1. Phân loại rác tại nguồn

1.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn

Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:

- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên, sinh ra mùi hôi, thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn bị hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây,....

- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế:

+ Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy móc,...), các loại nhựa....

+ Rác không tái chế là phần thải bỏ: đồ gốm sứ, thủy tinh, vỏ trứng, đồ da, đồ cao su,.

1.2. Vì sao phải phân loại rác tại nguồn

- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế tự chế biến;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

2. Phương pháp thu gom rác

2.1. Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy:

Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).

2.2. Thu gom rác khó phân hủy:

- Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.

- Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyển đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định. Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon ….

Tại khu dân cư, mỗi hộ gia đình nên và cần có 2 túi, thùng đựng rác thải để phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình nhằm thuận tiện cho việc xử lý, thu gom, không đem rác vứt bừa bãi ra nơi công cộng và không bỏ lẫn lộn các loại rác với nhau.

Trong nhà trường, mỗi HS cần có ý thức và trách nhiệm tự phân loại và bỏ rác thải đúng vào các thùng rác được đặt ở mỗi khu nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Có thể nói, việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường. Nếu các gia đình, mỗi người dân, mỗi HS chúng ta luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn.

Hãy hành động vì một tương lai trong lành hơn và tất cả là vì một tương lai không còn ô nhiễm.

Trên đây là một số Mẫu Kế hoạch Triển khai phân loại rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường năm học 2023-2024 Hoatieu.vn sưu tầm được. Mời bạn đọc đón đọc các thông tin hữu ích khác tại mục Biểu mẫu - Giáo dục Đào tạo nhé.

Đánh giá bài viết
1 819
0 Bình luận
Sắp xếp theo